Nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản và lưu giữ những giá trị văn hóa – lịch sử của người Chăm Việt Nam

Chủ nhiệm dự án
PGS.TS. Trương Văn Món
Tổ chức chủ trì
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

“Nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản và lưu giữ những giá trị văn hóa – lịch sử của người Chăm Việt Nam” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì. Dự án sẽ tiến hành nghiên cứu, bổ sung tài liệu văn hóa – lịch sử Champa trên nền tảng bản thảo sẵn có và sản phẩm cuối cùng của dự án sẽ xuất bản 03 bộ sách bao gồm 11 tập: Bộ 1: Văn hóa Champa (4 tập); Bộ 2: Nghề thủ công truyền thống Champa (3 tập); Bộ 3: Văn học Champa – Tiếp cận qua văn bản học (4 tập). Dự án sẽ thực hiện trong thời gian 3 năm (2022-2025).

Công trình có lượng tích lũy và lưu trữ tài liệu đồ sộ (so với một cá nhân/nhà nghiên cứu riêng lẻ), không chỉ để bảo tồn, phổ biến di sản văn hóa Champa mà còn đặt nền móng quan trọng để hướng tới đích cuối cùng là hoàn thành bộ sách Bách khoa toàn thư về văn hóa – lịch sử Champa. Đây là kết quả lao động khoa học miệt mài trong suốt thời gian gần 30 năm nghiên cứu (1992-2022) của tác giả PGS.TS. Trương Văn Món (Sakaya).

Những điểm nổi bật của dự án này là tác giả có cách tiếp cận theo hướng nghiên cứu mới, nghiên cứu văn hóa – lịch sử Champa theo vùng. Vì thế bộ sách sẽ trình bày những vấn đề cụ thể về văn hóa – lịch sử Champa ở từng vùng, từ phía Bắc (Huế – Đà Nẵng – Bình Định – Nha Trang) đến vùng phía Nam Champa (Ninh Thuận – Bình Thuận) và cuối cùng là vùng Chăm Islam ở Nam Bộ ngày nay. Ngoài những kiến thức cơ bản về Champa đã được các tác giả công bố trước đây ở trong và ngoài nước, dự án/bộ sách còn đưa ra nhiều tài liệu, khiến giải mới được rút ra từ những tài liệu quý giá như tài liệu văn bia đang lưu giữ ở các di tích miền Trung; tài liệu văn bản chữ Chăm (bằng giấy, lá buông) đang lưu ở các làng Chăm; những tài liệu hoàng gia Champa đang lưu giữ ở Pháp; đặc biệt là những tài liệu mà tác giả thu thập qua những chuyến điền dã tại vùng Chăm ở Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới. Bộ sách sẽ hóa giải những vấn đề còn phức tạp, lộn xộn của nền văn hóa – lịch sử Champa trở thành những vấn đề đơn giản, có hệ thống để quý độc giả dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ.

Chủ nhiệm dự án
PGS.TS. Trương Văn Món
Tổ chức chủ trì
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Tags

Tiến độ dự kiến
01/01/2023
31/12/2023
Giai đoạn 1

– Điền dã, khảo sát các di tích đền tháp, lễ hội, phong tục tập quán ở miền Trung và Nam Bộ để sưu tầm bổ sung tài liệu cho bộ sách – 4 tập;
– Biên tập hoàn chỉnh bản thảo bộ sách;
– Làm thủ tục xin giấy cấp phép xuất bản, in ấn bộ sách;
– Lễ ra mắt bộ sách “Văn hóa Chăm/Champa” (4 tập);
– Báo cáo, thanh toán kinh phí, đề xuất.

31/12/2024
Giai đoạn 2

– Điền dã, sưu tầm bổ sung tài liệu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, TP HCM;
– Biên tập, hoàn chỉnh bản thảo bộ sách;
– Làm thủ tục xin giấy cấp phép xuất bản, in ấn bộ sách;
– Lễ ra mắt bộ sách “Nghề thủ công truyền thống Chăm/Champa” (3 tập);
– Báo cáo, thanh toán kinh phí, đề xuất.

31/12/2025
Giai đoạn 3

– Điền dã, sưu tầm bổ sung tài liệu Văn học Chăm/Champa tại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (gặp các nghệ nhân kiểm tra bản phiên âm và dịch thuật);
– Biên tập, hoàn chỉnh bản thảo bộ sách;
– Làm thủ tục, xin giấy phép xuất bản, in ấn bộ sách;
– Lễ ra mắt bộ sách “Văn học Chăm/Champa” (4 tập);
– Báo cáo, thanh toán kinh phí, đề xuất;
– Tổng kết dự án.

Tags