Vấn đề thách thức cần giải quyết: Thực tế đang diễn ra tại các quốc gia trên toàn thế giới trong thời gian cách ly phòng chống dịch Covid-19 cho thấy các ứng dụng họp trực tuyến như Zoom, Microsoft Team, Skype … đã phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy các nền tảng này chưa tạo được cảm giác tương tác thực sự và hiệu quả giữa các thành viên tham dự, đặc biệt là trong việc đồng thiết kế sản phẩm hay thực hiện thực hành thí nghiệm đối với các lớp học và lớp thí nghiệm trực tuyến. Vì vậy, một hệ thống immersive VR hỗ trợ hội nghị trực tuyến là cần thiết để khắc phục được nhược điểm của các hệ thống hiện tại. Với hệ thống VR người tham dự sẽ hoàn toàn được hòa vào môi trường ảo, tương tác với các người dùng khác thuận tiện như trong môi trường vật lý.
Mục tiêu dự án
- Phát triển kiến trúc và các cơ chế cho hệ thống thực tế ảo (Virtual Reality) cho phép truyền tải luồng video 360 độ trực tiếp từ máy chủ đến người dùng với độ trễ thấp và có thể điều chỉnh linh hoạt.
- Xây dựng mô hình QoE tổng thể cho video 360 độ từ tập dữ liệu người dùng Việt Nam.
- Phát triển một mô hình thử nghiệm cho các ứng dụng Lớp học ảo/Phòng thí nghiệm ảo để đánh giá các giải pháp QoS/QoE được đề xuất.
Tác động xã hội
- Các giải pháp của dự án có thể được sử dụng cho các bài giảng và thực hành tại Trường Đại học VinUni và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Các nghiên cứu về mảng VR trong nước sẽ góp phần giúp Việt Nam có đủ các điều kiện cần thiết để gia nhập vào ngành công nghiệp nhiều tỉ đô VR/AR trong tương lai.