Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup trợ lực hơn 400 nhà khoa học

(Báo Tuoitre.vn) VinIF đã tài trợ 83 dự án, trợ lực hơn 400 nhà khoa học, trao gần 800 học bổng, kết nối gần 200 tổ chức, đơn vị.

Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup trợ lực hơn 400 nhà khoa học - Ảnh 1.
VinIF hướng đến mục tiêu xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, làm chủ công nghệ lõi, xây dựng văn hóa nghiên cứu và phát triển các cộng đồng nghiên cứu khoa học. Ảnh: B.C

Đây là những con số thành tựu mà Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) vừa thống kê và cho biết đã bền bỉ trợ lực cho các nhà khoa học chỉ sau 3 năm đi vào hoạt động.

“Với khát vọng đổi mới văn hóa làm khoa học, chúng tôi đã và đang âm thầm xây dựng một hệ sinh thái gắn kết, cùng chung tay cho mục tiêu phát triển khoa học – công nghệ nước nhà”, đại diện đơn vị này nhấn mạnh.

Tạo ổ cho “phượng hoàng”

Là 1 trong 158 nhà khoa học trẻ đầu tiên được nhận học bổng Thạc sĩ của VinIF năm 2019, Thạc sĩ Phan Kế Sơn, Viện Khoa học vật liệu, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết đây là sự động viên rất lớn.

“Đối với tôi, học bổng này có ý nghĩa cả về vật chất và tinh thần. Hiện tôi đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ đạt điểm xuất sắc, có một công bố trên tạp chí Q1 và một công bố tại hội thảo quốc tế. Tôi cũng may mắn là một trong hai nhà khoa học trẻ đại diện cho Viện tham gia dự hội nghị khoa học thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu 2021 tổ chức tại Singapore”, anh Sơn chia sẻ.

Không chỉ thạc sỹ Sơn, trong những năm qua đã có hơn 780 nhà khoa học nhận được các học bổng từ VinIF. Với mục tiêu xây dựng văn hóa nghiên cứu và phát triển các cộng đồng nghiên cứu khoa học, từ khi thành lập, đơn vị này đã liên tục cho ra đời các chương trình tài trợ mới mẻ, phù hợp với thực tiễn, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho những “phượng hoàng” chắp cánh.

Cụ thể, trong năm đầu tiên, đơn vị này đã ra mắt hai chương trình, gồm tài trợ các dự án KHCN và tài trợ học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước. Sang năm thứ hai, đơn vị này tài trợ và hợp tác thêm với các trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu Việt Nam để xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ, chủ yếu ở lĩnh vực khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo.

Đồng thời, nhằm thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức KHCN đến với đại chúng, liên tục hai chương trình hợp tác, tài trợ sự kiện – hội thảo; cùng Khóa học ngắn hạn và Giáo sư thỉnh giảng được VinIF triển khai mới.

Cũng theo đại diện đơn vị này, năm 2021, VinIF là một trong những Quỹ đầu tiên tại Việt Nam tiên phong tài trợ Học bổng Nghiên cứu Sau tiến sĩ (30 suất học bổng với mức 30 triệu đồng/tháng), thu hút nhiều tiến sĩ trẻ đã bảo vệ ở nước ngoài.

Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup trợ lực hơn 400 nhà khoa học - Ảnh 2.
Chương trình Tài trợ Dự án Khoa học – Công nghệ ghi nhận những con số nổi bật trong 3 năm triển khai. Ảnh: B.C

“Không dừng ở đó, từ năm 2019 đến nay, chúng tôi cũng hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu để hỗ trợ các bạn trẻ thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu “thai nghén” ngay trên ghế nhà trường. GS. Lê Quân, giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, VinIF góp sức cùng các trường đại học thực hiện nhiệm vụ ươm tạo thế hệ nhà khoa học kế cận, đáp ứng đòi hỏi của môi trường làm việc quốc tế chuyên nghiệp”, đại diện đơn vị này nhấn mạnh.

Theo GS.Vũ Hà Văn – Giám đốc Khoa học VinBigData và VinIF (Tập đoàn Vingroup), đích đến cuối cùng của nghiên cứu khoa học phải là tạo ra được những nhà khoa học có tư duy lành mạnh và tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Những sản phẩm ứng dụng có ý nghĩa thực tế, giúp nâng cao tầm hiểu biết và chất lượng cuộc sống của người Việt và khẳng định tầm vóc trí tuệ Việt trên trường quốc tế. Muốn làm được như vậy, nhà khoa học không thể đứng độc lập một mình, mà cần sự chung tay của cả cộng đồng nghiên cứu và doanh nghiệp tư nhân. Những nỗ lực dài hạn của VinIF trong việc hỗ trợ nguồn lực phát triển dự án khoa học – công nghệ là nhằm mục tiêu đó”, GS.Vũ Hà Văn cho hay.

Tiên phong tài trợ “không trói buộc”

Chọn cho mình một hướng đi riêng, có thể nói VinIF không dàn trải mà tập trung đầu tư mũi nhọn. Theo các chuyên gia, đơn vị này lựa chọn các nhóm mạnh về nghiên cứu, có tính đột phá, hàm lượng khoa học cao trên các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y dược, kinh tế và giáo dục nhằm tạo ra các sản phẩm ứng dụng thực tiễn hướng đến cộng đồng.

Đại diện đơn vị này cho biết cũng cam kết tài trợ mà không có bất kỳ “trói buộc”, các bản quyền phát minh, sáng chế của các dự án đều thuộc về chủ nhiệm cũng như cơ quan chủ trì của dự án đó. “Song song, chúng tôi cũng tiên phong “tháo gỡ” những nút thắt về cơ chế tài chính cũng như hành chính, nhằm giảm thiểu lượng giấy tờ quy chế, giúp các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu”, vị này nói.

Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup trợ lực hơn 400 nhà khoa học - Ảnh 3.
Chương trình Học bổng Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước năm nay đã đạt được không ít cột mốc ấn tượng, khẳng định sức hút, uy tín và tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đối với cộng đồng khoa học – công nghệ Việt Nam. Ảnh: B.C

Theo PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương, giám đốc điều hành VinIF, tại Việt Nam, chưa có nhiều doanh nghiệp có Quỹ học bổng và tài trợ nghiên cứu ngoài doanh nghiệp với quy mô lớn. “Sự ra đời của VinIF được xem là cuộc cách mạng khi tiên phong tài trợ phi lợi nhuận cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học”, bà Dương nhấn mạnh.

Các chuyên gia cũng cho rằng trước đây tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ giữa nhà nước và doanh nghiệp là 70 – 30 (tức là 70% đầu tư đến từ ngân sách nhà nước) thì hiện nay đã tiến tới tỷ lệ 50 – 50. Theo xu thế của thế giới, Việt Nam sẽ hướng đến tỷ lệ 30 – 70. Điều này cho thấy sự quan tâm và đầu tư của doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn Vingroup dành cho lĩnh vực khoa học công nghệ có ý nghĩa rất to lớn.

Bài viết trên Báo Tuoitre.vn

Tags:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Có thể bạn quan tâm

Bài giảng đại chúng của GS. Vũ Hà Văn: Lý thuyết nhiễu loạn của các ma trận hạng thấp

GS. Vũ Hà Văn trình bày Bài giảng đại chúng “Lý thuyết nhiễu loạn của các

Hội thảo quốc tế về “Hệ SIR: Từ lý thuyết đến ứng dụng”

Hội thảo quốc tế về “Hệ SIR: Từ lý thuyết đến ứng dụng” diễn ra từ