Trong hai ngày 26 27/7/2023, tại Trung tâm hội nghị Almaz, Hà Nội, VINIF đã tổ chức Hội thảo “Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup – Dấu ấn 5 năm hoạt động” để nhìn lại hành trình đồng hành cùng các nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội của Việt Nam trong suốt 5 năm qua, cũng để nhìn rõ hơn con đường đi của VINIF trong những năm tới.
Trong 5 năm đó, VINIF trao đi gần 800 tỷ đồng để triển khai 7 chương trình tài trợ và trợ lực cho hơn 2.500 nhà khoa học, nghiên cứu viên trẻ. Trong đó bao gồm hơn 100 dự án khoa học công nghệ, trên 1.200 suất học bổng thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ, 6 đề án hợp tác đào tạo thạc sĩ, hàng chục dự án và sự kiện văn hóa lịch sử, đồng thời tổ chức, tài trợ cho hơn 130 hội thảo và bài giảng đại chúng có tầm ảnh hưởng sâu rộng.
Tại hội thảo, VINIF đã trao gần 30 chứng nhận cho các dự án khoa học công nghệ nghiệm thu thành công, trong đó nhiều công trình đạt được các kết quả xuất sắc về mặt công bố quốc tế, sở hữu trí tuệ, sản xuất thực nghiệm và thương mại hóa sản phẩm.
Hội thảo cũng là cơ hội để VINIF tri ân Hội đồng khoa học – những người cầm cân nảy mực cho các chương trình tài trợ và VINIF Alumni – Câu lạc bộ kết nối những ứng viên nhận học bổng của Quỹ.
Đặc biệt, 2 phiên Tọa đàm trong Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các Học viện, Viện Hàn lâm, Viện nghiên cứu, Trường đại học, Quỹ khoa học công nghệ đã mang lại nhiều kiến thức, góc nhìn, góp ý và định hướng cho sự phát triển của VinIF nói riêng và nền khoa học công nghệ Việt Nam nói chung:
• Tọa đàm 1: “Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và hướng tới thương mại hóa các sản phẩm KHCN” với sự tham dự của:
+ PGS. Vũ Hải Quân, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Hội đồng đại học, Giám đốc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh,
+ GS. Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
+ TS. Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam,
+ TS. Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Thái, Chủ tịch HĐQL Quỹ BK Fund,
+ GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học Quỹ VINIF và GS Đại học Yale, Hoa Kỳ,
+ PGS. Phan Thị Hà Dương, Giám đốc điều hành Quỹ VINIF và PGS Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

• Tọa đàm 2: “Cơ hội, thách thức và giải pháp trong nghiên cứu và đào tạo KHCN” với sự tham dự của:
+ PGS. Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội,
+ PGS. Đỗ Ngọc Mỹ, Hiệu trưởng trường Đại học Quy Nhơn
+ PGS. Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,
+ PGS. Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc.
+ PGS. Phan Thị Hà Dương, Giám đốc điều hành Quỹ VINIF và PGS Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hội thảo có sự tham dự của hơn 300 đại biểu, khách mời, bao gồm lãnh đạo các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế, tài chính cùng các nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các học viên, nghiên cứu sinh, các tiến sĩ trẻ.
Hội thảo nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội với hàng chục nghìn lượt xem trực tuyến và tiếp cận, hàng trăm lượt chia sẻ, hơn 50 đơn vị báo chí, truyền hình viết bài, đưa tin. Hãy cùng VINIF nhìn lại một số khoảnh khắc đáng nhớ của sự kiện thông qua những hình ảnh dưới đây.
Tìm hiểu thêm về sự kiện trên thông qua một số phóng sự và bài viết nổi bật trên truyền hình, báo chí:
Đài phát thanh & Truyền hình Hà Nội:
– Thúc đẩy nghiên cứu hướng tới thương mại hoá sản phẩm KHCN: https://hanoionline.vn/thuc-day-nghien-cuu-huong-toi…
– VINIF đồng hành cùng nhà khoa học: https://hanoionline.vn/vinif-dong-hanh-cung-nha-khoa-hoc…
• Báo Nhân dân: https://nhandan.vn/de-khong-lang-phi-chat-xam-tu-cac…
• Báo VnExpress: https://vnexpress.net/vinif-trao-gan-800-ty-dong-phat…
• Báo VnExpress: https://vnexpress.net/ngoi-mot-cho-kho-mong-san-pham…
• Báo Dân trí: https://dantri.com.vn/…/800-ty-dong-duoc-tai-tro-de…
• Báo Vietnamnet: https://vietnamnet.vn/vinif-5-nam-no-luc-thuc-day-nghien…
• Báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/gan-800-ti-dong-tai-tro-phi-loi-nhuan…
• Báo Người Lao động: https://thitruong.nld.com.vn/…/vinif-hanh-trinh-5-nam…
• Báo Khoa học & Phát triển: https://khoahocphattrien.vn/…/20230727094136486p1c882.htm
• Báo Hà Nội mới: https://hanoimoi.vn/quy-vinif-tai-tro-gan-800-ty-dong-cho…
• Báo Le Courrier du Vietnam: https://lecourrier.vn/vingroup-soutient-2500…/1184973.html
• Báo VOV: https://vov.gov.vn/gan-800-ty-dong-duoc-tai-tro-phat…
• Báo CafeF: https://cafef.vn/giao-su-vu-ha-van-nghien-cuu-khoa-hoc…
Sáng 25/4/2023, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973 – 27/1/2023), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Ban Liên lạc cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự – Trại Davis, Hội Những người bạn di sản Việt Nam (FVH) và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) tổ chức Tọa đàm “Thi hành Hiệp định Paris – Câu chuyện của những nhân chứng lịch sử Trại Davis”.

Được sự chia sẻ của 50 nhân chứng lịch sử, buổi tọa đàm làm sống lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của 50 năm về trước và hoạt động thực thi Hiệp định Paris của các thành viên Ban Liên hợp quân sự trong trại Davis, đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ những giá trị truyền thống và lịch sử. Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Trung Kiên, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III và Quỹ VINIF trong việc tổ chức các chương trình nhằm lưu giữ, phát huy giá trị của những tài liệu lưu trữ quốc gia, thiết thực phục vụ cho quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo một số bộ ngành, thu hút hơn 150 người tham dự trực tiếp và được 15 đơn vị báo chí đưa tin về sự kiện.
Tìm hiểu thêm về sự kiện:
Đài Hà Nội: https://hanoionline.vn/toa-dam-ve-hiep-dinh-paris-qua…
Báo Hà Nội mới: http://hanoimoi.com.vn/…/toa-dam-thi-hanh-hiep-dinh…
Báo Tuổi trẻ Thủ đô: https://phapluat.tuoitrethudo.com.vn/chuyen-ke-cua-nhung…
Báo Quân đội Nhân dân: https://www.qdnd.vn/…/toa-dam-ve-hiep-dinh-paris-qua…
Tin tức TTXVN: https://baotintuc.vn/…/thi-hanh-hiep-dinh-paris-cau…
Tạp chí Thanh niên Việt: https://thanhnienviet.vn/…/toa-dam-thi-hanh-hiep-dinh…/
🌸Nhân dịp năm mới Quý Mão 2023, Quỹ VINIF xin gửi đến các bạn lời cảm ơn chân thành vì đã đồng hành cùng Quỹ trong những năm vừa qua. Kính chúc các bạn năm mới nhiều niềm vui sáng tạo và hạnh phúc trong cuộc sống !
🌍Sau 04 năm triển khai, Quỹ VINIF đã tài trợ 110 dự án khoa học công nghệ và văn hóa lịch sử, cấp 1.150 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ, hợp tác 06 đề án đào tạo thạc sĩ liên kết, đồng tổ chức/tài trợ 130 hội thảo quốc tế/bài giảng đại chúng với tổng giá trị tài trợ hơn 750 tỷ đồng, lan tỏa kiến thức khoa học tới hàng triệu người tiếp cận, góp phần tạo động lực để các nhà khoa học trẻ được phát huy năng lực bản thân và cống hiến cho đất nước.
🌟Năm 2023, VINIF tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác và tài trợ như các năm trước. Đặc biệt có một số chương trình mới như sau cần lưu ý:
Bài giảng đại chúng và bài giảng chuyên đề:
- Các trường đại học, viện nghiên cứu đề xuất (đồng) tổ chức chuỗi bài giảng đại chúng (diễn giả uy tín trong nước và quốc tế). Kinh phí theo định mức tổ chức sự kiện.
- Các khoa, nhóm nghiên cứu đề xuất chuỗi bài giảng chuyên đề cho sinh viên và học viên. Một chuỗi bài giảng bao gồm từ 5 – 10 bài giảng với mức kinh phí từ 5 – 10 triệu đồng/buổi.
Học bổng dành cho sinh viên: Nhằm hỗ trợ các trường đại học nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo cho một số ngành trọng yếu, lần đầu tiên VINIF xét chọn:
- 04 đề án do trường đại học đề xuất để phát triển một ngành quan trọng của trường.
- Mỗi năm, mỗi đề án có 50 học bổng. Mỗi học bổng trị giá 60 triệu VNĐ/năm.
👉Lịch cụ thể về các chương trình hợp tác và tài trợ năm 2023 của Quỹ VINIF như sau:
1️⃣DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu Khoa học Công nghệ của các trường đại học, viện nghiên cứu (tổ chức chủ trì) và các nhà khoa học Việt Nam có phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại, kết quả xuất sắc và tầm ảnh hưởng quốc tế.
🔹Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.
2️⃣HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Tổ chức các hội thảo có uy tín trong nước và quốc tế, do Quỹ VINIF chủ trì hoặc tài trợ, phối hợp với các trường đại học và các viện nghiên cứu.
🔹Các đợt xét duyệt: 03 đợt
• Đợt xét thứ 1: các hồ sơ nộp trước ngày 01/03/2023.
• Đợt xét thứ 2: các hồ sơ nộp trước ngày 01/06/2023.
• Đợt xét thứ 3: các hồ sơ nộp trước ngày 01/09/2023.
3️⃣BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG VÀ GIÁO SƯ THỈNH GIẢNG
▪Phối hợp với các đơn vị khoa học uy tín tổ chức các (chuỗi) bài giảng đại chúng.
▪Tài trợ cho một số chương trình đào tạo để tổ chức các chuỗi bài giảng chuyên đề.
🔹Hạn nộp hồ sơ: ít nhất 60 ngày trước ngày tổ chức.
4️⃣HỌC BỔNG SINH VIÊN
🔹 Mỗi đề án do 01 trường đại học đề xuất để nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo của một ngành chọn lọc, kéo dài trong 03 năm. Mỗi năm, mỗi đề án có 50 học bổng. Mỗi học bổng trị giá 60 triệu/năm.
🔹 Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.
5️⃣HỌC BỔNG THẠC SĨ, TIẾN SĨ TRONG NƯỚC
🔹Tài trợ học bổng thạc sĩ (120 triệu/năm), tiến sĩ (150 triệu/năm) trong 6 tháng hoặc 12 tháng.
🔹Hạn nộp hồ sơ:
▪Học bổng Thạc sĩ: từ ngày 01/06/2023 đến 30/06/2023.
▪Học bổng Tiến sĩ: từ ngày 02/05/2023 đến 25/05/2023.
6️⃣HỌC BỔNG SAU TIẾN SĨ TRONG NƯỚC
Tài trợ cho các tiến sĩ từ các trường đại học uy tín ở nước ngoài hoặc trong nước để làm việc toàn thời gian tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu ở Việt Nam với mức tài trợ 360 triệu/năm.
🔹Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.
7️⃣LƯU GIỮ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ
Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các sự kiện hoặc dự án bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.
🔹Hạn nộp hồ sơ sự kiện: ít nhất 30 ngày trước ngày tổ chức.
🔹Hạn nộp hồ sơ dự án: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.

📌Thông tin chi tiết về hồ sơ đăng ký, biểu mẫu của các chương trình, vui lòng xem tại www.vinif.org.
✉Mọi câu hỏi thắc mắc về các chương trình, vui lòng liên hệ:
Email: info@vinif.org
Webiste: www.vinif.org
Facebook: https://www.facebook.com/vinif.org
(Báo Vietnamnet) “Khoa học công nghệ mà không có văn hóa lịch sử giống như la bàn không có hướng. Đây đều là những công cụ quan trọng để giải quyết thách thức của ngày hôm nay và ngày mai về phát triển bền vững”.
Đây là chia sẻ của bà Sophie Maysonnave, Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chia sẻ trong sự kiện công bố 24 dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa Lịch sử nhận tài trợ từ Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) năm 2022, diễn ra cuối tháng 10 vừa qua.

Mở đường cho nghiên cứu ứng dụng thực tiễn
TS. Nguyễn Phi Lê từ Nhật Bản về Việt Nam năm 2019, đúng thời điểm ô nhiễm không khí tại Hà Nội ở mức cao. Với chuyên môn về khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, cô nung nấu ý tưởng ứng dụng công nghệ cao vào quan trắc và dự báo chất lượng không khí. Nghĩ là làm, nữ tiến sĩ và các cộng sự bắt tay vào nghiên cứu hệ thống quan trắc không khí di động Fi-Mi.
Chỉ trong thời gian ngắn, ý tưởng của cô đã trở thành hiện thực với 30 thiết bị quan trắc di động được chế tạo thành công. Đây là tốc độ hiếm thấy với các dự án Khoa học Công nghệ hiện nay, khi kinh phí và thủ tục hành chính vẫn là rào cản lớn.

Với kích thước chỉ 10cm mỗi chiều, Fi-Mi được đặt trên các phương tiện giao thông như xe buýt để thu thập thông tin chất lượng không khí. Dữ liệu được nhóm nghiên cứu sử dụng AI phân tích và đưa ra dự đoán chất lượng không khí theo thời gian thực. Với dữ liệu này, các nhà nghiên cứu còn có thể dự đoán chất lượng không khí ở những vùng không có thiết bị quan trắc.
“Nếu không có sự hỗ trợ tài chính của Quỹ VINIF, chúng tôi không thể mang những nghiên cứu cơ bản ứng dụng vào thực tế”, TS. Lê tiết lộ.
Dự án của TS. Nguyễn Phi Lê là một trong số những dự án điển hình nhận được tài trợ của Quỹ VINIF năm 2020. Đây cũng là 1 trong số 12 dự án đã hoàn thành xuất sắc được lựa chọn để công bố kết quả tại buổi lễ tổng kết do VINIF tổ chức.
Thành công của các dự án là mục tiêu của VINIF – chắp cánh cho các nhà khoa học Việt và mở đường để những tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến sớm đi vào thực tiễn, góp phần giải quyết những bài toán cấp bách của xã hội.
Thúc đẩy sự phát triển của khoa học Việt
Không chỉ tiếp sức cho các dự án Khoa học Công nghệ, VINIF còn đồng hành cùng các nghiên cứu về Văn hóa Lịch sử. Sau hai năm triển khai, qua ba vòng đánh giá xét chọn của hội đồng chuyên gia uy tín gồm GS. Lê Văn Lan, nhà thơ Vũ Quần Phương, GS.TS Lê Hồng Lý, GS.TS Bùi Quang Thanh…, VINIF đã tài trợ 7 dự án và 14 sự kiện văn hóa lịch sử.
Theo GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học quỹ VINIF, mục tiêu của quỹ là góp phần xây dựng thế hệ các nhà khoa học sáng tạo, hội nhập, đồng thời kiến tạo môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp ngay trong nước. Vì thế, kể từ năm 2019 đến nay, VINIF đã không ngừng đổi mới các chương trình để phù hợp với thực tiễn nghiên cứu.

Dẫn chứng từ dự án “Chuông và minh chuông chùa Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đời Lê” của GS. Đinh Khắc Thuận với mục tiêu sưu tập bằng chứng trên những minh văn của 100 quả chuông đồng cổ suốt 10 thế kỷ từ thời Bắc thuộc đến đời Lê, GS.Vũ Hà Văn cho biết VINIF mong muốn đồng hành với những nhà nghiên cứu đang đau đáu phục dựng những “mảnh vỡ quá khứ”, từ đó mở ra góc nhìn mới, sâu sắc hơn về lịch sử và văn hóa đầy rực rỡ của dân tộc.
Sau 4 năm triển khai, 83 dự án khoa học công nghệ do VINIF tài trợ đã đạt được những thành tựu thực chất với 6 dự án được thương mại hóa, trong đó có những dự án đạt doanh thu triệu đô. Với tư duy tài trợ đột phá, VINIF kỳ vọng góp phần gắn kết mạng lưới các nhà khoa học và nhà văn hóa, không chỉ mang lại các sản phẩm hữu ích cho cộng đồng mà còn góp phần bảo tồn và giữ gìn văn hóa Việt.
Thế Định
Bài viết trên Báo Vietnamnet
Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VINIF) chính thức công bố danh sách 19 dự án Khoa học Công nghệ và 05 dự án Văn hóa Lịch sử được nhận tài trợ năm 2022. Sự kiện cũng đã điểm lại những cột mốc đáng nhớ của VINIF trên chặng đường đồng hành cùng các nhà khoa học Việt.
GS.TS. Đinh Khắc Thuân – Trường Đại học Phương Đông, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang – Viện Tim mạch Việt Nam và TS. Nguyễn Phi Lê – Đại học Bách Khoa Hà Nội đã có những bài trình bày về các dự án Văn hóa Lịch sử và Khoa học Công nghệ. Sự kiện cũng vinh dự được đón nhận 02 bài giảng đại chúng về Giải Nobel Y Sinh và Nobel Vật lý năm 2022. Trong chương trình ca nhạc, tác phẩm Trống cơm của Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đã được trình tấu và cũng là lần đầu tiên nhạc sĩ sẽ đệm đàn piano để ca sĩ Phạm Thu Hà hát bài Trăng chiều.
Sự kiện đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đơn vị báo chí truyền thông. Hãy cùng điểm qua một số bài viết về sự kiện:
- VTV1: https://www.facebook.com/watch/?v=522059276062800
- Báo Le Courrier du Vietnam: https://lecourrier.vn/le-vinif-parraine-24…/1077433.html
- Vietnamnet: https://vietnamnet.vn/vingroup-tai-tro-gan-90-ty-dong-cho-24-du-an-khoa-hoc-2073785.html
- Vietnam News: https://vietnamnews.vn/society/1348510/vinif-to-fund-over-3-6-million-for-sci-tech-culture-projects.html
- Báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/vingroup-tai-tro-gan-90-ti-dong-cho-24-du-an-kh-cn-va-van-hoa-lich-su-1851514223.htm
- Báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/vingroup-tai-tro-24-du-an-khoa-hoc-cong-nghe-va-van-hoa-lich-su-nam-2022-20221024142318745.htm
- Báo Dân trí: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/vingroup-tai-tro-gan-90-ty-dong-cho-24-du-an-20221025195326108.htm
- Báo Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/quy-doi-moi-sang-tao-vingroup-cong-bo-tai-tro-cac-du-an-khoa-hoc-cong-nghe-va-van-hoa-lich-su-nam-2022-179221025164038524.htm
- Bản tin Khoa học Công nghệ (VAST): https://facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02nxREEWBnZmxRk1y7JmXBV6sVZtYGXqwc3C4491T1qtqrFmoj5xQRoJJn5SiS8JeAl&id=100012767372298
- #VINIF#KHCN#VHLS#VinBigdata#VINIF01#VINIF09#Duan#KhoahocCongnghe#VanhoaLichsu
(Báo Tia sáng) Qua bốn năm triển khai, lần đầu tiên Quỹ VINIF mở rộng tài trợ các dự án Văn hóa Lịch sử sau thời gian đầu chỉ tài trợ các dự án Khoa học Công nghệ.

Cách đây gần 2 năm, trong một buổi hội thảo nhỏ, PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương – Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) – đã chia sẻ từ năm 2021, Quỹ dự định triển khai chương trình tài trợ các dự án và hội thảo về văn hóa, lịch sử. Để chuẩn bị cho chương trình này, Quỹ VINIF đã tổ chức buổi hội thảo như một dịp “để các nhà khoa học, nhà văn hóa, nghệ sỹ cùng tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi: Làm thế nào để bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử và phát huy văn hóa đọc”, PGS. Hà Dương chia sẻ. Ngay trong năm đó, Quỹ đã mở mới chương trình Lưu giữ các giá trị Văn hóa Lịch sử năm 2021 và tài trợ cho một số dự án văn hóa như “Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng” (Viện Dân tộc học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì), “Kiều tầm nguyên hay Truyện Kiều trong di cảo Hoàng Xuân Hãn” (Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam chủ trì)…
Mới đây, ngày 25/10, tại “Lễ công bố & sơ kết các dự án KH&CN và Văn hóa Lịch sử”, trong gần 90 tỷ đồng tài trợ cho các dự án nghiên cứu khoa học, VINIF đã công bố 5 dự án Văn hóa – Lịch sử và 9 sự kiện mà quỹ lần đầu tài trợ, thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như dự án “Bảo tồn nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Dao ở Việt Nam” do Phân hiệu Đại học Thái Nguyên ở tỉnh Lào Cai thực hiện, “Chuông và minh chuông chùa Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đời Lê (thế kỷ VIII đến thế kỷ XVIII)” do Đại học Phương Đông thực hiện. Nhìn lại những thay đổi sau gần hai năm từ khi Quỹ bắt đầu tiết lộ dự định tài trợ cho các chương trình văn hoá – lịch sử cho đến bây giờ, PGS. Phan Thị Hà Dương cho rằng, đây là một buổi lễ đặc biệt, “không chỉ vì mấy năm qua, chúng ta không thể tổ chức một lễ công bố với đầy đủ các chủ nhiệm dự án, các hiệu trưởng, viện trưởng của các đơn vị chủ trì, mà quan trọng hơn, đây là lần đầu tiên chúng tôi được đón chào các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử, các văn nghệ sĩ tham gia chương trình Lưu giữ các giá trị Văn hóa lịch sử”.
Trong đợt mở quỹ này, VINIF vẫn lựa chọn các đề tài KH&CN để tài trợ: từ 150 hồ sơ, thuộc 15 lĩnh vực như Y sinh, Y dược, Vật lý, Vật liệu, Môi trường, Công nghệ thông tin…, các hội đồng xét duyệt 19 dự án, trong đó đáng chú ý như “Thiết kế, tổng hợp và đánh giá tác dụng sinh học của các dẫn chất tetrazol đa chức năng mới hướng dùng điều trị bệnh Alzheimer” do Trường Đại học Dược Hà Nội chủ trì, “Nghiên cứu phát triển hệ thống tự động hoá quy trình trưởng thành noãn trong ống nghiệm tăng cường trên chip” do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) chủ trì v.v. Đại diện VINIF cho biết, tất cả các dự án nhận tài trợ đều đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí họ đề ra, bao gồm: mức độ cần thiết của đề tài; năng lực nghiên cứu của tác giả; cơ sở vật chất của đơn vị thực hiện; tính sáng tạo, ý nghĩa khoa học; tác động tới kinh tế – xã hội; tính thuyết phục của mục tiêu cũng như giá trị của sản phẩm, dịch vụ.

do trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) chủ trì.
Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, VINIF sẽ đồng hành cùng đội ngũ nghiên cứu trong việc tiếp cận nguồn lực khoa học, kết nối với mạng lưới chuyên gia tư vấn và truy cập cơ sở dữ liệu lớn từ hệ sinh thái Vingroup. Đặc biệt, một số dự án khoa học định hướng ứng dụng cũng sẽ được VINIF tư vấn đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế và giới thiệu nguồn đầu tư để tiếp tục triển khai vào các sản phẩm, giải pháp thực tiễn.
Cũng tại buổi lễ, VINIF đã tiến hành sơ kết các dự án được nhận tài trợ trong ba năm qua. Đến nay, VINIF đã đồng hành cùng 102 dự án KH&CN với tổng kinh phí tài trợ lên đến 530 tỷ đồng. Về Văn hóa – Lịch sử, sau hai năm triển khai, VINIF cũng hỗ trợ gần 8 tỷ đồng để phát triển 8 dự án và 11 sự kiện. Những dự án trên bước đầu đã cho thấy hiệu quả thực tiễn với các sản phẩm đa dạng từ hệ thống, thiết bị, phần mềm, cơ sở dữ liệu đến công bố khoa học và bằng sở hữu trí tuệ trong nước cũng như quốc tế. Từ quá trình tài trợ này, Quỹ ghi nhận được 430 công bố khoa học tại các tạp chí Q1 và hội thảo quốc tế uy tín 160 sản phẩm dạng phần mềm, cơ sở dữ liệu; 100 sản phẩm dạng máy móc, thiết bị; 100 sản phẩm dạng quy trình công nghệ; 60 nghiên cứu được chấp nhận và cấp bằng sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế, đặc biệt có dự án được thương mại hóa với doanh thu hàng chục tỷ. “Với tên gọi Đổi mới sáng tạo, chính bản thân Quỹ cũng không ngừng sáng tạo, trong thời gian qua, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, chúng tôi đã mở mới chương trình Lưu giữ các giá trị Văn hóa Lịch sử năm 2021. Trong hai năm, Quỹ đã tiếp nhận 51 đơn đăng ký tài trợ dự án, trong đó có 07 dự án và 13 sự kiện được tài trợ, phối hợp với 34 đơn vị tổ chức như các đại sứ quán, viện nghiên cứu, trường đại học, cục lưu trữ, bảo tàng, nghệ sĩ…”, PGS. TSKH Phan Thị Hà Dương nói.
Dù vậy, chị cũng nhấn mạnh VINIF không chạy theo những con số định lượng hay thành tích hình thức. “Việc xét chọn dựa một phần lớn vào năng lực của nhóm nghiên cứu, hơn là vào số lượng chẳng hạn bài báo mà họ cam kết. Vì với kinh nghiệm làm khoa học và quản lý trong nước và tại các đại học quốc tế, chúng tôi hiểu giá trị của một dự án là ở chất lượng công việc, ở những vấn đề mà dự án giải quyết, ở hàm lượng khoa học hay ý nghĩa ứng dụng của kết quả. Với quan niệm đó, các công trình là hệ quả tất yếu của kết quả nghiên cứu chứ không phải là đích đến”.
Bài viết trên Báo Tia sáng
(Báo Việt Nam News) The total of 24 science, technology, and cultural history projects receiving research grants from VINIF have high practical value and are carefully selected by a panel of Vietnamese and international experts.

speaks at the event. Photo courtesy of the organiser
HÀ NỘI — Vingroup Innovation Foundation (VINIF) announced on Tuesday it would provide nearly VNĐ90 billion (US$3.6 million) to 19 science and technology projects and five culture and history projects with practical value, potentially contributing to the country’s long-term development.
The total 24 science, technology, and cultural history projects receiving research grants from VINIF have high practical value and are carefully selected by a panel of Vietnamese and international experts.
Specifically, 19 science and technology projects were selected by the council from 150 applications in 15 fields such as biomedical, medical and pharmaceutical, physics, materials, environment, and information technology.
All funded projects adhere to the VINIF’s five criteria, which include the topic’s level of necessity, the author’s research capacity, the implementing unit’s physical facilities, creativity, scientific significance, socioeconomic impacts, the target’s persuasiveness, and the scientific-technological value of products and services.
VINIF takes part in sponsoring five initiatives and nine events in the realm of culture and history, covering topics like ethnology and cultural heritage, cultural beliefs, music, history, and fine arts.
VINIF will also accompany the research teams in accessing scientific resources, connecting with a network of consultants, and accessing a large database from the Vingroup ecosystem. In particular, VINIF will consult with several application-oriented scientific initiatives for patent protection and introduce funding opportunities to help them continue to evolve into useful goods and solutions.
At the event, Professor Vũ Hà Văn, Scientific Director of VINIF and VinBigdata, said: “The goal of VINIF is to contribute to building a generation of innovative and integrated scientists and create a professional research environment for the country.”
“Therefore, since 2019, VINIF has been constantly innovating and perfecting programmes and funding methods to match the reality of research and meet the world’s highest scientific standards. Because of this, in the past two years, besides science and technology, VINIF has also gradually become a companion with the culture-history research community, encouraging holistic development and advancing Vietnamese values in the global context,” he added.
Sophie Maysonnave, Counselor for Cooperation and Cultural Activities at the French Embassy in Việt Nam, stressed the significance of promoting science, technology, and historical culture, which will aid in the development of the country’s culture and economy. These grants have also facilitated interactions between researchers and cultural specialists from France and Việt Nam.
Vingroup is implementing the programme on a non-profit basis in order to generate momentum for positive and comprehensive changes in research culture, scientific environment, and community life. VNS
Bài viết trên Báo Việt Nam News
(Báo Khoa học & Phát triển) Ngày 25/10, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VINIF) công bố tài trợ gần 90 tỷ đồng cho 19 dự án khoa học – công nghệ và 5 dự án văn hóa – lịch sử trong năm 2022.

Ảnh: THT
24 dự án được xét chọn bởi Hội đồng chuyên gia Việt Nam và quốc tế. Trong đó, 19 dự án khoa học – công nghệ được Hội đồng xét chọn từ 150 hồ sơ, thuộc 15 lĩnh vực như Y sinh, Y dược, Vật lý, Vật liệu, Môi trường, Công nghệ thông tin… – thông cáo báo chí của VINIF cho biết.
Tất cả các dự án nhận tài trợ đều đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí của VINIF: mức độ cần thiết của đề tài; năng lực nghiên cứu của tác giả; cơ sở vật chất của đơn vị thực hiện; tính sáng tạo, ý nghĩa khoa học; tác động tới kinh tế – xã hội; tính thuyết phục của mục tiêu cũng như giá trị khoa học – công nghệ của sản phẩm, dịch vụ.
Trong lĩnh vực văn hóa – lịch sử, VINIF tài trợ cho 5 dự án và 9 sự kiện thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như Dân tộc học và Di sản văn hóa; Văn hóa tín ngưỡng; Âm nhạc; Lịch sử và Mỹ thuật. Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như: “Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng” (Viện Dân tộc học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì), “Kiều tầm nguyên hay Truyện Kiều trong di cảo Hoàng Xuân Hãn” (Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam chủ trì)…
Bên cạnh hỗ trợ tài chính, VINIF sẽ đồng hành cùng đội ngũ nghiên cứu trong việc tiếp cận nguồn lực khoa học, kết nối với mạng lưới chuyên gia tư vấn và truy cập cơ sở dữ liệu lớn từ hệ sinh thái Vingroup. Đặc biệt, một số dự án khoa học định hướng ứng dụng sẽ được VINIF tư vấn đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế và giới thiệu nguồn đầu tư để tiếp tục triển khai vào các sản phẩm, giải pháp thực tiễn.

và văn hóa – lịch sử năm 2022 của Quỹ VINIF, Hà Nội, 25/10/2022. Ảnh: THT
Kể từ khi ra mắt vào năm 2019, “VINIF đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện các chương trình, cách thức tài trợ để phù hợp với thực tế nghiên cứu, cũng như đáp ứng những chuẩn mực khoa học cao nhất của thế giới,” GS Vũ Hà Văn – Giám đốc Khoa học VINIF và VinBigdata, phát biểu tại sự kiện.
Theo website của VINIF, đến nay, quỹ này đã tài trợ cho 102 dự án khoa học – công nghệ với tổng kinh phí 530 tỷ đồng. 430 bài báo khoa học đã được chấp thuận hoặc xuất bản trên các tạp chí Q1 và hội thảo hàng đầu thế giới; 60 nghiên cứu đã được chấp nhận và cấp bằng sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế; 400 sản phẩm, gồm dạng thiết bị, máy móc, phần mềm máy tính, quy trình công nghệ, cơ sở dữ liệu, sách chuyên khảo, được thiết kế và ra đời từ các dự án nhận tài trợ của VINIF.
Bên cạnh đó, từ năm ngoái, VINIF bắt đầu đồng hành cùng cộng đồng nghiên cứu văn hóa – lịch sử để góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện và đưa các giá trị Việt ra trường quốc tế – GS Vũ Hà Văn cho biết. Và sau hai năm triển khai, VINIF đã hỗ trợ gần 8 tỷ đồng cho 8 dự án và 11 sự kiện.
Trong khuôn khổ lễ công bố tài trợ năm nay, VINIF còn tổ chức 2 bài giảng đại chúng nhằm phân tích và lý giải các công trình khoa học đằng sau các giải Nobel Y sinh và Vật lý năm 2022 với phần trình bày của GS.TS Nông Văn Hải, Viện nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; và PGS.TS Trần Xuân Trường, Học viện Kỹ thuật Quân sự.
T.T (Theo TCBC)
Bài viết trên Báo Khoa học & Phát triển
(Báo Vietnamnet.vn) Ngày 25/10/2022, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VINIF) công bố tài trợ gần 90 tỷ đồng cho 19 dự án Khoa học Công nghệ và 5 dự án Văn hóa – Lịch sử có giá trị thực tiễn, có tiềm năng đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.
24 dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa – Lịch sử nhận tài trợ nghiên cứu từ VINIF đều có giá trị thực tiễn cao và xét chọn cẩn trọng bởi Hội đồng chuyên gia Việt Nam và quốc tế.
Trong đó, 19 dự án Khoa học Công nghệ được hội đồng xét chọn từ 150 hồ sơ, thuộc 15 lĩnh vực như Y sinh, Y dược, Vật lý, Vật liệu, Môi trường, Công nghệ thông tin… do các viện nghiên cứu, trường đại học và các nhà khoa học Việt Nam xuất sắc thực hiện. Tất cả các dự án nhận tài trợ đều đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí của VINIF, bao gồm: mức độ cần thiết của đề tài; năng lực nghiên cứu của tác giả; cơ sở vật chất của đơn vị thực hiện; tính sáng tạo, ý nghĩa khoa học; tác động tới kinh tế – xã hội; tính thuyết phục của mục tiêu cũng như giá trị khoa học – công nghệ của sản phẩm, dịch vụ.

Trong lĩnh vực Văn hóa – Lịch sử, VINIF tham gia tài trợ 5 dự án và 9 sự kiện thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như Dân tộc học và Di sản văn hóa; Văn hóa tín ngưỡng; Âm nhạc; Lịch sử và Mỹ thuật. Một số dự án tiêu biểu VINIF đồng hành cùng phát triển như: “Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng” (Viện Dân tộc học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì), “Kiều tầm nguyên hay Truyện Kiều trong di cảo Hoàng Xuân Hãn” (Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam chủ trì)…
Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, VINIF sẽ đồng hành cùng đội ngũ nghiên cứu trong việc tiếp cận nguồn lực khoa học, kết nối với mạng lưới chuyên gia tư vấn và truy cập cơ sở dữ liệu lớn từ hệ sinh thái Vingroup. Đặc biệt, một số dự án khoa học định hướng ứng dụng cũng sẽ được VINIF tư vấn đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế và giới thiệu nguồn đầu tư để tiếp tục triển khai vào các sản phẩm, giải pháp thực tiễn.
Phát biểu tại sự kiện, GS. Vũ Hà Văn – Giám đốc Khoa học VINIF và VinBigdata chia sẻ: “Mục tiêu của Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup – VinIF là góp phần xây dựng thế hệ các nhà khoa học sáng tạo, hội nhập, đồng thời kiến tạo môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp ngay trong nước. Vì thế, kể từ năm 2019 đến nay, VINIF đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện các chương trình, cách thức tài trợ để phù hợp với thực tế nghiên cứu, cũng như đáp ứng những chuẩn mực khoa học cao nhất của thế giới. Đó là lý do hai năm trở lại đây, song song với Khoa học Công nghệ, VINIF cũng dần trở thành đơn vị đồng hành cùng cộng đồng nghiên cứu Văn hóa – Lịch sử, để từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện và đưa các giá trị thuần Việt ra trường quốc tế.”

Đến nay, VINIF đã đồng hành cùng 102 dự án Khoa học Công nghệ với tổng kinh phí tài trợ lên đến 530 tỷ đồng. Về Văn hóa – Lịch sử, sau hai năm triển khai, VINIF cũng hỗ trợ gần 8 tỷ đồng để phát triển 8 dự án và 11 sự kiện. Những dự án trên bước đầu đã cho thấy hiệu quả thực tiễn với các sản phẩm đa dạng từ hệ thống, thiết bị, phần mềm, cơ sở dữ liệu đến công bố khoa học và bằng sở hữu trí tuệ trong nước cũng như quốc tế.
Tại buổi lễ, bà Sophie Maysonnave – Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam nhấn mạnh: “Việc hỗ trợ cho Khoa học Công nghệ và Văn hóa – Lịch sử đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế và nâng cao tầm vóc về văn hóa của quốc gia. Hoạt động này của VINIF cũng mở ra cơ hội hợp tác giữa các nhà khoa học, nhà văn hóa của Việt Nam và Pháp, đưa người dân hai nước đến gần nhau hơn”.

Trong khuôn khổ Lễ công bố Tài trợ dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa – Lịch sử năm nay, VINIF cũng tổ chức 2 bài giảng đại chúng. Chương trình có sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, nhằm phân tích và lý giải các công trình khoa học đằng sau Giải Nobel Y sinh và Vật lý năm 2022.
Tìm hiểu thêm thông tin về sự kiện tại https://vinif.org/
Thế Định
Bài viết trên Báo Vietnamnet.vn
———————–
Sự kiện đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đơn vị báo chí truyền thông. Hãy cùng điểm qua một số bài viết về sự kiện:
- VTV1: https://www.facebook.com/watch/?v=522059276062800
- Báo Le Courrier du Vietnam: https://lecourrier.vn/le-vinif-parraine-24…/1077433.html
- Vietnamnet: https://vietnamnet.vn/vingroup-tai-tro-gan-90-ty-dong-cho...
- Vietnam News: https://vietnamnews.vn/…/vinif-to-fund-over-3-6-million…
- Báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/vingroup-tai-tro-gan-90-ti-dong-cho…
- Báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/vingroup-tai-tro-24-du-an-khoa-hoc…
- Báo Dân trí: https://dantri.com.vn/…/vingroup-tai-tro-gan-90-ty-dong…
- Báo Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/quy-doi-moi-sang-tao-vingroup…
- Bản tin Khoa học Công nghệ (VAST): https://facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02nxREEWBnZmxRk1y7JmXBV6sVZtYGXqwc3C4491T1qtqrFmoj5xQRoJJn5SiS8JeAl&id=100012767372298
(Báo Le Courrier du Vietnam) Le 25 octobre, le Fonds pour l’innovation de Vingroup (Vingroup Innovation Fund – VinIF) a annoncé le parrainage à hauteur de près de 90 milliards de dôngs de 19 projets de sciences, de technologies et cinq projets de culture et d’histoire ayant des valeurs et des potentiels contribuant au développement durable du pays.

Les vingt-quatre projets scientifiques, technologiques, culturels et historiques ayant reçu des bourses de recherche du VinIF présentent une forte valeur ajoutée pour le pays. Ils ont été soigneusement sélectionnés par un jury d’experts vietnamiens et internationaux.
Dix-neuf projets scientifiques et technologiques ont été sélectionnés parmi 150 candidatures relevant de 15 domaines tels que biomédical, médical et pharmaceutique, physique, matériaux, environnement, technologies de l’information… Ces projets sont réalisés par des instituts de recherche, universités ou par des scientifiques vietnamiens de premier plan.
Tous les projets financés répondent pleinement aux critères de VinIF : la nécessité du sujet ; la capacité de recherche de l’auteur ; les infrastructures d’exécution ; la créativité ; les impacts socio-économiques ; la pertinence de la cible ainsi que la valeur scientifique – technologique des produits et services.
Dans le domaine de la culture et de l’histoire, le VinIF parraine cinq projets et neuf événements dans diverses spécialités : l’ethnologie, le patrimoine, la croyance, la musique, l’histoire et les beaux-arts. Quelques projets typiques soutenus par VINIF sont : “Préservation et développement de l’artisanat traditionnel associé au tourisme dans le géoparc de Cao Bang ” (Institut d’ethnologie – Académie nationale des sciences sociales), “L’histoire de Kiêu dans l’héritage de Hoàng Xuân Han” (présidé par la compagnie par actions de culture et de communication Nha Nam).
En plus du soutien financier, le VinIF accompagnera l’équipe de recherche dans l’accès aux ressources scientifiques, la mise en relation avec un réseau d’experts et de spécialistes et l’accès à une large base de données de l’écosystème de Vingroup. En particulier, un certain nombre de projets scientifiques orientés vers les applications seront également appuyés par le VinIF pour le brevetage et la mise en contact avec des investisseurs afin d’aboutir à des solutions pratiques.
Le programme de financement à but non lucratif est mis en œuvre par le principal conglomérat privé vietnamien Vingroup pour créer une dynamique de changements positifs et complets dans la culture de la recherche, de l’environnement scientifique et de la vie communautaire.

prenant la parole au programme d’annonce des projets parrainés par le VinIF. Photo : VinIF/CVN
S’exprimant lors de l’événement d’annonce des projets parrainés par le Vingroup, le professeur Vu Hà Van – directeur scientifique de VinIF et VinBigdata a affirmé : “L’objectif du VinIF est de contribuer à la construction d’une génération de scientifiques innovants et intégrés tout en créant un environnement de recherche professionnel au Vietnam. Depuis 2019, le VinIF n’a cessé d’innover et de perfectionner les programmes et les modes de financement pour correspondre à la réalité de la recherche, ainsi qu’aux meilleurs standards scientifiques mondiaux. C’est pourquoi depuis deux ans, parallèlement à la science et à la technologie, le VinIF est aussi progressivement devenu une unité d’accompagnement de la communauté de recherche dans les domaines culturels et historiques, favorisant ainsi un développement global et portant les valeurs vietnamiennes sur la scène internationale”.
Des résultats encourageants
Jusqu’à aujourd’hui, le VinIF a accompagné 102 projets scientifiques et technologiques avec un financement total atteignant 530 milliards de dôngs. Concernant le domaine culturel et historique, il a également octroyé près de huit milliards de dôngs pour développer huit projets et 11 événements. Les projets en question ont montré leur importance avec des produits variés (systèmes, équipements, logiciels, bases de données, publications scientifiques et droits de propriété intellectuelle au niveau national et international).

En particulier, nous pouvons revenir sur les réalisations de ces trois dernières années, les réalisations de vrais projets réalisés avec enthousiasme, a déclaré la professeure associée Phan Thi Hà Duong, directrice exécutive du VinIF.
À savoir, 430 publications scientifiques dans de prestigieuses revues et conférences internationales ; 160 produits logiciels et bases de données ; 100 produits finis tels que des machines et équipements ; 100 produits sous forme de procédés technologiques ; 60 recherches ayant reçu des droits de propriété intellectuelle au niveau national et international. Il faut noter que certains projets commercialisés ont générés des dizaines de milliards de dôngs de revenus.

Prenant la parole à cette occasion, la conseillère pour la coopération et les activités culturelles de l’ambassade de France au Vietnam, Sophie Maysonnave, a souligné l’importance de soutenir la science, la technologie, la culture et l’histoire qui contribueront au développement du pays non seulement économiquement mais aussi culturellement. Ces bourses ont également ouvert des collaborations entre scientifiques et Hommes de culture vietnamiens et français, permettant le rapprochement des deux peuples.
Dans le cadre de la cérémonie d’attribution des bourses pour les projets scientifique, technologiques, culturels et historiques, le VinIF a organisé deux conférences publiques. Le programme a réuni des scientifiques de premier plan au Vietnam, pour analyser et expliquer les travaux scientifiques derrière le prix Nobel de médecine et de physique 2022.
Xuân Lôc/CVN
Bài viết trên Báo Le Courrier du Vietnam