VINIF.2019.DA14 – Nghiên cứu phát triển giá trị chẩn đoán một số rối loạn tâm thần sử dụng hệ thống quang phổ cận hồng ngoại (functional near-infrared spectroscopy – fNIRS) cầm tay

project manager image
Chủ nhiệm dự án
PGS. TS. Trần Xuân Bách
Tổ chức chủ trì
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội

Mặc dù các rối loạn tâm thần là một trong những gánh nặng bệnh tật lớn của người Việt Nam, đến nay, việc phát hiện sớm, theo dõi tiến triển và đánh giá hiệu quả điều trị còn nhiều hạn chế. Các phương pháp tiếp cận trong chẩn đoán lâm sàng các rối loạn tâm thần dựa trên các triệu chứng, rối loạn thực thể và các trắc nghiệm do bệnh nhân khai báo, trong nhiều tình huống chưa phân tách và xác định chính xác đặc điểm bệnh lý. Đối với các phương pháp hình ảnh cấu trúc phổ biến hiện nay như chụp cắt lớp điện toán (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) thì không đủ để xác định những bất thường tiềm ẩn góp phần gây ra rối loạn chức năng, chi phí thực hiện quá cao so với thu nhập của người Việt Nam, và chỉ thực hiện được ở các bệnh viện trung tâm do đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Mô hình chẩn đoán dựa trên hệ thống trí tuệ nhân tạo sử dụng thiết bị fNIRS mở ra cơ hội chẩn đoán rối loạn tâm thần trên diện rộng, bao phủ các khu vực khó khăn (vùng sâu vùng xa) và có thể thực hiện như một phần của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trên cơ sở đó, mục tiêu của dự án này bao gồm (1) kiểm định và hiệu chỉnh tính giá trị mô hình chẩn đoán một số rối loạn tâm thần ở người Việt Nam dựa trên số liệu so sánh việc sử dụng thiết bị fNIRS di động với các trắc nghiệm tâm lý và chẩn đoán lâm sàng của bác sỹ chuyên khoa, (2) xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về hành vi và các chỉ số lâm sàng về sức khỏe tâm thần của người Việt và (3) góp phần hỗ trợ Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có phương pháp và dữ liệu thực nghiệm tiên tiến ở châu Á về dự báo các rối nhiễu tâm thần. Nghiên cứu theo dõi dọc, đánh giá định kỳ người bệnh, có đối chứng trên quy mô lớn được tiến hành tại Hà Nội. Ứng dụng của kết quả nghiên cứu này sẽ mở ra những cơ hội tiến hành các thăm dò, sàng lọc, theo dõi điều trị tại nhà, dựa vào cộng đồng, mở rộng được đến các vùng khó khăn, góp phần thúc đẩy sức khỏe tâm thần của người Việt Nam.

project manager image
Chủ nhiệm dự án
PGS. TS. Trần Xuân Bách
Tổ chức chủ trì
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội

Tags

Tiến độ dự kiến
03/09/2019
01/01/2020
GIAI ĐOẠN 1 (05 THÁNG)

Sản phẩm giai đoạn 1:

  • 01 thiết bị fNIRS cầm tay đã được chuyển giao và tập huấn sử dụng;
  • Thuyết trình bảo vệ trước Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh;
  • Nghiên cứu thí điểm trên 20 đối tượng.
01/01/2021
GIAI ĐOẠN 2 (12 THÁNG)

Sản phẩm giai đoạn 2:

  • 02 bài báo Q1;
02/09/2021
GIAI ĐOẠN 3 (08 THÁNG)

– 04 bài Q1