VINIF.2019.DA04 – Công nghệ in 3D trên nền tảng máy học sâu

Chủ nhiệm dự án
GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng
Tổ chức chủ trì
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM

Công nghệ in ấn 3D hay hiểu rộng hơn là công nghệ sản xuất đắp dần, là một chuỗi đóng gói kết hợp các công đoạn khác nhau từ thiết kế, mô phỏng, thử nghiệm, sản xuất và cuối cùng là kiểm định để tạo ra một thực thể ba chiều hoàn thiện. Trong một thập kỷ vừa qua, công nghệ in 3D đã có những bước phát triển đột phá trong các lĩnh vực sản xuất có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là ngành hàng không, y tế và công nghiệp ô tô. Những ứng dụng của in 3D vào những ngành công nghiệp này được đánh giá với tiềm năng tăng từ 6 tỷ đô la trong năm 2016 đến 26 tỷ đô la trong năm 2022. Mặc dù đang trở thành một trong những mũi nhọn hàng đầu của cách mạng công nghiệp 4.0, vẫn còn khá nhiều trở ngại mang tính cấp thiết với công nghệ in 3D như giá thành cao, sản lượng thấp, thiếu những phương pháp kiểm định hiệu quả cũng như đội ngũ kỹ sư lành nghề. Những trở ngại này có thể trở thành những cơ hội cho Việt Nam vượt lên tham gia vào lĩnh vực công nghiệp đầy tiềm năng này.

Mục tiêu của dự án:

Mục tiêu chính của dự án là phát triển một nền tảng thiết kế điện tử phục vụ trong công nghệ in 3D dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ tối ưu hóa nhiều vật liệu, nhiều phân lớp sản phẩm in 3D, phương pháp máy học sâu thông qua bộ dữ liệu kết hợp thu được từ quá trình thiết kế, mô phỏng tối ưu hóa và kiểm định trong quá trình in 3D. Mục tiêu cụ thể của dự án nhằm năng cao: (a) hiệu suất quá trình thiết đa tính năng, đa lớp, đa vật liệu trong công nghệ in 3D; (b) khả năng phát hiện những lỗi và kiểm định chất lượng sớm các sản phẩm in 3D; (c) công nghệ tối ưu hóa thiết kế kết cấu cho vật liệu in 3D.

Tầm ảnh hưởng:

Công nghệ in 3D, một trong những chân kiềng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cho các công ty ở mọi quy mô cũng như các cá nhân, những phương tiện để thiết kế tối ưu và sản xuất hàng loạt sản phẩm với giá thành hợp lý, thuận tiện, nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu cụ thể. Công cụ này đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ vai trò của các nhà máy truyền thống. Công nghệ in 3D sẽ có thể in ra những sản phẩm dùng trong gia đình, từ các loại đồ điện gia dụng đến giày dép. Hàng ngàn ngành công nghiệp – từ xe hơi (xe hơi đầu tiên được sản xuất từ công nghệ in 3D đã ra đời) và không gian vũ trụ đến công nghiệp da giầy và nữ trang – đã ứng dụng công nghệ 3D để tạo ra các sản phẩm, vật thể bằng cách bồi đắp (hay in 3D) liên tục các lớp chất liệu. Dự án này kỳ vọng mang lại điểm nhấn đầu tiên cho ngành công nghiệp in 3D ở Việt Nam.

Chủ nhiệm dự án
GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng
Tổ chức chủ trì
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM

Tags

Tiến độ dự kiến
01/09/2019
31/07/2020
Giai đoạn 1

– 05 Bài báo quốc tế Q1
– 01 Mô hình mẫu sản phẩm in 3D
– Cơ sở dữ liệu in 3D
– Nộp 01 hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ (soạn thảo nội dung và gửi đơn đăng ký

30/06/2021
Giai đoạn 2

– 05 Bài báo quốc tế Q1;
– 01 Mô hình mẫu sản phẩm in 3D; và 50% Hoàn thiện cơ sở dữ liệu in 3D;
– Nộp 01 hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ (Bản chỉnh sửa sau phản biện)
– 01 dự thảo chương trình và học liệu đào tạo

30/08/2022
Giai đoạn 3

– 01 Sản phẩm thử nghiệm chương trình máy học phục vụ in 3D
– 01 hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ (nhận kết quả phản hồi và cải tiến nội dung)
– 01 chương trình ứng dụng tối ưu hóa kết hợp công nghệ máy học phục vụ sản phẩm in 3D
– 01 chấp nhận đơn đăng ký bằng độc quyền giải pháp hữu ích tại Mỹ
– 01 chương trình và học liệu đào tạo hoàn chỉnh

Thông tin nổi bật

Đã thương mại hóa sản phẩm máy in 3D

Website: https://ht3dprint.com/