📌 Bộ sách là kết quả của giai đoạn 2 dự án văn hóa lịch sử “Nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản và lưu giữ những giá trị văn hóa – lịch sử của người Chăm Việt Nam”, do Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh chủ trì, PGS.TS. Trương Văn Món chủ nhiệm và được Quỹ VinIF tài trợ. Bộ sách chính thức được xuất bản và ra mắt vào đầu tháng 1/2025. Sự kiện ra mắt sách đã thu hút đông đảo sự tham dự và quan tâm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa tới từ các tỉnh thành trên cả nước.
📖 Bộ sách bao gồm 03 tập: Tập 1 – “Từ gốm Sa Huỳnh đến gốm Champa”; Tập 2 – “Nghệ thuật dệt, hoa văn, màu sắc và trang phục của người Chăm”, và Tập 3 – “Nghề đan lát mây tre, làm công cụ săn bắt, sản xuất, phương tiện di chuyển và nhạc cụ”. Công trình không chỉ cung cấp kiến thức hàn lâm liên quan đến nghề thủ công truyền thống, mà còn đi sâu vào việc thực hành nghề thủ công truyền thống Chăm-pa hiện nay.
🔰 PGS.TS. Trương Văn Món, tác giả bộ sách – một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử và văn hóa dân tộc Chăm chia sẻ: “Việc nghiên cứu bộ sách là cả một quá trình tích luỹ mà tôi thực hiện từng phần từ năm 1998 đến nay. Trong Tập 1, tôi kết nối được gốm Sa huỳnh với gốm Chăm-pa và đây không phải là điều đơn giản; Tập 2 thì phải làm sao sưu tầm hoa văn cổ cho đầy đủ trong bối cảnh đương đại hiện nay khi xu hướng này đã dần mất đi; Tập 3 nói về nghề đan lát mây tre, làm công cụ săn bắt, sản xuất, phương tiện vận chuyển và nhạc cụ dù đơn giản nhưng sưu tầm lại những câu chuyện liên quan đến các nghề này cũng là điều nan giải”.
📍 Độc giả có thể tìm hiểu thêm thông tin về bộ 03 tập sách cùng Lễ ra mắt bộ sách này trong bài báo và đón đọc công trình nghiên cứu đặc biệt này.

Ra mắt bộ sách ‘Nghề thủ công truyền thống Champa’ | Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh

🔥 Ngày 17/1/2025, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường – Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức khai trương Không gian trưng bày mặt nạ Tuồng Huế. Không gian trưng bày và chương trình được Quỹ VinIF tài trợ, thuộc Chương trình Lưu giữ các giá trị Văn hóa, Lịch sử.
️🎯 Đây là sự mở rộng và nâng cấp của không gian trưng bày mặt nạ Tuồng Huế, tiếp nối dự án “Phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ tuồng Huế” triển khai năm 2023 cũng với sự tài trợ của VinIF. Dự án đã đào tạo, truyền dạy kỹ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế cho các nghệ sĩ, diễn viên nhằm bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, đồng thời chế tác hàng trăm sản phẩm độc đáo. Trong năm 2024, mặt nạ Tuồng Huế nhận được sự quan tâm đặc biệt của du khách trong nước và quốc tế, lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa, lịch sử đặc trưng Cố đô.
🏯 Với không gian mới được nâng tầm, 250 mặt nạ Tuồng Huế trong bộ sưu tập đầy màu sắc cùng 2 mặt nạ lớn được trưng bày, giới thiệu. Các mặt nạ được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. Đặc biệt, 2 mô hình nhân vật Đổng Kim Lân và Khương Linh Tá từ các vở tuồng kinh điển Sơn Hậu và Tam Nữ Đồ Vương được tái hiện tinh xảo, ấn tượng, mang đến trải nghiệm sống động và chân thực về nghệ thuật sân khấu cung đình.
🌳 Hoàn thiện Không gian trưng bày mặt nạ Tuồng Huế còn mang ý nghĩa đặc biệt hơn vào những ngày đầu xuân, khi du khách có thể đến chiêm ngưỡng những tác phẩm thủ công xuất sắc và đắm mình trong những câu chuyện, vở tuồng lâu đời của xứ Huế.
👉 Xem thêm về Lễ khai trương không gian trưng bày mặt nạ Tuồng Huế trên Báo Mới: Ra mắt Không gian trưng bày mặt nạ tuồng Huế – Báo Thừa Thiên Huế
👉 Trích đoạn vở tuồng Sơn Hậu được biểu diễn tại Lễ khai trương: SƠN HẬU – YouTube
👉 Và tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật truyền thống này qua bài viết của VinIF: Vẽ mặt nạ tuồng Huế: Nghệ thuật đặc sắc cần lưu giữ cho các thế hệ người Việt – VinBigdata – Blog

Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF) tổ chức Lễ công bố các chương trình tài trợ năm 2024, theo đó tổng mức tài trợ trong 6 năm liên tiếp của VinIF cho khoa học công nghệ Việt là hơn 900 tỷ đồng. Quỹ VinIF là chương trình phi lợi nhuận của Tập đoàn Vingroup, nhằm mục tiêu thay đổi môi trường nghiên cứu và góp phần tạo bệ phóng đưa khoa học Việt vươn tầm quốc tế.

Lễ công bố các chương trình tài trợ năm 2024 của Quỹ VinIF có sự tham dự của gần 450 đại biểu, bao gồm đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, trường đại học, viện nghiên cứu, các dự án và ứng viên nhận tài trợ cùng các nhà khoa học và chuyên gia uy tín.

Năm 2024, với sự đồng hành của Hội đồng chuyên gia, Quỹ VinIF đã xét chọn tài trợ cho 07 dự án khoa học công nghệ (KHCN); 07 dự án và 15 sự kiện văn hóa, lịch sử (VHLS); 200 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ; 60 học bổng sau tiến sĩ; 38 hội nghị, hội thảo, bài giảng đại chúng. Các đề án hợp tác đào tạo thạc sĩ khoa học dữ liệu cũng tiếp tục được triển khai. 

Đây là năm thứ 6 liên tiếp VinIF đồng hành cùng KHCN Việt thông qua các hoạt động hỗ trợ hiện thực hóa những nghiên cứu và dự án tiềm năng. Đến nay, Chương trình đã và đang trợ lực cho hơn 3.500 nhà khoa học, đã cấp kinh phí cho 124 dự án, tạo ra hơn 80 sáng chế trong nước và quốc tế, trên 600 công trình công bố trên các tạp chí và hội nghị quốc tế uy tín, 350 sản phẩm các loại. Tỷ lệ dự án nghiệm thu đã thương mại hóa sản phẩm hoặc chuyển giao công nghệ và thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp là 22% và 34%. 

Phát biểu tại sự kiện, GS. Vũ Hà Văn (Giám đốc Khoa học Quỹ VinIF, Tập đoàn Vingroup) chia sẻ: “Mong muốn lớn nhất của Quỹ là góp phần thay đổi tư duy tích cực, kiến tạo nên một văn hóa, tác phong hoạt động khoa học và nghiên cứu mới trong nước. Chúng tôi hy vọng VinIF ngày càng lan tỏa những ảnh hưởng tích cực để tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ hơn. Trong đó, vai trò của chính các nhà khoa học cũng rất quan trọng trong việc tạo nên nhận thức đúng đắn về vai trò của khoa học và nghiên cứu khoa học. Quỹ VinIF sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng khoa học Việt Nam trên con đường thay đổi tư duy và thực hiện trách nhiệm xã hội”.

Cũng tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy ghi nhận và đánh giá cao sứ mệnh, tầm nhìn cũng như những đóng góp tiên phong, nổi bật cho cộng đồng KHCN của VinIF trong những năm vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh Bộ cũng đang trong quá trình cập nhật, hoàn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo của Việt Nam, trong đó việc khai thông, phát huy các đóng góp từ nguồn lực từ khu vực tư nhân được đặc biệt quan tâm. Từ thành công của VinIF, Thứ trưởng cho biết sẽ tăng cường hợp tác nhằm gia tăng nguồn lực nghiên cứu ở khu vực ngoài công lập, đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm, kết nối hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

Sau 6 năm liên tục đổi mới và sáng tạo, Quỹ VinIF kỳ vọng không chỉ là nguồn tài chính phi lợi nhuận hiệu quả với những nghiên cứu tiên phong và thành quả nổi bật mà còn là nguồn cảm hứng, tạo ra nhiều thay đổi tích cực đối với văn hóa nghiên cứu khoa học. Quỹ đã và đang góp phần thu hút tri thức người Việt về nước, tạo động lực tích cực trong công cuộc phát triển khoa học ngày càng bền vững của Việt Nam.

—–

Tính đến hết năm 2024, VinIF đã tài trợ 748 học bổng thạc sĩ, 787 học bổng tiến sĩ, 240 học bổng sau tiến sĩ. Những nhà khoa học trẻ này đã tạo ra 1.500 công trình công bố trên các tạp chí và hội thảo uy tín quốc tế, 900 công trình trên các tạp chí và hội thảo trong nước, cùng hàng trăm sản phẩm sở hữu trí tuệ và giải thưởng KHCN.

Trong số những nhà khoa học nhận tài trợ từ VinIF, nhiều gương mặt xuất sắc đã được ghi nhận ở tầm quốc gia, quốc tế. Cụ thể, trong 3 năm từ 2022-2024, có 10 trong số 30 ứng viên giành giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng đã và đang nhận học bổng VinIF. Hàng chục ứng viên xuất sắc khác cũng được vinh danh là gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam, có tên trong Forbes under 30, Hội đồng Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu, Top các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới….

🎞📽 Sự kiện “Điện ảnh mà là di sản á?” là tọa đàm thuộc dự án bảo tồn di sản điện ảnh thông qua thí điểm phục chế phim truyện nhựa kinh điển Việt Nam do Quỹ VinIF tài trợ, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp chủ nhiệm, đã diễn ra tại Đà Nẵng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Tọa đàm diễn ra bên lề Liên hoan phim châu Á – Đà Nẵng lần thứ II, với sự tham gia của các vị khách mời đặc biệt như NSND Lan Hương, NSƯT Chiều Xuân, đạo diễn Leon Quang Lê, nhà báo Nguyệt Linh.

Các khách mời chia sẻ về giá trị của di sản điện ảnh.

🎥 “Điện ảnh mà là di sản á?” là câu hỏi mà nữ đạo diễn phim Đập cánh giữa không trung cùng các cộng sự tại Ơ Kìa Hà Nội film production lấy làm tên chuỗi sự kiện về di sản điện ảnh, bắt đầu năm 2023 tại Hà Nội, đã thu hút được sự chú ý, đánh thức sự quan tâm của công chúng và những người yêu điện ảnh. Sự kiện nhằm mục đích kết nối các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà làm phim, công chúng trong cộng đồng điện ảnh, từ đó góp phần nâng cao nhận thức về lưu trữ, bảo tồn, phục chế phim nhựa với tư cách là một một di sản tư liệu đặc biệt cần được bảo vệ khẩn cấp.

Những ký ức về thời kỳ khó quên của điện ảnh Việt Nam được NSND Lan Hương chia sẻ xúc động.

📽 NSƯT Chiều Xuân là một trong những người ủng hộ đạo diễn Hoàng Điệp từ những ngày đầu xây dựng dự án bảo tồn di sản điện ảnh và phục chế phim truyện nhựa. “Tôi rất mừng khi nhận thấy các bạn thanh niên rất quan tâm đến giá trị lịch sử, di sản của các thế hệ cha ông đi trước để lại. Bằng chứng là các sự kiện văn hóa ngày càng có sự xuất hiện đông đảo của thanh niên, sinh viên, đặc biệt là một sự kiện khá chuyên biệt như “Điện ảnh mà là di sản á” do đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp tổ chức”, NSƯT nhấn mạnh. Với nghệ sĩ, “Điện ảnh mà là di sản á” là ý tưởng sáng tạo, yêu cầu lật ngược lại cách hiểu vấn đề từ phía công chúng. Gắn bó với điện ảnh hàng thập kỷ, nghệ sĩ coi điện ảnh là chất liệu dễ biến mất. Một khi các cuộn phim biến dạng, bị vứt đi thì tất cả nội dung, tư liệu trong đó có thể không bao giờ khôi phục được. “Điện ảnh mà là di sản á” không đơn thuần là một lời kêu cứu mà còn là lời cảnh tỉnh thông qua sự kiện cụ thể là việc 300 bộ phim ở trên Hãng phim truyện Việt Nam bị mốc, hỏng.

Khoảnh khắc xúc động giữa NSƯT Chiều Xuân và đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp. Nữ nghệ sĩ là người đã hỗ trợ dự án ngay từ những ngày đầu
Khán giả Đà Nẵng thích thú với sự kiện “Điện ảnh mà là di sản á”

🎞 Tìm hiểu thêm về sự kiện tại bài viết: Phim nhựa – Di sản vô giá của nền điện ảnh Việt Nam.

🏆 Sự kiện Cuộc thi “Saigon Breaking Battle – Đường tới Paris 2024” do Viện Pháp tại TP.HCM / Institut français de HCMV tổ chức với sự tài trợ của Quỹ VINIF nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa châu Âu và Việt Nam, đặc biệt là với giới trẻ Việt Nam thông qua bộ môn breakdance. Cuộc thi thuộc khuôn khổ chào mừng Thế vận hội Olympic Paris 2024 và đây là năm đầu tiên bộ môn thể thao đường phố này được đưa vào thi đấu tại Thế vận hội. Trên 300 khán giả từ mọi lứa tuổi đã đến theo dõi và cổ vũ nhiệt tình, cùng sự quy tụ của ban giám khảo là 3 dancer kỳ cựu: Tô Bắc Sơn (Mountain), Bboy Ly và PowerPaul (Hiệp hội Breakdance Pháp), đã mang tới thành công cho cuộc thi.

🥇 Trải qua vòng tuyển chọn khắt khe khắp cả nước, 50 nhóm xuất sắc nhất đã bước vào vòng Loại và Chung kết. Sau khoảng 4 tiếng đấu vòng loại, Fido Crew là đội xuất sắc giành chiến thắng. Giải thưởng dành cho Fido Crew là chuyến đi tham dự cuộc thi Battle UNITY diễn ra vào năm tới tại Caen (Normandy, Pháp). Ngoài phần thi chính, đêm chung kết còn có vòng thi đấu giao lưu giữa hai đại diện vào chung kết của Việt Nam là Fido Crew cùng The Last Battle, đấu với SNT Crew (Pháp) và 040 Finest (Đức).

⭐️ Breaking là môn thể thao thi đấu đối kháng, khởi nguồn từ Mỹ vào những năm đầu thập kỷ 1970, tuy có lịch sử lâu đời nhưng khi du nhập vào Việt Nam, Breakdance vẫn bị gắn mác chỉ là “trò giải trí đường phố”. Việc Olympic Paris 2024 công bố đưa Breakdance trở thành môn thi đấu phụ của Thế vận hội đã tạo ra bước ngoặt mới đánh dấu tên tuổi cho môn thể thao này. Hiện tại, Việt Nam đã có những đội/cá nhân đi thi đấu ở nước ngoài và gặt hái được nhiều thành công và cuộc thi Saigon Breaking Battle – Đường tới Paris 2024 sẽ là bước đệm đưa breakdance Việt Nam vươn tầm quốc tế.

🤝 Bên cạnh các sự kiện về văn hóa, lịch sử truyền thống, Quỹ VINIF còn tài trợ và đồng hành cùng các sự kiện văn hóa có tính đại chúng cao với mong muốn phát huy, giao lưu, phát triển những giá trị tinh thần trong dòng chảy đa dạng, nhiều màu sắc của thế giới đương đại..

Một số hình ảnh tại sự kiện:

📰 Tìm hiểu thêm về sự kiện tại đây:

Báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/fido-crew-dai-dien-viet-nam-tranh-tai…

Báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/chung-ket-cuoc-thi-breakdance-quoc…

Báo Mới: https://baomoi.com/tim-ra-doi-dai-dien-viet-nam-tham-du…

Báo VOV: https://english.vov.vn/…/saigon-breaking-battle-winners…

Báo Le petit journal: https://lepetitjournal.com/…/saigon-breaking-battle…

Hướng tới kỉ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 – 2024), ngày 4/5/2024, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954: Tầm vóc thời đại và giá trị di sản”. Hội thảo được Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) tài trợ.

Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo viên lịch sử cả nước đánh giá ý nghĩa và tầm vóc thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ, tái định vị sự kiện quan trọng này trong một diễn trình lớn hơn của lịch sử dân tộc, khu vực và thế giới; đồng thời nghiên cứu phát huy các giá trị di sản của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo đã nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực của hàng trăm tác giả là nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên các trường đại học, cao đằng trên cả nước, với trên 90 bài viết được tuyển chọn đăng kỉ yếu hội thảo, tập hợp trong 6 chủ đề:

– Bối cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
– Chiến thắng Điện Biên Phủ trong quan hệ quốc tế và dư luận thế giới.
– Nhân dân các địa phương và tỉnh Điện Biên với chiến thắng Điện Biên Phủ.
– Những bài học và giá trị di sản của chiến thắng Điện Biên Phủ.
– Những vấn đề về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
– Chiến thắng Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong dạy học lịch sử.

PGS.TS Nguyễn Văn Nhật – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu tham luận tại hội

Các báo cáo tham luận và ý kiến thảo luận tại Hội thảo tiếp tục khẳng định: Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) là một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong thế kỉ XX. Đối với dân tộc Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), mở ra giai đoạn phát triển mới của lịch sử Việt Nam hiện đại. Đối với thế giới, chiến thắng Điện Biên phủ có vị trí đặc biệt trong lịch sử chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế thế kỉ XX. Chiến thắng Điện Biên Phủ là “mốc vàng chói lọi” của phong trào giải phóng dân tộc, góp phần vào quá trình xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới.

📺 Hội thảo được nhiều kênh thông tấn đưa tin (xem trong phần bình luận) và được Truyền hình Thông tấn Vnews làm phóng sự: https://vnews.gov.vn/video/tam-voc-thoi-dai-va-gia-tri-di-san-cua-chien-thang-dien-bien-phu-119649.htm

Một số hình ảnh khác của hội thảo:

Bộ sách “Văn hóa – Lịch sử Champa” thuộc dự án “Nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản và lưu giữ những giá trị văn hóa – lịch sử của người Chăm Việt Nam”, do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chủ trì, PGS.TS. Trương Văn Món làm chủ nhiệm dự án và được Quỹ VINIF tài trợ trong Chương trình Lưu giữ các giá trị Văn hóa Lịch sử, vừa được chính thức xuất bản và ra mắt vào cuối tháng 4/2024. Sự kiện ra mắt sách đã thu hút đông đảo sự tham dự và quan tâm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa tới từ các tỉnh thành trên cả nước: GS.TS.NGND Ngô Văn Lệ (Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH KH XH&VN), PGS.TS. Lê Hồng Lý (Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam), TS. Phú Văn Hẳn (Viện phó Viện KHXH vùng Nam Bộ), v.v.

📖 Bộ sách bao gồm 4 tập: Tập 1 – Từ vùng Indrapura, Amaravati đến Vijaya (Thế kỷ II – XV); Tập 2 – Vùng Panduranga và Sự kiến tạo bản sắc; Tập 3 – Mối quan hệ giữa Champa và Thế giới Mã Lai; Tập 4 – Cộng đồng Chăm Islam ở Nam Bộ: Di cư, Hồi tưởng và Sự kiến tạo bản sắc. Đây là tập hợp công trình nghiên cứu rất có giá trị và cô đọng viết về những gì mà người Chăm đã để lại cho hậu thế – một di sản lịch sử, văn hóa đồ sộ xuyên suốt nhiều thế kỷ qua.

📖 Đây là công trình nghiên cứu có lượng tích lũy và lưu trữ tài liệu đồ sộ, không chỉ nhằm bảo tồn, phổ biến di sản văn hóa Champa mà còn đặt nền móng quan trọng để hướng tới đích cuối cùng là hoàn thành bộ Bách khoa toàn thư về Văn hóa – Lịch sử Champa (bao gồm 3 bộ, 11 tập). Để đạt được kết quả này, tác giả PGS.TS. Trương Văn Món (Sakaya) đã lao động khoa học miệt mài trong suốt hơn 30 năm, từ năm 1992. Đây cũng là lần đầu tiên có một bộ sách trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống về văn hóa, lịch sử Champa từ các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. Tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học tiên tiến, kết hợp với tư liệu khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử học, v.v. để xây dựng nên một bức tranh toàn cảnh về Champa.

🎤 PGS.TS. Trương Văn Món (Sakaya) chia sẻ: ““Bộ sách là tâm huyết của tôi trong suốt nhiều năm nghiên cứu. Hy vọng rằng bộ sách sẽ góp phần khơi dậy niềm tự hào về lịch sử, văn hóa Champa trong mỗi người dân Việt Nam, đồng thời là nguồn tài liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu và học sinh, sinh viên. Bối cảnh văn hóa Chăm không chỉ phục vụ cho hàn lâm mà nó còn phục vụ công chúng yêu quý văn hóa Champa để hiểu biết về một dân tộc có nền văn hóa rất lớn trong vườn hoa văn hóa của đại gia đình các dân tộc của Việt Nam”.

⭐️ Độc giả có thể tìm hiểu thêm thông tin về bộ 04 tập sách cùng Lễ ra mắt bộ sách này trong các bài báo dưới phần bình luận, và đón đọc công trình nghiên cứu đặc biệt này.

📖 “Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” – dự án xuất bản sách của OMEGA PLUS do Quỹ VINIF tài trợ, hiện đã hoàn thiện, sẽ có buổi ra mắt chính thức vào ngày 6/4/2024. Sách do tác giả, nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Bùi Trọng Hiền thực hiện trong 9 năm.

Sách “Ả đào”, 600 trang, do Omega Plus phát hành. Ảnh: Nhà xuất bản cung cấp

🖊 Cuốn sách có 7 phần, hòa quyện trong đó là các nội hàm lịch sử, không gian văn hóa, âm luật, cung điệu và cấu trúc của nghệ thuật hát Ả đào (ca trù). ”Rất ít ai biết được rằng trong nền âm nhạc dân tộc, Ả đào là thể loại ở tầng bậc kỹ thuật cao nhất với hệ âm luật phức tạp nhất” – Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cho biết.

✨ Đọc cuốn sách, bạn đọc sẽ từng bước đi vào thế giới đầy tính nghệ thuật, đậm tinh thần văn hóa Việt Nam của hát Ả đào, và hiểu được lý do vì sao loại hình âm nhạc này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

📰 Cùng đọc bài giới thiệu cuốn sách đáng chú ý này trên báo Vnexpress và đón chờ sự kiện ra mắt sách vào ngày 6/4/2024.

Bài báo trên Báo Vnexpress.

————–

📌 Cập nhật thông tin, sự kiện và trải nghiệm hệ cơ sở dữ liệu VINIF tại:

→ Website: https://vinif.org/

→ Youtube: https://bit.ly/48A9S9Z

→ Fanpage: https://bit.ly/3TiPK84

→ Cộng đồng VINIF Alumni: https://bit.ly/3V0gzPr

→ Blog Khoa học thường thức: https://bit.ly/42YWvim

🧲 Ngày 7/3/2024, Sự kiện Gặp gỡ mùa xuân với Chủ đề “Phụ nữ và mùa Xuân” đã diễn ra trong không khí sôi nổi của mùa Xuân, để chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Sự kiện đã nhận được sự quan tâm, tham dự của đại diện lãnh đạo Trường ĐH KHTN – ĐHQG HCM, Quỹ VINIF, và 200 đại biểu khách mời là các VINIF Alumni, các bạn trẻ, cùng trên 4.000 khán giả xem trực tuyến.

This image has an empty alt attribute; its file name is 1-1-1024x683.jpg
PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương – Giám đốc Điều hành Quỹ VINIF phát biểu khai mạc
PGS.TS. Trần Minh Triết – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Tp.HCM chủ trì các bài giảng đại chúng
This image has an empty alt attribute; its file name is 3-1-1024x683.jpg
GS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thuyết giảng
PGS.TS. Trương Văn Món (Sakaya), Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia TP. HCM thuyết giảng

Mượn lời của PGS.TS. Trương Văn Món, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, diễn giả và khách mời của Tọa đàm: “Phụ nữ là mùa Xuân – mùa của năng lượng – mùa khởi đầu của vạn vật, vũ trụ – mùa của sự sinh sôi nảy nở – mùa của trái cây chín tròn – mùa của những loài hoa khoe sắc”, Quỹ VINIF xin gửi lời chúc mừng đến những người phụ nữ trên khắp thế giới, vì một thế giới ngày một đẹp hơn, đáng sống hơn.

❤️ Cùng nhìn lại những hình ảnh trong sự kiện:

(Báo Thanh niên) Từ 9 giờ – 12 giờ 30 ngày 7.3, tại TP.HCM, Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (Quỹ VINIF) sẽ phối hợp với Trường ĐH Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức sự kiện ‘Gặp gỡ mùa xuân’ chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ (8.3), với chủ đề ‘Phụ nữ và mùa xuân’.

Sự kiện “Gặp gỡ mùa xuân” sẽ được tổ chức tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), theo cả 2 hình thức trực tiếp tại hội trường giảng đường 1 và trực tuyến (livestream) trên kênh Fanpage và YouTube của Quỹ VINIF.

Đây là cơ hội để các nhà khoa học, chuyên gia, các bạn trẻ ở mọi miền Tổ quốc có thể cùng theo dõi, giao lưu với các nhà khoa học trong các bài giảng đại chúng và tọa đàm trong sự kiện.

Quỹ VINIF tổ chức sự kiện khoa học 'Gặp gỡ mùa xuân'- Ảnh 1.
Hai diễn giả trình bày bài giảng đại chúng trong sự kiện “Gặp gỡ mùa xuân” của Quỹ VINIF

Sự kiện còn nổi bật với chuyên mục tọa đàm “Phụ nữ và mùa xuân” với các khách mời đặc biệt: GS-TS Nguyễn Thị Thanh Mai và PGS Trương Văn Món (các diễn giả); PGS-TSKH Phan Thị Hà Dương; nghệ sĩ Giang Trang và PGS-TS Phan Thị Ngọc Loan.

Tại sự kiện, GS-TS Nguyễn Thị Thanh Mai sẽ trình bày bài giảng đại chúng đầu tiên với chủ đề Dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên – cơ hội tại Việt Nam từ góc nhìn của một nhà khoa học nữ. GS Nguyễn Thị Thanh Mai tốt nghiệp ngành Hóa học tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), lấy bằng tiến sĩ ngành Dược học tại Trường ĐH Y dược Toyama (Nhật Bản), được bổ nhiệm chức danh giáo sư vào năm 2021.

Là một nhà khoa học nữ với kinh nghiệm hơn 20 năm với nhiều giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM năm 2019, Giải thưởng Quả cầu vàng năm 2017, Giải thưởng Kovalevskaia…, GS Nguyễn Thị Thanh Mai sẽ trình bày một số nghiên cứu có tính hệ thống trong việc phát hiện các thành phần quyết định khả năng chữa trị của dược liệu, các ứng dụng trong việc phát triển các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe.

Cạnh đó, bài giảng của bà còn phân tích những cơ hội, thách thức trong lĩnh vực nghiên cứu về hóa dược nhằm khuyến khích sự tham gia rộng rãi hơn nữa của các nhà khoa học nữ, hướng tới một tương lai sức khỏe tốt đẹp hơn cho mọi người, góp phần phát triển ngành công nghiệp dược bền vững tại Việt Nam.

Trong bài giảng đại chúng số 2, PGS-TS Trương Văn Món sẽ mang đến một luồng gió mới về văn hóa, lịch sử, khi nói về chủ đề Giới trong kỷ nguyên số: Nghiên cứu trường hợp phụ nữ người Chăm ở Việt Nam trong xã hội mẫu hệ hiện nay.

PGS Trương Văn Món là người dân tộc Chăm, ông tốt nghiệp ngành sử học, chuyên ngành Dân tộc học tại ĐH Đà Lạt năm 1991, học thạc sĩ tại Malaysia, tu nghiệp tại Mỹ và tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành dân tộc học vào năm 2012.

Từ năm 2009, ông giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Nhân học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ông từng giành nhiều giải thưởng quan trọng, như huy chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam” năm 2003, giải thưởng nghiên cứu về cuốn sách Lễ hội của người Chăm năm 2003…

Quỹ VINIF tổ chức sự kiện khoa học 'Gặp gỡ mùa xuân'- Ảnh 2.
Các diễn giả trong tọa đàm “Phụ nữ và mùa xuân”

PGS Trương Văn Món cũng tham gia và thực hiện nhiều dự án lớn liên quan đến văn hóa, lịch sử dân tộc Chăm, đặc biệt là các dự án trình UNESCO công nhận về “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” tại vùng Núi Chúa (Ninh Thuận) và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”.

PGS-TSKH Phan Thị Hà Dương bảo vệ luận án tiến sĩ tại ĐH Paris 7 (Pháp) năm 1999, và đạt vị trí Maitre de Conférences tại ĐH Paris 7 ở tuổi 26. Năm 2017, bà Phan Thị Hà Dương bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học cũng tại ĐH Paris 7. PGS Phan Thị Hà Dương đã có nhiều hợp tác về nghiên cứu và đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đóng góp cho sự phát triển toán rời rạc và tin học. Bà đồng thời là Giám đốc điều hành Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn (VinBigdata).

Nghệ sĩ Giang Trang bên cạnh việc tham gia tọa đàm, sẽ cùng với ban nhạc biểu diễn những tiết mục âm nhạc đặc biệt để chào xuân và chúc mừng ngày đặc biệt 8.3. Giang Trang được biết đến như một nghệ sĩ văn hóa độc lập với chặng đường 7 năm thực hiện thành công dự án thử nghiệm âm nhạc – nghiên cứu văn hóa cá thể Trịnh Công Sơn với 6 concept cùng các nghệ sĩ tài năng.

Năm 2019, data Lênh đênh nhớ phố được hãng Sterling Sound (hãng đĩa Mỹ với 137 đề cử và chiến thắng 35 lần ở hạng mục thu âm và master của giải Grammy) thực hiện thành định dạng đĩa than và băng cối 2 track – đây cũng là đĩa than về âm nhạc Trịnh Công Sơn đầu tiên kể từ sau 1975 xuất hiện tại Việt Nam.

PGS-TS Phan Thị Ngọc Loan lấy bằng tiến sĩ vật lý năm 2012 tại Trường ĐH Quốc gia Tula, Liên bang Nga, và được công nhận chức danh phó giáo sư năm 2020. PGS Phan Thị Ngọc Loan đã tham gia và làm chủ nhiệm nhiều dự án, đề tài các cấp, là đồng chủ nhiệm 1 dự án khoa học công nghệ được Quỹ VINIF tài trợ vào năm 2021.

Đến với sự kiện “Gặp gỡ mùa xuân” đầu tiên của Quỹ VINIF, khán giả sẽ có cơ hội được nghe, trao đổi và giao lưu cùng các diễn giả, các nhà khoa học, chuyên gia trong đa dạng lĩnh vực, là một khởi đầu đầy hứng khởi cho năm mới 2024.

Các thông tin về sự kiện, quý khán giả có thể liên hệ, trải nghiệm hệ cơ sở dữ liệu của Quỹ VINIF tại những địa chỉ sau: website: https://vinif.org/, kênh YouTube: https://bit.ly/48A9S9Z, Fanpage: https://bit.ly/3TiPK84, cộng đồng VINIF Alumni: https://bit.ly/3V0gzPr, chuyên mục Khoa học thường thức: https://bit.ly/42YWvim

Năm 2024, Quỹ VINIF tiếp tục đồng hành cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các bạn trẻ qua 7 chương trình tài trợ toàn diện cho khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo và văn hóa, lịch sử, với tổng kinh phí lên tới 160 tỉ đồng. Các chương trình tài trợ này đang lan tỏa toàn xã hội và thể hiện vai trò ngọn cờ đầu của Tập đoàn Vingroup trong đầu tư cho nền khoa học công nghệ trong nước. Song song với các chương trình đó, bắt đầu từ năm 2024, Quỹ VINIF sẽ tổ chức các chuỗi sự kiện “Gặp gỡ bốn mùa” theo nhiều chủ đề về khoa học – công nghệ, văn hóa, lịch sử, kinh tế – xã hội… tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhằm giúp các nhà khoa học, chuyên gia và các bạn trẻ trên khắp cả nước có cơ hội giao lưu, trao đổi học thuật, gặp gỡ các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế. Qua các sự kiện này, câu lạc bộ VINIF Alumni – Cộng đồng 1.500 nhà khoa học trẻ nhận tài trợ từ Quỹ VINIF, cũng sẽ có cơ hội hợp tác, mở rộng mạng lưới nghiên cứu trong và ngoài nước, cập nhật, bổ sung tri thức và những tiến bộ mới trên thế giới trong thời đại số.

Bài viết trên Báo Thanh niên.