VINIF.2020.DA09 – Fi-Mi: Hệ thống di động quan trắc và dự đoán chất lượng không khí ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chủ nhiệm dự án
TS. Nguyễn Phi Lê
Tổ chức chủ trì
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Mục tiêu: Dự án này đề xuất, thiết kế, đánh giá, thử nghiệm hệ thống quan trắc và dự báo chất lượng không khí di động Fi-Mi. Fi-Mi là một hệ thống quan trắc dựa trên các thiết bị nhỏ gọn đặt trên các xe buýt, và sử dụng trí tuệ nhân tạo dự báo chất lượng không khí trong tương lai, cũng như chất lượng không khí ở các vùng không được quan sát bởi thiết bị đo.

Để tối ưu hoá hoạt động của Fi-Mi, dự án đề xuất kiến trúc gồm ba tầng: tầng cảm biến, tầng thông tin, và tầng ứng dụng. Tầng cảm biến bao gồm các thiết bị quan trắc tự chế tạo chứa các mô-đun cảm biến chất lượng không khí. Bằng việc cài đặt các thiết bị quan trắc trên các xe buýt di động, Fi-Mi có khả năng theo dõi một vùng không gian rộng chỉ với một số lượng nhỏ thiết bị. Tầng thông tin đảm nhận việc truyền các thông tin cảm biến từ các thiết bị đo về hệ thống máy chủ trung tâm. Tầng ứng dụng bao gồm hệ thống máy chủ có nhiệm vụ lưu trữ thông tin, xử lý dữ liệu nhằm dự đoán chất lượng không khí. Dự án tập trung vào hai hướng nghiên cứu chính: Nâng cao độ chính xác của việc quan trắc và dự báo các chỉ số chất lượng không khí, nâng cao hiệu quả việc truyền tin.

Ảnh hưởng: Dự án này có ảnh hưởng lớn ở nhiều khía cạnh, bao gồm lý thuyết, thực tiễn và giáo dục. Dự án sẽ thúc đẩy các nghiên cứu lý thuyết liên quan và đạt được nhiều kết quả có tầm ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực như: tối ưu hoá, học sâu, định vị độ chính xác cao, hiệu chỉnh dữ liệu, truyền tin hiệu quả. Về mặt thực tiễn, dự án sẽ xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng không khí di động trên toàn thành phố Hà Nội. Dự án cũng sẽ cung cấp thư viện các API về xử lý dữ liệu chất lượng không khí, nhằm giúp các bên thứ ba có thể phân tích và dự đoán chất lượng không khí của họ. Dự án xây dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu mở về chỉ số chất lượng không khí của thành phố Hà Nội thu thập được từ hệ thống. Cơ sở dữ liệu mở sẽ giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận thông tin đầy đủ về chất lượng không khí ở Hà Nội, thúc đẩy các nghiên cứu liên quan. Về mặt giáo dục, dự án sẽ góp phần đào tạo một số nghiên cứu sinh và thạc sỹ.

Chủ nhiệm dự án
TS. Nguyễn Phi Lê
Tổ chức chủ trì
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tags

Tiến độ dự kiến
01/10/2020
31/05/2021
Giai đoạn 1

– 01 bản thiết kế
– 01 thiết bị mẫu
– 30 thiết bị
– 02 bài báo tại hội nghị rank A hoặc tạp chí Q1

31/01/2022
Giai đoạn 2

– 01 hệ quan trắc di động đang trong quá trình triển khai
– 02 bài báo tại hội nghị rank A hoặc tạp chí Q1
– 01 workshop
– 01 bằng độc quyền sáng chế nộp tại Việt Nam, đã nhận được thông báo chấp thuận đơn đăng ký sáng chế từ cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

30/09/2022
Giai đoạn 3

– 02 bài báo tại hội nghị rank A hoặc tạp chí Q1
– 01 trang web
– 01 ứng dụng cho điện thoại thông minh
– 01 thư viện API
– 01 cơ sở dữ liệu mở
– Các kết quả thảo luận chung
– 01 bằng độc quyền sáng chế nộp tại Nhật Bản, đã được công khai tại cục sở hữu trí tuệ Nhật Bản