Dự án “Một số hướng mới của Giải tích điều hòa, Tối ưu và Điều khiển với ứng dụng vào phân tích dữ liệu và công nghiệp” do PGS. TSKH. Huỳnh Văn Ngãi (chủ nhiệm dự án) và Trường Đại học Quy Nhơn (tổ chức chủ trì) thực hiện vừa được nghiệm thu thành công sau ba năm triển khai.
Dự án nhằm giải quyết một số bài toán trong các lĩnh vực Giải tích và Toán học ứng dụng: Giải tích điều hòa hiện đại với ứng dụng trong xử lý tín hiệu; phát triển các thuật toán tối ưu để giải các bài toán tối ưu không lồi thực tế xuất hiện trong khoa học dữ liệu, khai phá dữ liệu, học máy và những lĩnh vực khác của khoa học ứng dụng; nghiên cứu thiết lập cách tiếp cận mới và hữu hiệu cho bài toán điều khiển số cho các hệ có kết nối mạng và ứng dụng các kết quả đạt được cho một số bài toán điều khiển thực tế trong tự động hóa, mạng robot, mạng hạ tầng, v.v.

Sau ba năm triển khai, dự án đã hoàn thành và được nghiệm thu với những kết quả như sau:
09 bài báo được công bố trên các tạp chí chuyên ngành thuộc danh mục ISI, xếp hạng Q1 và Q2, trong đó có một số bài nằm trong top 3% của lĩnh vực nghiên cứu.
Hướng dẫn 03 nghiên cứu sinh ngành Toán bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Quy Nhơn.
Hướng dẫn 10 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Toán học với xếp loại Xuất sắc.
PGS. TSKH. Huỳnh Văn Ngãi, chủ nhiệm dự án, chia sẻ: “Ranh giới giữa toán học lý thuyết và toán học ứng dụng ngày càng trở nên mờ nhạt, không dễ để phân định rạch ròi. Nhiều thành tựu của toán học trước đây được coi là thuần túy lý thuyết, đã tìm thấy nhiều ứng dụng sâu sắc trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ; ngược lại, nhiều vấn đề xuất hiện trong các bài toán mang tính thực tiễn là động lực thúc đẩy cho những nghiên cứu mới về mặt lý thuyết. Điều đó như một sự trở về nguồn gốc ban đầu của toán học, là một sự thống nhất, tác động tương hổ giữa lý thuyết và ứng dụng. Dự án nghiên cứu của chúng tôi thuộc vào ba lĩnh vực của giải tích và toán học ứng dụng: tối ưu, điều khiển và giải tích điều hòa. Những vấn đề nghiên cứu của dự án là những vấn đề toán học xuất phát từ những bài toán thực tiễn thuộc các lĩnh vực machine learning, xử lý ảnh và tự động hóa, bao hàm trong chúng cả hai phương diện lý thuyết và ứng dụng. Những kết quả đạt được của dự án là sự đóng góp khoa học ý nghĩa vào các lĩnh vực nghiên cứu nói trên. Chương trình tài trợ dự án khoa học công nghệ thường niên của Quỹ VINIF cho các nhà khoa học Việt Nam là một sự đóng góp rất đáng kể, là động lực thúc đẩy sự phát triển nền khoa học và công nghệ nước nhà trong điều kiện hiện nay.”
Để tìm hiểu thông tin về dự án, vui lòng xem tại:
(Báo Vietnamnet.vn) Từ năm 2023, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) sẽ có thêm học bổng sinh viên với tổng trị giá 12 tỷ đồng/năm nhằm trợ lực trực tiếp cho sinh viên các ngành trọng yếu.
200 học bổng trị giá 60 triệu đồng/suất
Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT), trong những mùa tuyển sinh vừa qua, thí sinh có xu hướng đổ dồn và các ngành có tính ứng dụng cao như Kinh doanh và Quản lý (26%), Máy tính và Công nghệ thông tin (13%), Công nghệ Kỹ thuật (9%)… khiến các ngành khoa học cơ bản của nhiều trường đại học có tỷ lệ nhập học thấp. Xu hướng chuyển dịch trong chọn ngành, nghề của sinh viên khiến các ngành khoa học cơ bản đứng trước nguy cơ thiết hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là cho lâu dài.
Nhằm hỗ trợ các trường đại học thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng đào tạo một số ngành trọng yếu, từ năm 2023, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) thuộc Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn, Tập đoàn Vingroup, sẽ tài trợ mỗi năm 200 suất học bổng sinh viên với tổng giá trị 12 tỷ đồng. Đây được xem là mảnh ghép mới giúp hoàn thiện “bức tranh” tài trợ của VinIF, phủ kín hoạt động đào tạo, nghiên cứu từ bậc Đại học đến Thạc sĩ , Tiến sĩ và sau Tiến sĩ.
Cụ thể, VinIF sẽ xét chọn 4 đề án do các trường đại học đề xuất để phát triển một ngành quan trọng của trường. Mỗi đề án của trường sẽ được tài trợ 50 suất học bổng trị giá 60 triệu đồng/suất/năm, tương đương 3 tỷ đồng/năm/đề án. Năm nay, thời hạn để các trường nộp hồ sơ cho chương trình Học bổng sinh viên là từ 1/3 – 27/4.

GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Quỹ VinIF, cho biết: “Chúng tôi đã có học bổng dành cho Thạc sĩ, Tiến sĩ và sau Tiến sĩ hàng năm. Học bổng mới dành cho sinh viên xuất phát từ thực tế khó khăn trong tuyển sinh và đào tạo một số ngành trọng yếu tại các trường đại học. Chúng tôi mong muốn học bổng dành cho sinh viên sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, hướng đến góp phần xây dựng nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước. Đó cũng chính là mục tiêu xuyên suốt của VinIF khi triển khai các chương trình hợp tác và tài trợ trong suốt bốn năm qua”.
Đồng hành cùng các chuyên gia trong chuỗi Bài giảng Chuyên đề
Bên cạnh học bổng sinh viên, chuỗi Bài giảng Chuyên đề cũng là một chương trình tài trợ mới vừa được Quỹ VinIF triển khai. Chuỗi Bài giảng Chuyên đề được kỳ vọng góp phần xây dựng mạng lưới chuyên gia đầu ngành và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo của các trường đại học Việt Nam.
Cụ thể, Quỹ VinIF sẽ tài trợ cho các trường, khoa, viện, nhóm nghiên cứu tổ chức các bài giảng chuyên đề và mời các giáo sư, nhà khoa học đầu ngành về giảng bài cho sinh viên, học viên. Đây sẽ là cơ hội quý báu để người học trong nước có cơ hội giao lưu, trao đổi học thuật với những trí tuệ xuất chúng của Việt Nam và thế giới.
Bài giảng Chuyên đề là sự tiếp nối của chương trình Bài giảng đại chúng được Quỹ VinIF xây dựng thành công từ năm 2019. Sau 4 năm, Quỹ đã tổ chức/tài trợ 130 hội thảo quốc tế/bài giảng đại chúng với sự tham gia của các giáo sư uy tín trong nước và quốc tế, thu hút hàng triệu người quan tâm và theo dõi.
“Chương trình Bài giảng của Quỹ VinIF đã lan tỏa tinh thần nghiên cứu, những kiến thức khoa học công nghệ mới tới đại chúng và tiếp thêm động lực cho các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam”, GS. Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, nhận định.

Trong năm 2023, Quỹ VinIF vẫn tiếp tục triển khai các chương trình tài trợ như các năm trước và đồng hành cùng các trường đại học, viện nghiên cứu và các nhà khoa học, góp phần tạo ra bước phát triển đột phá cho khoa học công nghệ Việt Nam, đồng thời, xây dựng văn hóa nghiên cứu chuyên nghiệp, đạt chuẩn mực quốc tế. Các lĩnh vực hợp tác, tài trợ của VinIF bao gồm: dự án khoa học công nghệ; hợp tác, sự kiện và hội thảo khoa học công nghệ; Bài giảng đại chúng; học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ; học bổng sau Tiến sĩ trong nước; tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ khoa học dữ liệu; tài trợ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử.
Sau 4 năm triển khai, Quỹ VinIF đã tài trợ 110 dự án khoa học công nghệ và văn hóa lịch sử, cấp 1.150 học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ và sau Tiến sĩ, hợp tác 6 đề án đào tạo Thạc sĩ, đồng tổ chức/tài trợ 130 hội thảo quốc tế/bài giảng đại chúng, với tổng giá trị tài trợ hơn 750 tỷ đồng.
Các chương trình tài trợ của VinIF năm 2023: https://vinif.org/thong-bao-thoi-gian-nhan-ho-so-cac-chuong-trinh-hop-tac-tai-tro-cua-vinif-nam-2023/
Bài viết trên báo Vietnamnet.vn
1. Dự án của GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng, Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
🌏Dự án “Công nghệ in 3D trên nền tảng máy học sâu” do GS.TS Nguyễn Xuân Hùng (chủ nhiệm dự án) và Đại học Công Nghệ TP.HCM (tổ chức chủ trì) thực hiện từ năm 2019.
🎯Mục tiêu chung của dự án là phát triển một nền tảng thiết kế điện tử phục vụ trong công nghệ in 3D dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ tối ưu hóa nhiều vật liệu, nhiều phân lớp sản phẩm in 3D, phương pháp học sâu thông qua bộ dữ liệu kết hợp thu được từ quá trình thiết kế, mô phỏng tối ưu hóa và kiểm định trong quá trình in 3D.

👉Phạm vi nghiên cứu của dự án bao gồm:
🔹Các cấu trúc rỗng hoặc composite sợi in 3D phù hợp một số loại vật liệu in hiện nay
🔹Các biên dạng tối ưu topology cấu trúc ứng dụng trong kỹ thuật
🔹Các giải thuật tối ưu hóa và học sâu ứng dụng trong in 3D
🔹Các giải pháp vật liệu in thay thế và gia cường.
🚩Sau ba năm triển khai, dự án đã được nghiệm thu với các kết quả ấn tượng:
✅19 bài báo được đăng trên tạp chí Q1;
✅01 App chương trình ứng dụng in 3D đã chạy thử nghiệm thành công (tải app tại App Store/Play Store: https://ht3dprint.com/);
✅04 đăng ký sáng chế, trong đó 03 sáng chế đăng ký tại USPTO (Mỹ) và 01 sáng chế tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam;
✅Hoàn thành 01 Bản thảo cuốn sách về in 3D;
✅Hỗ trợ đào tạo 02 học viên cao học và 06 NCS.

🌟Đặc biệt, cuối năm 2022, 01 sáng chế của dự án đã được Cơ quan Sở hữu Trí tuệ USPTO (Mỹ) cấp bằng bảo hộ.
👉GS. Nguyễn Xuân Hùng (chủ nhiệm dự án) chia sẻ: “Công nghệ in 3D ngày càng trở nên phổ biến và là một mắt xích quan trong cuộc cách mạng 4.0. Tôi đã theo đuổi công nghệ in 3D từ năm 2013 và năm 2019 dự án của chúng tôi đã có được sự đồng hành của VINIF. Với sự tài trợ của VINIF, dự án của chúng tôi đã đạt được 19 bài báo trên tạp chí Q1, 01 app chương trình ứng dụng, 04 sáng chế và có cơ hội kết nối với doanh nghiệp để thương mại hóa sản phẩm. Tôi hy vọng Quỹ VINIF sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ các nhà khoa học lâu dài để triển khai các ý tưởng đổi mới sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.”
🚩Thông tin chi tiết về dự án, vui lòng xem tại:
https://vinif.org/annual/vinif-2019-da04-cong-nghe-in-3d-tren-nen-tang-may-hoc-sau/
2. Dự án của PGS. Nguyễn Tấn Hưng, Đại học Đà Nẵng
🌍Dự án “Thông tin quang thông minh cho mạng dữ liệu cực lớn” do PGS.TS. Nguyễn Tấn Hưng (CNDA) & TS. Lê Thái Sơn (Đồng CNDA) và Trường ĐH Bách Khoa, ĐH Đà Nẵng (TCCT) thực hiện từ tháng 9 năm 2019.
👉Mục tiêu của dự án là thiết kế và phát triển hệ thống thông tin quang thông minh có dung lượng truyền dữ liệu cực lớn nhiều Terabit trên giây (10¹² bit/s) cho mạng Internet trong tương lai. Để đạt được mục tiêu này, dự án đã phát triển các kỹ thuật nhằm phát hiện và khắc phục các yếu tố làm suy giảm chất lượng hệ thống, bao gồm các méo dạng tín hiệu tuyến tính và phi tuyến, qua đó giúp hệ thống vượt qua các giới hạn Shannon phi tuyến (nonlinear Shannon limits) về dung lượng truyền thông tin.
Mạng Internet tương lai dựa trên công nghệ truyền dẫn và xử lý dữ liệu cực lớn.
🚩Trong dự án này, nhóm nghiên cứu đã đạt được các kết quả xuất sắc so với thuyết minh ban đầu như các công bố trên các tạp chí, hội nghị chuyên ngành hàng đầu trong lĩnh vực thông tin sợi quang, đặc biệt nhóm đã thiết lập bằng thực nghiệm truyền dữ liệu dung lượng đến 1200 Gigabit/s với hiệu suất phổ 5.25 bit/s/Hz chỉ bằng kỹ thuật tách sóng trực tiếp.
📌Vừa qua nhóm dự án đã có 01 patent được Cơ quan Sở hữu Trí tuệ USPTO (Mỹ) cấp bằng bảo hộ sau hơn một năm đăng ký. Với bằng độc quyền sáng chế đã được chấp nhận bảo hộ, nhóm dự án sẽ chuyển sang giai đoạn R&D để phát triển sản phẩm thương mại “smart optical transceiver” trong thời gian tới.
Patent của nhóm dự án đã được cấp bằng bảo hộ tại Mỹ.
👉Tính đến nay, dự án đã đạt được các kết quả như sau:
🔹06 bài báo tạp chí SCIE Q1; 01 bài báo kỷ yếu hội thảo A*; 01 bài báo kỷ yếu hội thảo quốc tế (đã đạt giải thưởng Best Paper Award).
🔹01 patent đã được cấp bằng bảo hộ tại Mỹ và 03 patents đã được chấp nhận đơn.
🔹Hỗ trợ đào tạo 03 nghiên cứu sinh.
👉PGS.TS. Nguyễn Tấn Hưng (CNDA) chia sẻ: “Trong khi các quỹ hay chương trình tài trợ nghiên cứu khác đi theo hướng ngày càng chặt trong các quy định, thủ tục, thì VINIF tạo điều kiện tối đa để các nhóm nghiên cứu phát huy khả năng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Trong dự án này, thay vì chỉ làm các nghiên cứu an toàn, có sẵn cho xong các sản phẩm đầu ra y như thuyết minh, nhóm chúng tôi đã có thể tiến hành các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng hơn nhưng rủi ro cao mà không sợ thất bại, như đúng bản chất của quá trình nghiên cứu. Nhờ vậy, kết quả đạt được của dự án nằm ngoài sự mong đợi so với thuyết minh như các công bố trên các tạp chí, hội nghị chuyên ngành hàng đầu trong lĩnh vực thông tin sợi quang, hay như đã thiết lập bằng thực nghiệm một kỷ lục truyền dữ liệu dung lượng đến 1200 Gigabit/s với hiệu suất phổ 5.25 bit/s/Hz bằng kỹ thuật tách sóng trực tiếp. Đặc biệt, lần đầu tiên nhóm nghiên cứu được tiếp cận với quá trình đăng ký bằng độc quyền sáng chế, cần sự tham gia của hãng luật chuyên về sở hữu trí tuệ mà chi phí này không được chấp nhận ở các chương trình, hay quỹ tài trợ nghiên cứu nào trước đây. Dự án này của chúng tôi có sự đồng hành của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện tối đa để dự án được tiến hành thành công.”
Nhóm nghiên cứu-giảng dạy công nghệ mạng thông tin và truyền thông iCOMM (TRT-ĐHĐN) tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng.
👉Các cơ quan báo chí đưa tin về dự án:
📝Báo Nhân dân: https://nhandan.vn/du-an-thong-tin-quang-thong-minh-cho-man…
📝Báo Giáo dục Thời đại: https://giaoducthoidai.vn/dh-da-nang-co-cong-trinh-nghien-c…
📝Báo mới: https://baomoi.com/du-an-thong-tin-quang-tho…/c/44740587.epi
📝Tạp chí điện tử Kinh tế Công nghệ: https://vnmedia.vn/…/du-an-thong-tin-quang-thong-minh-cho-…/
📝Báo Đà Nẵng: https://www.baodanang.vn/…/dai-hoc-da-nang-co-cong-trinh-n…/
📝Đại học Đà Nẵng: https://www.udn.vn/…/du-an-thong-tin-quang-thong-minh-cho-m…
🚩Thông tin chi tiết về dự án, vui lòng xem tại:
https://vinif.org/…/thong-tin-quang-thong-minh-cho-mang-du…/
🌸Nhân dịp năm mới Quý Mão 2023, Quỹ VINIF xin gửi đến các bạn lời cảm ơn chân thành vì đã đồng hành cùng Quỹ trong những năm vừa qua. Kính chúc các bạn năm mới nhiều niềm vui sáng tạo và hạnh phúc trong cuộc sống !
🌍Sau 04 năm triển khai, Quỹ VINIF đã tài trợ 110 dự án khoa học công nghệ và văn hóa lịch sử, cấp 1.150 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ, hợp tác 06 đề án đào tạo thạc sĩ liên kết, đồng tổ chức/tài trợ 130 hội thảo quốc tế/bài giảng đại chúng với tổng giá trị tài trợ hơn 750 tỷ đồng, lan tỏa kiến thức khoa học tới hàng triệu người tiếp cận, góp phần tạo động lực để các nhà khoa học trẻ được phát huy năng lực bản thân và cống hiến cho đất nước.
🌟Năm 2023, VINIF tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác và tài trợ như các năm trước. Đặc biệt có một số chương trình mới như sau cần lưu ý:
Bài giảng đại chúng và bài giảng chuyên đề:
- Các trường đại học, viện nghiên cứu đề xuất (đồng) tổ chức chuỗi bài giảng đại chúng (diễn giả uy tín trong nước và quốc tế). Kinh phí theo định mức tổ chức sự kiện.
- Các khoa, nhóm nghiên cứu đề xuất chuỗi bài giảng chuyên đề cho sinh viên và học viên. Một chuỗi bài giảng bao gồm từ 5 – 10 bài giảng với mức kinh phí từ 5 – 10 triệu đồng/buổi.
Học bổng dành cho sinh viên: Nhằm hỗ trợ các trường đại học nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo cho một số ngành trọng yếu, lần đầu tiên VINIF xét chọn:
- 04 đề án do trường đại học đề xuất để phát triển một ngành quan trọng của trường.
- Mỗi năm, mỗi đề án có 50 học bổng. Mỗi học bổng trị giá 60 triệu VNĐ/năm.
👉Lịch cụ thể về các chương trình hợp tác và tài trợ năm 2023 của Quỹ VINIF như sau:
1️⃣DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu Khoa học Công nghệ của các trường đại học, viện nghiên cứu (tổ chức chủ trì) và các nhà khoa học Việt Nam có phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại, kết quả xuất sắc và tầm ảnh hưởng quốc tế.
🔹Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.
2️⃣HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Tổ chức các hội thảo có uy tín trong nước và quốc tế, do Quỹ VINIF chủ trì hoặc tài trợ, phối hợp với các trường đại học và các viện nghiên cứu.
🔹Các đợt xét duyệt: 03 đợt
• Đợt xét thứ 1: các hồ sơ nộp trước ngày 01/03/2023.
• Đợt xét thứ 2: các hồ sơ nộp trước ngày 01/06/2023.
• Đợt xét thứ 3: các hồ sơ nộp trước ngày 01/09/2023.
3️⃣BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG VÀ GIÁO SƯ THỈNH GIẢNG
▪Phối hợp với các đơn vị khoa học uy tín tổ chức các (chuỗi) bài giảng đại chúng.
▪Tài trợ cho một số chương trình đào tạo để tổ chức các chuỗi bài giảng chuyên đề.
🔹Hạn nộp hồ sơ: ít nhất 60 ngày trước ngày tổ chức.
4️⃣HỌC BỔNG SINH VIÊN
🔹 Mỗi đề án do 01 trường đại học đề xuất để nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo của một ngành chọn lọc, kéo dài trong 03 năm. Mỗi năm, mỗi đề án có 50 học bổng. Mỗi học bổng trị giá 60 triệu/năm.
🔹 Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.
5️⃣HỌC BỔNG THẠC SĨ, TIẾN SĨ TRONG NƯỚC
🔹Tài trợ học bổng thạc sĩ (120 triệu/năm), tiến sĩ (150 triệu/năm) trong 6 tháng hoặc 12 tháng.
🔹Hạn nộp hồ sơ:
▪Học bổng Thạc sĩ: từ ngày 01/06/2023 đến 30/06/2023.
▪Học bổng Tiến sĩ: từ ngày 02/05/2023 đến 25/05/2023.
6️⃣HỌC BỔNG SAU TIẾN SĨ TRONG NƯỚC
Tài trợ cho các tiến sĩ từ các trường đại học uy tín ở nước ngoài hoặc trong nước để làm việc toàn thời gian tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu ở Việt Nam với mức tài trợ 360 triệu/năm.
🔹Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.
7️⃣LƯU GIỮ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ
Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các sự kiện hoặc dự án bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.
🔹Hạn nộp hồ sơ sự kiện: ít nhất 30 ngày trước ngày tổ chức.
🔹Hạn nộp hồ sơ dự án: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.

📌Thông tin chi tiết về hồ sơ đăng ký, biểu mẫu của các chương trình, vui lòng xem tại www.vinif.org.
✉Mọi câu hỏi thắc mắc về các chương trình, vui lòng liên hệ:
Email: info@vinif.org
Webiste: www.vinif.org
Facebook: https://www.facebook.com/vinif.org
Sáng ngày 23.12 vừa qua, Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh và đề xuất các dự án Khoa học Công nghệ cũng như việc có các chương trình học tập xuất sắc để đạt được các học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ do Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup tài trợ.
Hội thảo thu hút sự quan tâm và tham dự của lãnh đạo nhà trường, bao gồm:
PGS.TS. Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng Nhà trường;
PGS.TS. Nguyễn Hồng Hải – Phó Hiệu trưởng Nhà trường;
TS. Tào Quang Bảng – Trưởng phòng Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế;
PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Hằng – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Đào tạo; cùng các giảng viên, sinh viên của trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.Đại diện Quỹ VINIF:
Bà Trần Thị Trang – Trưởng phòng Phòng Quản lý dự án.
Phát biểu tại sự kiện, PGS.TS. Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa – ĐHĐN chia sẻ: “Tính đến thời điểm hiện tại, giảng viên nhà trường đã nhận được nguồn kinh phí từ VINIF gồm 03 dự án về KH&CN trị giá hơn 12 tỷ đồng, 04 suất học bổng sau Tiến sĩ (Postdoc) (360 triệu đồng/năm) và 25 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, số lượng học bổng này vẫn còn ít so với tiềm lực của Trường Đại học Bách khoa. Với mong muốn có nhiều thầy cô hơn nữa nhận được sự tài trợ từ VinIF, Nhà trường tổ chức buổi hội thảo nhằm cung cấp thêm các thông tin mới từ Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup cũng như lắng nghe các chia sẻ kinh nghiệm từ các thầy cô đã từng được VinIF tài trợ”.

Để biết thông tin chi tiết về buổi hội thảo, vui lòng xem tại: https://dut.udn.vn/Tintuc/Tintuc/id/7874
Ngày 08/12, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đã tổ chức Tọa đàm Hỗ trợ và đào tạo các tài năng trẻ: Những tác động và đề xuất, trong khuôn khổ chương trình lễ công bố & sơ kết các chương trình học bổng và hợp tác đào tạo.
Tọa đàm nhằm đánh giá các tác động của chương trình học bổng và đào tạo của Quỹ VINIF trong 3 năm qua, đồng thời đề xuất những ý kiến để phát triển hợp tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao cho đất nước.
Các khách mời tham gia tọa đàm:
PGS. Huỳnh Quyết Thắng – Giám đốc Đại học Bách Khoa Hà Nội
PGS. Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội
PGS. Đỗ Ngọc Mỹ – Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn
GS. Hồ Tú Bảo – Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
GS. Vũ Hà Văn – Giám đốc khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup
PGS. Phan Thị Hà Dương – Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup
Hãy cùng xem lại buổi tọa đàm qua video dưới đây.
(Báo Le Courrier du Vietnam) Le Fonds pour l’innovation de Vingroup (VINIF) a fait le bilan le 8 décembre des bourses offertes aux jeunes scientifiques en 2022. Cette année, le Fonds VINIF a remis 360 bourses d’études postuniversitaires, soit 62 milliards de dôngs.

Le Fonds pour l’innovation de Vingroup (VINIF) a été créé en 2018 dans le but d’accompagner les organisations et les individus dans l’innovation, dans la recherche scientifique et technologique, pour apporter des changements significatifs, positifs et durables à la communauté nationale. De 2019 à aujourd’hui, le Fonds VINIF a mis en place trois programmes de bourses et de coopération en matière de formation, dont le programme de bourses de master et de doctorat, le programme de bourses postdoctorales et le programme de financement et de coopération pour les Masters en science des données.
En 2019, le VINIF a mis en place le programme national de bourses de master et de doctorat dans le but de changer l’état d’esprit et la culture du financement, de la formation, de la recherche scientifique et technologique. Le programme souhaite créer une “rampe de lancement” pour les jeunes scientifiques, favorisant ainsi le développement du réseau de jeunes intellectuels dans les écoles, universités et instituts à travers le pays.
Avec l’objectif affiché d’inciter les docteurs vietnamiens à revenir travailler dans leur pays d’origine, le VINIF est pionnier dans la mise en place d’un programme de bourses postdoctorales. Le niveau de financement de ces programmes de bourses est de 360 millions de dôngs/an pour les études post-doctorales, 150 millions/an pour le doctorat et 120 millions/an pour le master.
A côté des programmes de bourses, en 2020, le Programme de financement et de coopération pour la formation de masters en science des données du VINIF a apporté son soutien financier et technologique aux établissements de formation et aux étudiants diplômés pour des études et recherches au niveau international. Le financement est de 2 milliards dôngs/an pendant trois ans.
À ce jour, le Fonds VINIF a parrainé six projets de formation de Master en association avec des instituts de recherche et des universités de premier plan au Vietnam, dont l’Université Quy Nhon, la Polytechnique de Hanoï, l’Institut de mathématiques-Académie des sciences et des technologies du Vietnam, l’Institut John von Neumann – Université nationale de Hô Chi Minh-Ville, l’Université des sciences naturelles – Université nationale de Hanoï et l’Université des sciences naturelles – Université nationale de Hô Chi Minh-Ville.
Grâce à la coopération entre le VINIF et les instituts et écoles à travers le pays, deux disciplines (la science des données et l’intelligence artificielle) sont entrées dans le portefeuille de formation universitaire, master et doctorat, du ministère de l’Éducation et de la Formation. Avant 2022, la science des données et l’intelligence artificielle n’avaient pas de code de branche de formation dans la liste du ministère de l’Éducation et de la Formation et étaient seulement inclues dans d’autres matières.
Cette année, après trois tours de sélection par le conseil scientifique, le Fonds VINIF a attribué 360 bourses à 150 étudiants en master, 150 doctorants et 60 docteurs. Totalisant 62 milliards de dôngs, dans 13 disciplines.
C’est la 4e année consécutive que Vingroup accorde des bourses nationales de masters et de doctorat et c’est la deuxième année de remise de bourses postdoctorales. Cela afin de contribuer au développement des ressources humaines scientifiques de haute qualité pour le pays. Ce sont tous d’excellents jeunes scientifiques, auteurs de plus de 2.600 publications dans de prestigieuses revues nationales et internationales, de résultats scientifiques présentés lors des conférences et lauréats de près de 200 prix de recherche scientifique au niveau national. En particulier, parmi eux, 24 majors de promotion diplômés d’universités, 13 candidats transférés de l’université au doctorat et 38 doctorants ayant soutenu leur thèse à l’étranger.
De ressources humaines de haute qualité

Après quatre ans de mise en œuvre, le Fonds VINIF a parrainé 1.150 bourses d’une valeur totale de près de 180 milliards de dôngs pour d’excellents masters, thésards et docteurs. Parmi ces derniers, de nombreux jeunes scientifiques ont terminé le programme, construit avec succès leurs recherches aux niveaux national et international et contribué à la création de produits socialement utiles. Résultats de leurs travaux scientifiques, 520 articles ont été publiés dans des revues prestigieuses nationales et internationales, 250 articles présentés lors de conférences nationales et internationales, 10 brevets et plus de 110 autres bourses de recherche scientifique. Cela témoigne du prestige et de l’influence croissants du Fonds VINIF sur la communauté scientifique et technologique vietnamienne.
Dans le cadre de la cérémonie de bilan des programmes de bourses et de coopération formation en 2022, le Fonds VINIF a également organisé un séminaire avec la participation de responsables de plusieurs universités dont : le directeur de l’école Polytechnique de Hanoï, Huynh Quyet Thang, le vice-président de l’Université nationale de Hanoï, Nguyên Hoàng Hai, le recteur de l’Université de Quy Nhon, Dô Ngoc My, l’Institut d’études avancées en mathématiques, le Pr. Hô Tu Bao, le directeur scientifique du Fonds VINIF, le Pr. Vu Hà Van, et la directrice exécutive du Fonds VINIF, Phan Thi Ha Duong.
Le séminaire visait à discuter de l’impact des programmes de coopération entre les entreprises et les établissements de formation dans le développement de ressources humaines de haute qualité permettant de fournir les bases scientifiques et technologiques au Vietnam pour s’ouvrir au monde.
Le Pr. Vu Hà Van, directeur scientifique du Fonds VINIF a confié : “Le Vietnam a l’opportunité de s’intégrer dans la quatrième révolution industrielle. Cette intégration a besoin principalement de ressources humaines et de connaissances. Pour ce faire, nous avons besoin d’une +rampe de lancement+ solide pour qu’une jeune équipe de scientifiques se concentre sur le développement du pays. Et c’est l’objectif du Fonds VINIF lors de la mise en place de programmes de bourses depuis quatre ans. Avec des efforts de longue haleine et persistants, le Fonds VINIF a construit un club VINIF Alumni avec plus de 1.000 jeunes scientifiques qui ont reçu des bourses du VINIF, espérant contribuer à créer une culture de recherche scientifique innovante, de hauts standards internationaux”.
La directrice exécutive du Fonds VINIF, la Pr. associée -Dr. Phan Thi Hà Duong a souligné que les programmes du Fonds cherchent à subvenir aux besoins de développement du pays, ils ont évolué et se sont élargis au fil du temps.
Hoàng Lan/CVN
Bài viết trên báo Le Courrier du Vietnam
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đã chính thức công bố danh sách 360 học viên, nghiên cứu sinh và tiến sĩ được nhận học bổng của VinIF năm 2022, đồng thời sơ kết hoạt động của các chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ liên kết.
Các đại biểu chia sẻ tại buổi lễ:
TS. Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
GS. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
GS. Vũ Hà Văn – Giám đốc khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup
PGS. Phan Thị Hà Dương – Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroupvà 02 nhà khoa học trẻ được nhận học bổng của VINIF năm 2022
Anh Trần Đức Nghĩa (Tiến sĩ, Đại học Paris Descartes, Pháp)
Anh Huỳnh Lê Thái Bão (Under 30 Forbes Việt Nam 2022, NCS tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế)
Buổi lễ có sự tham dự của lãnh đạo một số trường đại học, hơn 400 nhà khoa học trẻ được nhận học bổng của VINIF từ 2019 đến nay, đồng thời thu hút hàng nghìn lượt xem trực tuyến.
Sự kiện đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đơn vị báo chí truyền thông. Hãy cùng điểm qua một số bài viết về sự kiện:
Báo Le Courrier du Vietnam: https://lecourrier.vn/le-fonds-vinif-offre…/1120466.html
Báo Việt Nam New: https://vietnamnews.vn/…/vinif-to-awards-2-6m-for…
Báo VOV2: https://vov2.vov.vn/…/dong-hanh-voi-cac-hoat-dong…
Báo Vietnamnet: https://vietnamnet.vn/vinif-tai-tro-62-ty-dong-hoc-bong…
Báo Khoa học & Phát triển: https://khoahocphattrien.vn/…/20221209050358613p1c882…
Báo VOV: https://vov.vn/…/vinif-tai-tro-62-ty-dong-hoc-bong-thac…
Báo Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/quy-vinif-trao-62-ty-dong-cho…
Báo Quân đội nhân dân: https://www.qdnd.vn/…/vinif-tai-tro-62-ty-dong-hoc-bong…
Báo Tiền Phong: https://tienphong.vn/vinif-tai-tro-62-ty-dong-hoc-bong…
Báo điện tử VTV News: https://vtv.vn/…/vinif-tai-tro-62-ty-dong-hoc-bong-thac…
Lễ công bố & sơ kết các chương trình học bổng và hợp tác đào tạo đã được lưu lại qua video dưới đây:
Ngày 8/12/2022 Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup – VINIF tổ chức trao 360 suất học bổng với tổng giá trị 62 tỷ đồng cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh và tiến sĩ xuất sắc thuộc 13 khối ngành.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp VinIF trao học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và năm thứ hai trao học bổng sau tiến sĩ, nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao cho đất nước.
Sau khi trải qua ba vòng xét chọn khắt khe của Hội đồng khoa học gồm các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế, 150 học viên cao học, 150 nghiên cứu sinh và 60 tiến sĩ thuộc 13 lĩnh vực như Kinh tế, Giáo dục, Y Dược, Khoa học – Công nghệ… đã được xét chọn và trao học bổng năm 2022. Đây đều là những nhà khoa học trẻ xuất sắc có tổng cộng hơn 2.600 công bố trên trên tạp chí, hội nghị trong nước và quốc tế uy tín, gần 200 giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp quốc gia. Đặc biệt, trong số đó có 24 thủ khoa tốt nghiệp đại học, 13 ứng viên được chuyển tiếp từ bậc đại học lên tiến sĩ và 38 tiến sĩ bảo vệ luận án ở nước ngoài.

Với sự đồng hành của Quỹ VinIF, các học viên sẽ được nhận học bổng trị giá 150 triệu đồng/năm dành cho chương trình tiến sĩ, 120 triệu đồng/năm dành cho chương trình thạc sĩ và 360 triệu/năm cho học bổng sau tiến sĩ. Tổng mức tài trợ của VINIF cho 360 suất học bổng được trao năm 2022 là 62 tỷ đồng.

Chương trình học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước được VINIF triển khai từ năm 2019 hướng tới mục tiêu hỗ trợ, đào tạo đội ngũ nghiên cứu khoa học trẻ, từ đó, đẩy mạnh sự phát triển của mạng lưới tri thức tại các trường, viện trên cả nước.
Tiêu chí nhận học bổng là các ứng viên có thành tích học tập, nghiên cứu khoa học xuất sắc trong vòng hai năm trước thời điểm nộp hồ sơ, sở hữu các giải thưởng, đồng thời xây dựng được định hướng nghiên cứu cụ thể, có ý nghĩa thiết thực đối với cộng đồng và đặc biệt phải có thư giới thiệu của các nhà khoa học uy tín trong ngành.

Từ năm 2021, VinIF cũng đưa vào triển khai chương trình học bổng sau tiến sĩ với mục tiêu thu hút đội ngũ khoa học có trình độ và uy tín quốc tế quay về nghiên cứu tại Việt Nam; cũng như hỗ trợ các tiến sĩ trong nước có điều kiện làm việc tối ưu.
Tại lễ trao học bổng, GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Quỹ VINF, khẳng định: “Việt Nam đang đứng trước cơ hội hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự hội nhập ấy cần nguồn lực về con người và tri thức là chính. Để có được điều đó chúng ta cần một bệ phóng vững chắc để đội ngũ nghiên cứu trẻ chuyên tâm phát triển ngay trong nước. Đó chính là mục tiêu của VINIF khi triển khai các chương trình học bổng trong bốn năm qua.

Với những nỗ lực dài hạn và bền bỉ, Quỹ VINIF đã xây dựng được một câu lạc bộ VINIF Alumni với hơn 1.000 nhà khoa học trẻ đã nhận học bổng của VINIF, kỳ vọng sẽ góp phần tạo lập một văn hóa nghiên cứu khoa học sáng tạo, đạt chuẩn mực quốc tế cao”.
Bên cạnh các chương trình học bổng, từ năm 2020, Quỹ VINIF đã mở chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu giữa VINIF và các viện nghiên cứu, trường đại học đầu ngành của Việt Nam với ngân sách 2 tỷ đồng trong thời gian 3 năm. Đến nay, Quỹ VINIF đã tài trợ 6 đề án đào tạo Thạc sĩ liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học đầu ngành của Việt Nam.
Tại buổi lễ, GS. TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Trong thời kỳ hội nhập và sự phát triển của kinh tế, văn hoá gắn liền với sự phát triển của khoa học và công nghệ như ngày này, điều cần thiết là các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp hợp tác và chung tay vì một thế hệ nhà khoa học trẻ, vì một nền kinh tế tri thức số và sự phát triển bền vững của Việt Nam”.

Sau 4 năm hoạt động, VINIF đã tài trợ cho 1.150 học bổng với tổng giá trị gần 180 tỷ đồng. Trong đó, nhiều nhà khoa học trẻ đã hoàn thiện chương trình, xây dựng thành công nghiên cứu cấp quốc gia, quốc tế và góp phần tạo ra các sản phẩm hữu ích xã hội.
Trong khuôn khổ lễ công bố & sơ kết các chương trình học bổng và hợp tác đào tạo năm 2022, VINIF cũng tổ chức buổi tọa đàm với sự tham gia của các chuyên gia, lãnh đạo trường đại học hàng đầu Việt Nam. Tọa đàm nhằm trao đổi về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đặt nền móng cho ngành khoa học, công nghệ Việt Nam tiệm cận thế giới.
Thông tin học bổng VINIF: https://vinif.org/
Bên cạnh học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ, VINIF còn triển khai 4 chương trình khác, bao gồm Tài trợ dự án khoa học, công nghệ; Hợp tác, tài trợ sự kiện khoa học; Tài trợ khóa học ngắn hạn và giáo sư thỉnh giảng; và Lưu giữ các giá trị Văn hoá, Lịch sử. Qua đó, VinIF đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái toàn diện về nghiên cứu – đào tạo – kết nối và chia sẻ tri thức trên đa dạng lĩnh vực, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. |
(Báo Việt Nam News) This is the fourth year in a row that Vingroup has awarded domestic master’s and doctoral scholarships and the second year of postdoctoral scholarships.

HÀ NỘI — Vingroup Innovation Foundation (VINIF) on Thursday held a ceremony to announce the list of young scientists who will receive scholarships this year and summarise training cooperation programmes.
After three rounds of selection by the scientific council, 360 scholarships worth VN62 billion (US$2.6 million) have been given this year to 150 master’s students, 150 PhD candidates, and 60 deserving doctorate students throughout 13 different fields of study.
This is the fourth year in a row that Vingroup has awarded domestic master’s and doctoral scholarships and the second year of postdoctoral scholarships to contribute to the development of high-quality scientific human resources for the country.
They are all excellent young scientists, with a total of more than 2,600 publications in prestigious national and international journals and conferences and nearly 200 national-level scientific research awards.
Particularly, among them, 24 valedictorians graduated from universities, 13 candidates transferred from the bachelor to the doctoral level, and 38 PhD students defended their theses abroad.
“Việt Nam has the opportunity to participate in the fourth industrial revolution. Integration requires human and knowledge resources. To do that, we need a solid launch pad for a young research team to focus on developing the country. And that has been the goal of VINIF in implementing scholarship programmes over the last four years,” Vũ Hà Văn, Scientific Director of VINIF, stated in his opening remarks.
VINIF has built a VINIF Alumni Club with more than 1,000 young scientists who have received VINIF scholarships, hoping to contribute to creating a scientific research culture with high international standards.
“VINIF is not only a financial support channel for young scientists, but also creates a premise to encourage students to do more research,” Văn said, adding that the foundation also hopes to promote an ethical and respectable working environment in science.
At the event, Đỗ Ngọc Mỹ, head of Quy Nhơn University, said that before 2022, data science and artificial intelligence did not have a major code on the list of the Ministry of Education and Training and only specialised in other subjects. To open a major, one of the mandatory requirements is to have coordination and cooperation with businesses. With the cooperation of VINIF, the university opened the Master of Data Science training in 2020, and these two have become two new majors in the list of undergraduate, master’s, and doctoral degrees of the Ministry of Education and Training in July.
“The foundation has supported localities in remote areas to carry out many projects,” said Mỹ.
Nguyễn Hoàng Hải, Vice President of Vietnam National University, appreciated the contribution of VINIF to the development of the scientific industry. He also recommended that the foundation provide scholarships for undergraduate students, promoting the growth of basic scientific subjects like mathematics and physics and not just data science.
Sharing a similar idea, Hồ Tú Bảo of the Institute for Advanced Study in Mathematics said that the role of data science and artificial intelligence is becoming more important, but the development of a country is dependent on many fields. Therefore, the foundation should consider sponsoring other subjects with fewer students pursuing them now as the basic scientific subjects are a base of science and technology.
After four years of implementation, VINIF has sponsored 1,150 scholarships with a total value of nearly VNĐ180 billion for excellent masters and PhD students. VNS
Bài viết trên Báo Việt Nam News