💥 Tại Lễ công bố các chương trình tài trợ năm 2024, Bà Trần Thu Huyền – CBPT Quản lý Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF đã tổng kết những thành tựu nổi bật sau 6 năm hoạt động của Quỹ. Theo bà Huyền, bước vào năm thứ 7 đồng hành cùng sự phát triển cộng đồng khoa học Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Vingroup, Quỹ VinIF sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng điểm của quốc gia, tài trợ các lĩnh vực chiến lược như công nghệ bán dẫn, chế biến chế tạo, công nghệ năng lượng xanh, công nghệ môi trường (phát triển bền vững) và khoa học máy tính.
🌐 Bà Huyền cũng chia sẻ, trong thời gian tới, ngoài việc tham gia mạnh mẽ hơn vào thúc đẩy nghiên cứu đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực trọng điểm, Quỹ VinIF cũng sẽ đồng thời đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm công nghệ, đưa những giá trị khoa học vào ứng dụng phục vụ đời sống người Việt.
🏰 Song hành cùng các hoạt động tài trợ phi lợi nhuận trong lĩnh vực khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo, Quỹ VinIF đồng thời dành nguồn kinh phí trợ lực cho các dự án thuộc lĩnh vực Văn hóa lịch sử, nhằm mục đích lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di sản vô giá của đất nước, dân tộc.
Năm 2024, đồng hành cùng Chiến lược phát triển KHCN và ĐMST đến năm 2030 của Chính phủ, VinIF tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuộc các lĩnh vực Công nghệ năng lượng xanh, Công nghệ môi trường (phát triển bền vững); Khoa học máy tính, Công nghệ bán dẫn; Công nghệ chế biến, Công nghệ chế tạo. Với sự hỗ trợ của Hội đồng chuyên gia, VinIF xét chọn tài trợ cho 7 dự án:
1. Nghiên cứu nâng cao giới hạn tạo hình khi gia công biến dạng dẻo cục bộ liên tục có hỗ trợ gia nhiệt kết hợp rung siêu âm nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm biến dạng vật liệu y sinh.
Chủ nhiệm dự án: TS. Luyện Thế Thạnh, Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
2. Phát triển thiết bị tự hành dưới nước AUV sử dụng công nghệ SONAR cho quan trắc ngầm và đo đạc các tham số môi trường biển.
Chủ nhiệm dự án: PGS.TS. Nguyễn Văn Đức, Tổ chức chủ trì: Trường Điện – Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
3. Tối ưu hóa hoạt động chuỗi cung ứng dựa trên hành vi của khách hàng.
Chủ nhiệm dự án: TS. Hà Minh Hoàng, Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Thiết kế chip AI dựa trên cấu trúc mạng Spiking Neural Network và vi xử lý RISC-V đa lõi kết hợp mạng trên chip.
Chủ nhiệm dự án: TS. Lê Đức Hùng, Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Core-Tech4.0: Nền tảng phối hợp phân tích dữ liệu và mô phỏng đa vật lý, kỹ thuật học máy và bản sao số tối ưu hóa sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất cơ khí vừa và nhỏ.
Chủ nhiệm dự án: PGS.TS. Nguyễn Quốc Chí, Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
6. V-IndoorCARE: Phát triển hệ thống quản lý chất lượng không khí tiên tiến dựa trên công nghệ Trí tuệ nhân tạo dành cho các phòng đa năng có nhiều người sử dụng nhằm tạo ra những tòa nhà xanh hơn và trong lành hơn ở Việt Nam.
Chủ nhiệm dự án: TS. Lê Duy Dũng, Tổ chức chủ trì: VinUniversity.
7. Phát triển giải pháp công nghệ toàn diện chế sâu – không chất thải (zero waste) và bền vững quả thanh long (Hylocereus) thành đồng thời nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính (Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ,…) thích hợp áp dụng cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam.
Chủ nhiệm dự án: PGS.TS. Nguyễn Minh Tân, Tổ chức chủ trì: Đại học Bách Khoa Hà Nội.
💐 Xin chúc mừng các dự án và mong rằng các nghiên cứu trên sẽ tạo ra nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của KHCN và ĐMST của Việt Nam.
(VTC News) – Những cánh cửa mới đã mở ra với nhiều dự án “Make in Vietnam” tâm huyết và đầy tiềm năng nhờ sự đồng hành của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF).
Khi khởi xướng dự án “Core-Tech 4.0” cùng các cộng sự, mong muốn của PGS.TS Nguyễn Quốc Chí là tạo ra nền tảng công nghiệp 4.0 tuỳ chỉnh giúp tăng năng suất, chi phí hợp lý và quan trọng là tối ưu kế hoạch sản xuất theo sự biến động của thị trường. Đây cũng chính là các yếu tố sống còn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Nền tảng này sẽ cung cấp giải pháp quản lý thống nhất, từ thiết kế đến sản xuất các dây chuyền gia công CNC, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách kết hợp loạt công nghệ như: mô hình đa vật lý (multiphysics modelling), trí tuệ nhân tạo (AI), giám sát dựa trên đám mây (cloud-based monitoring), bản sao số (digital twin)…
Để triển khai dự án, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này không dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp e ngại trước một dự án nghiên cứu có tính đặc thù, khác biệt với các dự án phát triển và đầu tư thông dụng.
Tuy nhiên, khi hồ sơ dự án gửi về Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF), cánh cửa mới đã được mở ra.
Core-Tech 4.0 là một trong những dự án được nhận tài trợ từ Quỹ VinIF năm 2024 vì tinh thần “Make in Vietnam”, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững ngành sản xuất. Đó cũng là một trong những tiêu chí quan trọng khi xét duyệt dự án của quỹ khoa học công nghệ này.
Với kinh phí được Quỹ VinIF cấp, nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm các giải pháp có thể ứng dụng tại doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng để hình thành các công nghệ mở giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phát triển cùng nhau theo lời kêu gọi “Make in Vietnam”.
Kỳ vọng của dự án là sẽ thành lập một trung tâm nghiên cứu Smart Factory (nhà máy thông minh) trong trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM.
Cũng mang đậm tinh thần “Make in Vietnam” là dự án “Thiết kế chip AI dựa trên cấu trúc mạng Spiking Neural Network và vi xử lý RISC-V đa lõi kết hợp mạng trên chip” do TS Lê Đức Hùng, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM chủ trì.
Dự án này thiết kế và triển khai chip trí tuệ nhân tạo (AI) dựa trên mạng thần kinh tăng vọt (Spiking Neural Network – SNN). Chip AI được đề xuất này có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng biển số xe, phát hiện vật thể, thu thập dữ liệu hay các kỹ thuật y sinh phức tạp như phát hiện sự thay đổi của tình trạng mạch máu, phát hiện ung thư da.
Nhóm nghiên cứu mong muốn áp dụng hệ thống này vào các dự án thành phố thông minh tại TP.HCM và các thành phố khác tại Việt Nam.
Nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ tạo ra con chip “Make in Vietnam”, từ đó hình thành hệ sinh thái bán dẫn Việt Nam, góp phần phát triển ngành công nghiệp chip bán dẫn, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, tạo ra nền tảng công nghệ số cho các ngành, nền kinh tế khác.
TS Lê Đức Hùng cho biết, việc tìm kiếm các nhà tài trợ cho dự án khá khó khăn. Vốn dĩ lĩnh vực vi mạch bán dẫn cần nhiều thời gian và nguồn lực để có kết quả. Trong khi đó, các quỹ hoặc nguồn tài trợ nghiên cứu thường giới hạn một trong hai yếu tố này, đồng thời thủ tục khá phức tạp. Trong lúc khó khăn, sự hỗ trợ của VinIF đã đến đúng lúc, không chỉ về tài chính mà cả sự đồng hành trong các giai đoạn tiếp theo.
“Các sản phẩm vi mạch liên quan đến AI phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ và có thể góp phần hình thành hệ sinh thái về vi mạch bán dẫn, về trí tuệ nhân tạo, hướng tới các giai đoạn có thể “start-up” trong tương lai mà mạng lưới VinIF có thể kết nối và hỗ trợ”, TS Lê Đức Hùng chia sẻ.
Hai dự án đáng chú ý khác được Quỹ VinIF công bố tài trợ năm 2024 là dự án “Phát triển thiết bị tự hành dưới nước AUV sử dụng công nghệ SONAR cho quan trắc ngầm và đo đạc các tham số môi trường biển” của PGS.TS. Nguyễn Văn Đức, Đại học Bách Khoa Hà Nội và Dự án “Tối ưu hóa hoạt động chuỗi cung ứng dựa trên hành vi của khách hàng” của TS Hà Minh Hoàng, Đại học Kinh tế quốc dân.
Với dự án của PGS.TS Nguyễn Văn Đức, việc phát triển thành công nguyên mẫu AUV kết hợp với trạm điều khiển sẽ mở đường cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về các chủ đề IoT dưới nước và thông tin liên lạc trên biển và quản lý môi trường biển.
Trong khi đó, dự án của TS Hà Minh Hoàng tập trung vào ba bài toán lớn trong quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm quản lý hàng tồn kho (inventory management), lựa chọn địa điểm đầu tư (facility location) và định tuyến xe (vehicle routing). Đây là những bài toán cốt lõi và có liên hệ chặt chẽ với nhau, được cộng đồng nghiên cứu học thuật quốc tế trong các lĩnh vực khoa học dữ liệu, vận trù học, kinh tế lượng, quản trị chuỗi cung ứng quan tâm.
Quỹ VinIF được thành lập năm 2018 và triển khai từ năm 2019 nhằm hỗ trợ các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện, các nhà khoa học thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học công nghệ xuất sắc, có tầm ảnh hưởng lớn, có khả năng tạo ra các sản phẩm, giải pháp công nghệ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, tạo ra sự thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam.
Mô hình xét duyệt công bằng, minh bạch, quá trình xét chọn nhanh gọn giúp bảo đảm tính mới, tính thời sự của nghiên cứu đã góp phần tạo ra môi trường nghiên cứu cạnh tranh, và từ đó mang lại sự thay đổi đáng kể đối với văn hóa nghiên cứu khoa học nước nhà.
Trong số các dự án được VinIF tài trợ, 11 dự án đã thương mại hóa sản phẩm hoặc chuyển giao công nghệ. Hàng chục dự án khác đang trên con đường thử nghiệm, phát triển, hoàn thiện sản phẩm để tiến tới thương mại hóa với hơn 80 đăng ký sáng chế trong nước và quốc tế.
Hiện các dự án được VinIF tài trợ đã tạo ra hơn 350 sản phẩm dạng phần cứng, phần mềm, hơn 600 công trình công bố trên các tạp chí, hội nghị quốc tế uy tín, hơn 100 bộ cơ sở dữ liệu mở. Không những thế, đã có trên 100 nghiên cứu sinh và 150 học viên cao học được hướng dẫn, tham gia và được trả lương từ các dự án như cách làm của các nước phát triển.
Việc đào tạo sau đại học thông qua các dự án nghiên cứu cộng hưởng với chương trình tài trợ học bổng sau tiến sĩ đã thắp lửa nhiệt huyết cho các nhà khoa học trẻ, khích lệ mạnh mẽ tinh thần cống hiến cho khoa học, từ đó tạo ra một mạng lưới các nhà nghiên cứu trẻ tài năng, đam mê và hình thành thế hệ nhà khoa học trẻ kế cận.
Từ năm 2021 đến nay, VinIF đã cấp 240 suất học bổng sau tiến sĩ. Chương trình này không chỉ hạn chế tình trạng chảy máu chất xám, giúp các tiến sĩ tốt nghiệp nước ngoài mới về nước có thể yên tâm cống hiến mà còn giúp các tiến sĩ đang ở nước ngoài có mong muốn về nước làm nghiên cứu được tiếp thêm động lực và quyết tâm trở về. Điều này thể hiện ở 60% tỷ lệ hồ sơ đầu vào và 70% tỷ lệ ứng viên nhận học bổng là tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài.
Không thể phủ nhận, một làn gió mới trong việc đầu tư nghiên cứu sau tiến sĩ trong nước đã khởi sinh, nâng tầm học thuật cho các nhà khoa học trong nước trên những bước làm khoa học chuyên nghiệp đầu tiên.
TS Phạm Thanh Tuấn Anh (SN 1992) – 1 trong 10 nhà khoa học trẻ vừa được vinh danh Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng 2024 – là một trong những gương mặt được Quỹ VinIF cấp học bổng tiến sĩ từ năm 2020 và mới đây là học bổng sau tiến sĩ năm 2024. Những kết quả đáng kể mà nhà khoa học trẻ xuất sắc trong lĩnh vực vật liệu mới này đạt được trong thời gian qua có dấu ấn rõ nét của VinIF.
Trong đó, nhờ vào sự hỗ trợ kịp thời từ học bổng đào tạo tiến sĩ trong nước của Quỹ, TS Phạm Thanh Tuấn Anh có thêm nguồn kinh phí để tập trung và đầu tư cho các phép phân tích trong các công bố khoa học.
Công trình khoa học tiêu biểu của TS Tuấn Anh được đăng trên tạp chí Acta Materialia có sự hỗ trợ từ Quỹ VinIF là một phần kết quả quan trọng trong luận án tiến sĩ, đồng thời được đánh giá cao ở Hội thi Sáng tạo kỹ thuật và Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM.
Trong danh sách Quả cầu vàng 2024 còn có TS Nguyễn Văn Sơn – giảng viên khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Top 10) và TS Trần Ngọc Quang – người sáng lập nhóm nghiên cứu Vật liệu Chuyển hóa Năng lượng tại Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu cấu trúc Nano và Phân tử, Đại học Quốc gia TP.HCM (Top 10).
Cả TS Sơn và TS Quang đều được tài trợ nghiên cứu sau tiến sĩ bởi quỹ VinIF sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ tại các trường đại học danh giá ở nước ngoài và trở về Việt Nam cống hiến. Với sự tiếp sức từ Quỹ VinIF, họ đã tạo nên những thành quả khoa học giá trị đầu tiên 100% “make in Vietnam”.
Bày tỏ lòng trân trọng với sự hỗ trợ từ Quỹ VinIF, TS Sơn chia sẻ: “Quỹ không chỉ hỗ trợ mặt tài chính mà còn hỗ trợ kết nối với các nhà khoa học đầu ngành”.
So với 6 năm trước, quan niệm về nghiên cứu khoa học tại Việt Nam đã thay đổi. Những nhà khoa học trẻ, những học viên cao học, nghiên cứu sinh đã xem việc học thạc sĩ, tiến sĩ là bước khởi đầu cho một sự nghiệp khoa học, chứ không chỉ là đạt một cái bằng. Họ đã thực sự xem nghiên cứu khoa học là một nghề.
Sự thay đổi đó xuất phát từ sự thay đổi trong cơ chế tài trợ cho nhà khoa học trẻ.
Chương trình học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước của Quỹ VinIF khởi chạy năm 2019 đã tiên phong một cách thức tài trợ mới với mức tài trợ thoả đáng để các nhà khoa học trẻ có thể toàn tâm toàn ý phát triển năng lực nghiên cứu. Với mức lương 120-150 triệu đồng/năm, họ có thể dành toàn bộ thời gian vào học tập và nghiên cứu, đạt được những thành quả nghiên cứu thực sự chất lượng, tiệm cận trình độ quốc tế.
Năm 2024, danh sách ứng viên nhận học bổng thạc sĩ của VinIF có những gương mặt rất đặc biệt. Họ là những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, có thành tích học tập và nghiên cứu xuất sắc, nhưng có thể phải từ bỏ con đường nghiên cứu nếu như không có sự hỗ trợ từ Quỹ.
Nguyễn Hải Nam (SN 2001), tốt nghiệp xuất sắc ngành Công nghệ thông tin, trường Đại học Thủy Lợi, có 1 công bố quốc tế trên tạp chí thuộc hệ thống ISI, từng bị tai nạn nghiêm trọng khi còn học phổ thông và mang theo di chứng đến nay. Kinh tế gia đình khánh kiệt vì chữa trị cho Nam.
Nguyễn Trọng Tính (SN 2002), tốt nghiệp xuất sắc ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, tác giả của hai dự án nghiên cứu ngón tay giả bán tự động và thiết bị cảnh báo chướng ngại vật cho người khuyết tật, có cha mẹ đều bị ung thư. Tính vừa học đại học vừa phải nuôi cha mẹ bệnh và em trai đang học phổ thông.
Trần Thành (SN 2001), tốt nghiệp xuất sắc ngành Vật lý nguyên tử và hạt nhân, trường Đại học Sư phạm TP.HCM, sở hữu 2 công bố quốc tế xếp hạng Q1, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống dựa vào sự cưu mang của ông bà ngoại đều đã trên 80 tuổi.
Nam, Tính, Thành đều có chung niềm đam mê với nghiên cứu khoa học và xác định đây là con đường tương lai của mình. Những học viên sau đại học không có điều kiện kinh tế vẫn chọn nghiên cứu khoa học làm sự nghiệp là minh chứng cho thấy sự thay đổi cốt lõi về nhận thức của xã hội đối với nghề nghiên cứu.
Cũng từ đây, một mạng lưới gồm hơn 1.500 nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc được hình thành, với tư duy làm khoa học mới, chính trực, trách nhiệm, tận tâm, đóng góp cho sự phát triển khoa học chung của đất nước.
Thành lập từ năm 2018, với 7 chương trình tài trợ lớn và tổng kinh phí tài trợ lên đến 900 tỷ đồng, Quỹ VinIF đã chứng tỏ được sự ảnh hưởng của mình bằng sự ra đời của những công trình mang tầm thế giới, góp phần xây dựng mới những ngành đào tạo trọng yếu, thành lập những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và tác động đổi mới các cơ chế, chính sách tài trợ khoa học công nghệ tại Việt Nam, thông quá đó tạo nên sự đột phá về tư duy, phong cách và văn hóa hoạt động nghiên cứu khoa học của nước nhà.
(CAFEF) Thông qua 7 chương trình tài trợ lớn, tổng kinh phí tài trợ trên 900 tỷ đồng, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF (thuộc VinBigdata) đã góp phần không nhỏ tạo nên sự đột phá về tư duy, phong cách và văn hóa hoạt động nghiên cứu khoa học trong nước.
Quỹ Việt “chắp cánh” cho các dự án nghiên cứu khoa học
Ngày 8/11, 10 nhà khoa học trẻ độ tuổi từ 30-34 đã vinh dự nhận giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng nhờ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học với nhiều sáng chế, nghiên cứu quốc tế.
4 trong số 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc này có một điểm chung – đều nhận tài trợ khoa học từ một quỹ trong nước mà theo mô tả của họ là “kịp thời, cần thiết, có tác động rất lớn đến thành tựu họ có được hôm nay” – Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF (thuộc VinBigdata).
TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, Phó trưởng phòng – Phòng thí nghiệm vật liệu kỹ thuật cao, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM, khẳng định sự hỗ trợ của Quỹ VinIF có đóng góp tích cực đến các kết quả mà anh đạt được trong thời gian qua. “Nhờ vào sự hỗ trợ kịp thời từ học bổng đào tạo tiến sĩ trong nước của Quỹ VinIF, tôi có thêm nguồn kinh phí để tập trung và đầu tư cho các phép phân tích trong các công bố khoa học”, anh nói.
TS. Tuấn Anh nhận học bổng tiến sĩ VinIF năm 2020 và học bổng sau tiến sĩ VinIF năm 2024. Anh đã có 39 bài báo công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục Q1 và 19 bài báo thuộc danh mục Q2. Anh cũng là chủ nhiệm 2 đề tài nghiên cứu khoa học tương đương cấp Bộ và 4 đề tài cấp cơ sở đã nghiệm thu.
Tương tự, TS. Trần Ngọc Quang, 34 tuổi, nhận học bổng tiến sĩ năm 2023 và 2024 từ VinIF, hiện là nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc nano và phân tử thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM.
“Thành tích đạt được là động lực để tôi không ngừng cố gắng, học tập và phát triển bản thân, đồng thời thúc đẩy tôi trong việc tiếp tục đào tạo và dìu dắt các bạn trẻ đam mê nghiên cứu khoa học. Để đạt được kết quả này là nhờ sự tham gia, đồng hành, và hỗ trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF trong năm vừa qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quỹ VinIF và kính mong Quỹ sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ nhiều nhà khoa học trẻ tại Việt Nam”, anh nói.
Là tác giả chính của chuỗi 4 công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí quy tín Chemical Engineering Journal, TS. Trương Hải Bằng từng gặp không ít khó khăn khi phải xoay xở đầu tư thu thập mẫu vật, thực hiện thí nghiệm, gửi mẫu phân tích tính chất vật liệu.
“Giữa lúc khó khăn đó, học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ của VinIF là nguồn tài trợ khoa học đầu tiên cho nghiên cứu của tôi từ khi tôi trở về Việt Nam. Phương thức giải ngân đơn giản, nhanh chóng đã giúp tôi có thể đầu tư các thiết bị thí nghiệm căn bản, cung cấp chi phí để tôi gửi mẫu phân tích tính chất vật liệu và mẫu nước đến các trung tâm phân tích không chỉ ở trong Việt Nam mà cả ở nước ngoài”, vị tiến sĩ trẻ chia sẻ.
Trong khi đó, với nữ PGS.TS. Phùng Xuân Lan – Chủ nhiệm dự án “Thiết kế và chế tạo máy in sinh học 3D tích hợp để đặt nền móng cho các nghiên cứu công nghệ mô tại Việt Nam”, Quỹ VinIF không chỉ tài trợ kinh phí thực hiện mà còn cung cấp những hỗ trợ tuyệt vời: thủ tục hành chính tinh gọn, tạo điều kiện tối đa cho các nhà khoa học tập trung nghiên cứu.
Trên khắp Việt Nam, còn rất nhiều các nhà khoa học trẻ khác đang ấp ủ những dự án nghiên cứu đầy tiềm năng khác nhưng không phải ai cũng có cơ hội nhận tài trợ, hỗ trợ để theo đuổi đam mê khoa học của mình.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn từ 2017-2023, tỷ lệ chi ngân sách cho cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chỉ đạt 1,1-1,18%, riêng năm 2023 là 0,82% tổng chi ngân sách – đạt 2.076 tỷ đồng, trong khi Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị quy định đảm bảo từ 2% trở lên. Kinh phí là bài toán không dễ giải cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Trên 900 tỷ đồng và hơn thế nữa
Sự xuất hiện của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF (thuộc VinBigdata) từ năm 2018 đã “chắp cánh” cho không ít ước mơ nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trẻ trong nước, mà theo GS. Vũ Hà Văn – Giám đốc Khoa học Quỹ VinIF từng gọi đây là “nơi người trẻ coi làm khoa học là một nghề được trả lương, với đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm”.
Thông qua 7 chương trình đào tạo lớn, Quỹ VinIF đã tài trợ trên 900 tỷ đồng, góp phần giúp các nhà khoa học tạo ra những công trình mang tầm thế giới, xây dựng mới những ngành đào tạo trọng yếu, thành lập những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và tác động giúp đổi mới cơ chế, chính sách tài trợ khoa học công nghệ.
Tính đến nay, Quỹ VinIF đã nhận 1.500 hồ sơ đề xuất và tài trợ cho 124 dự án Khoa học công nghệ (KHCN). Các dự án tạo ra trên 350 sản phẩm dạng mẫu cũng như sản phẩm có thể tiêu thụ trên thị trường, hơn 80 sáng chế được cấp bằng bảo hộ hoặc chấp nhận đơn, trên 600 công trình công bố trên các tạp chí, hội nghị quốc tế uy tín, hơn 100 cơ sở dữ liệu mở…
Quỹ cũng đã cấp 748 học bổng thạc sĩ, 787 học bổng cho các tiến sĩ và 240 suất tài trợ học bổng sau tiến sĩ.
Vừa qua, vào ngày 20/12/2024, Quỹ VinIF đã tổ chức Lễ công bố các chương trình tài trợ năm 2024 với 7 chương trình tài trợ thường niên bao gồm dự án KHCN; học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước; học bổng sau tiến sĩ trong nước; hợp tác đào tạo thạc sĩ khoa học dữ liệu; lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử (VHLS); khóa học ngắn hạn và giáo sư thỉnh giảng; hợp tác và tài trợ sự kiện, hội thảo.
Qua các vòng xét duyệt của hội đồng chuyên gia, Quỹ quyết định tài trợ cho 7 dự án KHCN; 7 dự án và 15 sự kiện VHLS; 200 suất học bổng thạc sĩ, tiến sĩ; 60 suất học bổng sau tiến sĩ; và 38 hội nghị, hội thảo, bài giảng đại chúng.
Lễ công bố có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu; lãnh đạo các đơn vị thuộc Tập đoàn Vingroup; đại diện các dự án KHCN và VHLS; các ứng viên xuất sắc nhận học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ năm 2024; đại diện câu lạc bộ VinIF Alumni cùng các ứng viên nhận giải thưởng Gương mặt VinIF Alumni tiêu biểu 2024.
Đức Nam
Nhịp sống thị trường.
Ngày 20/12 vừa qua, Quỹ VinIF tổ chức Lễ công bố các chương trình tài trợ năm 2024 với sự tham dự của gần 450 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ban ngành, các trường đại học, các nhà khoa học, chuyên gia, nghiên cứu sinh trên toàn quốc.
Tại sự kiện, Quỹ công bố tài trợ thêm 100 tỷ đồng năm 2024, nâng tổng mức tài trợ lên 900 tỷ đồng trong 6 năm liên tiếp. Theo đó, Quỹ VinIF đã và đang trợ lực cho hơn 3.500 nhà khoa học, cấp kinh phí cho 124 dự án, tạo ra hơn 80 sáng chế trong nước và quốc tế, trên 600 công trình công bố trên các tạp chí và hội nghị quốc tế uy tín…
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đánh giá cao những đóng góp của VinIF và đặt kỳ vọng các hoạt động của Quỹ sẽ tạo động lực để thu hút nhiều tập đoàn doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác quan tâm đầu tư bên cạnh các nguồn đầu tư của nhà nước cho khoa học công nghệ.
Trong năm 2024, song hành cùng các hoạt động hỗ trợ nhà khoa học thực hiện hoá nghiên cứu mũi nhọn với những công trình có tính ứng dụng, quỹ VinIF cũng tích cực tham gia vào hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các dự án tiềm năng thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu. Đến nay đã có nhiều dự án được thương mại hoá và chuyển giao công nghệ.
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF được thành lập từ năm 2018 bởi Tập đoàn Vingroup, là một phần thuộc hệ sinh thái của VinBigdata với mục tiêu góp phần thay đổi tư duy và văn hoá hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ cộng đồng khoa học Việt ngày một lớn mạnh.
Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF) tổ chức Lễ công bố các chương trình tài trợ năm 2024, theo đó tổng mức tài trợ trong 6 năm liên tiếp của VinIF cho khoa học công nghệ Việt là hơn 900 tỷ đồng. Quỹ VinIF là chương trình phi lợi nhuận của Tập đoàn Vingroup, nhằm mục tiêu thay đổi môi trường nghiên cứu và góp phần tạo bệ phóng đưa khoa học Việt vươn tầm quốc tế.
Lễ công bố các chương trình tài trợ năm 2024 của Quỹ VinIF có sự tham dự của gần 450 đại biểu, bao gồm đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, trường đại học, viện nghiên cứu, các dự án và ứng viên nhận tài trợ cùng các nhà khoa học và chuyên gia uy tín.
Năm 2024, với sự đồng hành của Hội đồng chuyên gia, Quỹ VinIF đã xét chọn tài trợ cho 07 dự án khoa học công nghệ (KHCN); 07 dự án và 15 sự kiện văn hóa, lịch sử (VHLS); 200 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ; 60 học bổng sau tiến sĩ; 38 hội nghị, hội thảo, bài giảng đại chúng. Các đề án hợp tác đào tạo thạc sĩ khoa học dữ liệu cũng tiếp tục được triển khai.
Đây là năm thứ 6 liên tiếp VinIF đồng hành cùng KHCN Việt thông qua các hoạt động hỗ trợ hiện thực hóa những nghiên cứu và dự án tiềm năng. Đến nay, Chương trình đã và đang trợ lực cho hơn 3.500 nhà khoa học, đã cấp kinh phí cho 124 dự án, tạo ra hơn 80 sáng chế trong nước và quốc tế, trên 600 công trình công bố trên các tạp chí và hội nghị quốc tế uy tín, 350 sản phẩm các loại. Tỷ lệ dự án nghiệm thu đã thương mại hóa sản phẩm hoặc chuyển giao công nghệ và thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp là 22% và 34%.
Phát biểu tại sự kiện, GS. Vũ Hà Văn (Giám đốc Khoa học Quỹ VinIF, Tập đoàn Vingroup) chia sẻ: “Mong muốn lớn nhất của Quỹ là góp phần thay đổi tư duy tích cực, kiến tạo nên một văn hóa, tác phong hoạt động khoa học và nghiên cứu mới trong nước. Chúng tôi hy vọng VinIF ngày càng lan tỏa những ảnh hưởng tích cực để tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ hơn. Trong đó, vai trò của chính các nhà khoa học cũng rất quan trọng trong việc tạo nên nhận thức đúng đắn về vai trò của khoa học và nghiên cứu khoa học. Quỹ VinIF sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng khoa học Việt Nam trên con đường thay đổi tư duy và thực hiện trách nhiệm xã hội”.
Cũng tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy ghi nhận và đánh giá cao sứ mệnh, tầm nhìn cũng như những đóng góp tiên phong, nổi bật cho cộng đồng KHCN của VinIF trong những năm vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh Bộ cũng đang trong quá trình cập nhật, hoàn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo của Việt Nam, trong đó việc khai thông, phát huy các đóng góp từ nguồn lực từ khu vực tư nhân được đặc biệt quan tâm. Từ thành công của VinIF, Thứ trưởng cho biết sẽ tăng cường hợp tác nhằm gia tăng nguồn lực nghiên cứu ở khu vực ngoài công lập, đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm, kết nối hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.
Sau 6 năm liên tục đổi mới và sáng tạo, Quỹ VinIF kỳ vọng không chỉ là nguồn tài chính phi lợi nhuận hiệu quả với những nghiên cứu tiên phong và thành quả nổi bật mà còn là nguồn cảm hứng, tạo ra nhiều thay đổi tích cực đối với văn hóa nghiên cứu khoa học. Quỹ đã và đang góp phần thu hút tri thức người Việt về nước, tạo động lực tích cực trong công cuộc phát triển khoa học ngày càng bền vững của Việt Nam.
—–
Tính đến hết năm 2024, VinIF đã tài trợ 748 học bổng thạc sĩ, 787 học bổng tiến sĩ, 240 học bổng sau tiến sĩ. Những nhà khoa học trẻ này đã tạo ra 1.500 công trình công bố trên các tạp chí và hội thảo uy tín quốc tế, 900 công trình trên các tạp chí và hội thảo trong nước, cùng hàng trăm sản phẩm sở hữu trí tuệ và giải thưởng KHCN.
Trong số những nhà khoa học nhận tài trợ từ VinIF, nhiều gương mặt xuất sắc đã được ghi nhận ở tầm quốc gia, quốc tế. Cụ thể, trong 3 năm từ 2022-2024, có 10 trong số 30 ứng viên giành giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng đã và đang nhận học bổng VinIF. Hàng chục ứng viên xuất sắc khác cũng được vinh danh là gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam, có tên trong Forbes under 30, Hội đồng Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu, Top các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới….
(Vnexpress) Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) sẽ xét tài trợ cho 7 dự án khoa học công nghệ, hàng trăm học bổng thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ cùng một số chương trình khác.
Ngày 20/12, VinIF công bố các chương trình tài trợ năm 2024. Theo đó, với sự đồng hành của Hội đồng chuyên gia, quỹ VinIF xét chọn tài trợ cho 7 dự án khoa học công nghệ; 7 dự án và 15 sự kiện văn hóa, lịch sử; 200 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ; 60 học bổng sau tiến sĩ; 38 hội nghị, hội thảo, bài giảng đại chúng. Các đề án hợp tác đào tạo thạc sĩ khoa học dữ liệu cũng tiếp tục được triển khai.
Đây là năm thứ 6 liên tiếp VinIF đồng hành cùng khoa học công nghệ Việt thông qua các hoạt động hỗ trợ hiện thực hóa những nghiên cứu và dự án tiềm năng. Đến nay, chương trình đã và đang trợ lực cho hơn 3.500 nhà khoa học, cấp kinh phí cho 124 dự án, tạo ra hơn 80 sáng chế trong nước và quốc tế, hơn 600 công trình công bố trên các tạp chí và hội nghị quốc tế uy tín, 350 sản phẩm các loại. Tổng mức tài trợ lên đến 900 tỷ đồng. Tỷ lệ dự án nghiệm thu đã thương mại hóa sản phẩm hoặc chuyển giao công nghệ và thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp là 22% và 34%.
Phát biểu tại sự kiện, GS. Vũ Hà Văn – Giám đốc Khoa học quỹ VinIF chia sẻ, mong muốn lớn nhất của quỹ là góp phần thay đổi tư duy tích cực, kiến tạo nên một văn hóa, tác phong hoạt động khoa học và nghiên cứu mới trong nước.
“Chúng tôi hy vọng VinIF ngày càng lan tỏa những ảnh hưởng tích cực để tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ hơn. Trong đó, các nhà khoa học cần đưa ra nhận thức đúng đắn về vai trò của khoa học và nghiên cứu khoa học”, ông Vũ Hà Văn nói và thêm rằng, VinIF sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng khoa học Việt Nam trên con đường thay đổi tư duy và thực hiện trách nhiệm xã hội.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy ghi nhận và đánh giá cao sứ mệnh, tầm nhìn cũng như những đóng góp nổi bật cho cộng đồng khoa học công nghệ của VinIF trong những năm vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh Bộ cũng đang trong quá trình cập nhật, hoàn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Trong đó việc khai thông, phát huy các đóng góp từ nguồn lực khu vực tư nhân được đặc biệt quan tâm. Từ thành công của VinIF, Thứ trưởng cho biết sẽ tăng cường hợp tác nhằm gia tăng nguồn lực nghiên cứu ở khu vực ngoài công lập, đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm, kết nối hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.
Sau 6 năm liên tục đổi mới và sáng tạo, quỹ VinIF kỳ vọng không chỉ là nguồn tài chính phi lợi nhuận hiệu quả với những nghiên cứu tiên phong và thành quả nổi bật mà còn là nguồn cảm hứng, tạo ra nhiều thay đổi tích cực đối với văn hóa nghiên cứu khoa học. Quỹ đã và đang góp phần thu hút tri thức người Việt về nước, tạo động lực tích cực trong công cuộc phát triển khoa học ngày càng bền vững của Việt Nam.
Tính đến hết năm 2024, VinIF đã tài trợ 748 học bổng thạc sĩ, 787 học bổng tiến sĩ, 240 học bổng sau tiến sĩ. Những nhà khoa học trẻ này đã tạo ra 1.500 công trình công bố trên các tạp chí và hội thảo uy tín quốc tế, 900 công trình trên các tạp chí và hội thảo trong nước, cùng hàng trăm sản phẩm sở hữu trí tuệ và giải thưởng khoa học công nghệ.
Trong số những nhà khoa học nhận tài trợ từ VinIF, nhiều gương mặt xuất sắc được ghi nhận ở tầm quốc gia, quốc tế. Cụ thể, trong 3 năm (2022 – 2024), có 10 trong số 30 ứng viên giành giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng đã và đang nhận học bổng VinIF. Hàng chục ứng viên xuất sắc khác cũng được vinh danh là gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam, có tên trong Forbes under 30, Hội đồng Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu, Top các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới…
Quỹ VinIF là chương trình phi lợi nhuận của Tập đoàn Vingroup, nhằm mục tiêu thay đổi môi trường nghiên cứu và góp phần tạo bệ phóng đưa khoa học Việt vươn tầm quốc tế.
Như Ý.
(Dân trí) – Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) góp phần không nhỏ tạo nên sự đột phá về tư duy và hoạt động nghiên cứu khoa học của nước nhà.
Năm 2023, Việt Nam có hơn 19.000 công bố khoa học quốc tế, đứng thứ 47/234 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, theo Journal & Country Rank của SCImago.
Trong 4 năm liên tiếp, kể từ năm 2020, Việt Nam duy trì thứ hạng top 50, thể hiện sự ổn định về số lượng công bố khoa học và năng lực cạnh tranh quốc tế. So sánh với giai đoạn 5 năm trước đó, 2015-2019, số công bố khoa học của Việt Nam đã tăng trưởng vượt 200%.
Đóng góp và tạo nên sự đột phá trong sự thay đổi về tư duy và hoạt động công bố khoa học của người Việt phải kể đến sự ra đời của các quỹ tư nhân, mà cột mốc quan trọng là năm 2019, thời điểm Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) thực hiện hai trong số những chương trình trọng điểm là: chương trình tài trợ dự án nghiên cứu khoa học công nghệ thường niên và chương trình học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước.
Hai chương trình này đã tạo ra một sự thay đổi tiên phong trong văn hóa nghiên cứu khoa học và công nghệ nước nhà. Thông qua việc thiết lập môi trường nghiên cứu cạnh tranh với tiêu chuẩn đầu ra rất cao là các bài báo công bố trên các tạp chí xếp hạng Q1 theo Scimago, dự án của VinIF đã thúc đẩy các nhà khoa học nỗ lực hết mình trong việc tạo ra các công bố quốc tế chất lượng. Cũng từ thời điểm đó, rất nhiều nhà khoa học trẻ tại Việt Nam thực sự xem nghiên cứu là một nghề.
Giáo sư Vũ Hà Văn – Giám đốc khoa học VinIF kể, vài năm trước, khi ông nói chuyện với hiệu trưởng Đại học Bách khoa, ông được biết sinh viên đầu vào của trường rất tốt, nhưng rất ít sinh viên đăng ký học sau đại học. Trong khi ở hầu hết các trường hàng đầu trên thế giới, chương trình sau đại học cũng lớn tương đương với chương trình cử nhân.
Lý do chính là việc học sau đại học rất tốn kém. Nếu không có học bổng, người học phải có một công việc nuôi sống họ hàng ngày. Quá trình vừa học vừa làm như vậy khiến chất lượng nghiên cứu không thể cao.
“Chương trình học bổng thạc sĩ, tiến sĩ của VinIF trả mức lương 120 triệu và 150 triệu/năm cho các học viên và nghiên cứu sinh để họ có thể dành toàn bộ thời gian vào học tập và nghiên cứu, đạt được những thành quả nghiên cứu thực sự chất lượng, tiệm cận trình độ quốc tế.
Các ứng viên nhận học bổng dần dần sẽ hướng đến việc coi nghiên cứu khoa học, làm tiến sĩ là một nghề nghiệp nghiêm túc, là bước bắt đầu cho một sự nghiệp khoa học”, Giáo sư Vũ Hà Văn nói.
Chương trình học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước của Quỹ VinIF khởi chạy năm 2019 đã tiên phong một cách thức tài trợ mới với mức tài trợ thỏa đáng để các nhà khoa học trẻ có thể toàn tâm toàn ý phát triển năng lực nghiên cứu. Trách nhiệm của họ là hoàn thành những cam kết về kết quả nghiên cứu có mức độ tri thức cao do chính họ đặt ra.
Trong 5 năm, VinIF hợp tác với trên 150 trường đại học, viện nghiên cứu khắp cả nước để cấp 669 học bổng thạc sĩ và 517 học bổng tiến sĩ. Kết quả của những học bổng này là hơn 600 công bố quốc tế trên các tạp chí, hội thảo uy tín, trong đó hầu hết là những hội thảo hạng A/A* ở khu vực ASEAN và trên thế giới.
Thống kê của VinIF cho thấy, số công bố quốc tế trung bình trên một học viên cao học tăng từ 0,24 năm 2020 lên 0,88 năm 2023, tăng 266%. Con số này ở nghiên cứu sinh tiến sĩ là 0,72 năm 2020 và 1,51 năm 2024, tăng 109,7%.
Tới năm 2021, VinIF tiếp tục sứ mệnh nâng tầm học thuật cho các nhà khoa học trẻ khi triển khai chương trình học bổng sau tiến sĩ. Chương trình đã tạo ra làn gió mới trong việc tài trợ cho các nghiên cứu sau tiến sĩ trong nước, hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” khi các tiến sĩ tốt nghiệp nước ngoài mới trở về được yên tâm cống hiến cho quê nhà.
Năm 2022, chỉ một năm sau khi triển khai, đã có 2 ứng viên nhận học bổng từ quỹ được trao giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng, trên tổng số 10 ứng viên trẻ toàn quốc. Số lượng ứng viên nhận tài trợ của quỹ được trao giải thưởng này tăng lên 4 trên tổng số 10 ứng viên trong từng năm 2023 và 2024.
Chương trình học bổng dành cho các nhà khoa học trẻ của VinIF đã tác động mạnh mẽ tới cơ chế đầu tư cho đào tạo sau đại học tại nhiều trường, viện. Sự chuyển dịch chính sách cũng diễn ra khi dự thảo Luật khoa học và công nghệ sửa đổi trình Chính phủ xem xét đã đưa vấn đề lương của học viên cao học và nghiên cứu sinh vào mục chi phí chính thức của đề tài nghiên cứu phát triển.
Và không thể không nhắc đến sự hình thành một mạng lưới hơn 1.500 nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc – những người thực sự xem nghiên cứu là một nghề, có tư duy làm khoa học mới, chính trực, trách nhiệm, tận tâm. Đây sẽ là đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu trong tương lai, được kỳ vọng sẽ tạo ra một “kỳ tích sông Hồng” (tượng trưng cho sự phát triển của Việt Nam, như sự phát triển của Hàn Quốc từng được gọi là “kỳ tích sông Hàn”).
Quay trở lại thời điểm năm 2018, khi Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Quỹ Đổi mới sáng tạo được thành lập, để có thể đặt quyết định chính xác trong một lĩnh vực có nhiều rủi ro, chọn làm gì và làm như thế nào, VinIF đã bám sát vào sứ mệnh của mình.
“Sứ mệnh của quỹ là tài trợ cho các dự án khoa học và công nghệ, các hoạt động đào tạo với định hướng tạo ra các sản phẩm, giải pháp công nghệ đột phá mang lại giá trị, lợi ích thiết thực cho cộng đồng và tạo ra những thay đổi tích cực, bền vững cho Việt Nam.
Căn cứ vào sứ mệnh đó, quỹ xác định hai nhiệm vụ trọng tâm: thứ nhất là thay đổi môi trường, văn hóa nghiên cứu khoa học trong nước, thứ hai là xây dựng nhân lực khoa học công nghệ trẻ và tập trung vào các cá nhân xuất sắc để tạo ra sự đột phá.
Đó là cơ sở để quỹ chọn các chương trình tài trợ dự án nghiên cứu thường niên”, bà Trần Thu Huyền – Cán bộ phụ trách quản lý quỹ – chia sẻ.
Cùng với những thành quả đạt được từ các hoạt động tài trợ hoàn toàn phi lợi nhuận trong những năm qua, trách nhiệm xã hội của VinIF đang thể hiện ngày càng rõ nét. Một sự kiện gây tiếng vang trong giới y học di truyền nói riêng và cộng đồng nói chung diễn ra vào tháng 9 vừa qua là hội thảo khoa học “Công nghệ ADN phục vụ định danh liệt sĩ chưa xác định danh tính và thân nhân liệt sĩ”.
Ông Nguyễn Đăng Toàn, Trưởng phòng Khoa học và Đào tạo của VinIF, người trực tiếp phụ trách việc tài trợ hội thảo này cho biết đây là sự kiện khoa học có tính nhân văn và ý nghĩa thiêng liêng đối với nhiều người trong xã hội.
“Theo nguồn thống kê của Bộ Công an, hiện vẫn còn khoảng 500.000 liệt sĩ chưa được xác định danh tính đang nằm lại chiến trường cũ, hàng ngày chịu tác động của môi trường, khí hậu khắc nghiệt. Nếu chúng ta không nhanh chóng tìm ra một phương thức phân tích, lưu trữ thích hợp, những ADN của họ sẽ mai một dần đi, không còn đủ nhiều và đủ chất lượng để phân tích nữa. Cơ hội tìm được danh tính và đưa các liệt sĩ về với người thân sẽ vĩnh viễn đóng lại.
Cho nên, việc triển khai xây dựng một ngân hàng gen liệt sĩ và thân nhân để phục vụ xác định danh tính liệt sĩ là nhiệm vụ rất cấp bách. Khi làm việc với ban tổ chức hội thảo, chúng tôi thấy rằng đây không chỉ là một hội thảo khoa học có ý nghĩa sâu sắc mà còn là một nhiệm vụ xã hội thiêng liêng, cao cả và nhân văn”, ông Toàn chia sẻ.
Hội thảo đã thu hút các chuyên gia hàng đầu thế giới về ADN pháp y. Các thảo luận xoay quanh dự án ngân hàng gen thân nhân liệt sĩ, nhấn mạnh tính cần thiết của việc áp dụng mtDNA theo căn cứ pháp lý, dự báo tiềm năng của các công nghệ mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phân tích, tìm kiếm thông tin liệt sĩ chưa xác định danh tính.
Trong 5 năm tài trợ các dự án nghiên cứu thường niên, VinIF đã tuyển chọn và tài trợ cho hàng trăm nhóm nghiên cứu để thực hiện các dự án mang tính đột phá, có tầm ảnh hưởng lớn, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, góp phần nâng cao vị thế của khoa học Việt Nam trên thế giới.
Trong lĩnh vực y học, dự án đang triển khai được kỳ vọng sẽ tạo ra ý nghĩa lớn đối với chăm sóc y tế cho trẻ em là “Thiết lập cơ sở dữ liệu tham chiếu sinh học cho trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam” do nhóm nghiên cứu của PGS. Trần Minh Điển – Bệnh viện Nhi Trung ương – thực hiện.
Gần 70% các quyết định lâm sàng của bác sĩ dựa trên thông tin được cung cấp bởi kết quả xét nghiệm. Hiện nay, việc chăm sóc trẻ em ở Việt Nam dựa vào các khoảng tham chiếu tham khảo từ các quần thể không phải người Việt. Thực hành lâm sàng này có thể dẫn đến việc chăm sóc trẻ không được tối ưu vì khoảng tham chiếu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, môi trường và các yếu tố lâm sàng.
Dự án này sẽ lấp đầy lỗ hổng lâm sàng quan trọng trong việc giải thích kết quả xét nghiệm tại Việt Nam. Khoảng tham chiếu sẽ được trao đổi giữa các phòng xét nghiệm lâm sàng nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em trên cả nước. Việc áp dụng những kết quả nghiên cứu sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhân viên y tế và bác sĩ nhi khoa trong việc đưa ra quyết định lâm sàng chính xác trong thực hành y khoa.
Kết quả của dự án cũng sẽ góp phần cung cấp dữ liệu về sinh học máu ở trẻ em, so sánh sự khác biệt giữa các dân tộc và hài hòa khoảng tham chiếu của trẻ em trong khu vực châu Á cũng như trên toàn cầu. Dự án nghiên cứu sẽ đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng dữ liệu sinh học của người Việt và làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, nhóm nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Ngọc Minh – Trường Đại học Khoa học tự nhiên – đang được VinIF hỗ trợ để thực hiện dự án điều tra, dự báo xu hướng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm Asen trong lúa gạo.
“Trong bối cảnh gia tăng ô nhiễm môi trường và những biến đổi khí hậu, một nghiên cứu toàn diện tại các đồng bằng châu thổ trên cả nước về hàm lượng Asen tích lũy trong gạo sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể làm căn cứ tập trung nguồn lực khoa học kỹ thuật và chính sách để giải quyết. Rất có thể, quốc gia nào đi đầu trong giải quyết vấn đề Asen sẽ có ưu thế cung ứng gạo đến các thị trường khó tính”, bà Trần Thị Trang, Trưởng phòng Quản lý Dự án VinIF, nhận định.
Cũng theo bà Trang, dự án này có phạm vi ứng dụng và liên quan đến hơn 4 triệu ha đất trồng lúa ở Việt Nam. Do đó, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm Asen sẽ góp phần đảm bảo sinh kế bền vững cho hàng chục triệu người lao động nông thôn.
Ở lĩnh vực văn hóa – lịch sử, dự án đáng chú ý là “Nghiên cứu niên đại các kiến trúc cổ tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê” của nhóm PGS. Nguyễn Quang Hưng – Đại học Duy Tân.
Dự án áp dụng phương pháp nhiệt phát quang (TLD) cải tiến có khả năng phân biệt các kiến trúc bị chồng lấn về niên đại, giúp giảm sai số trong xác định niên đại xuống dưới 5% thay vì 10-50% như các phương pháp truyền thống.
Tính đến thời điểm hiện tại, VinIF đã tài trợ 600 tỷ đồng cho 117 dự án khoa học công nghệ, với quy mô kinh phí từ 2-10 tỷ đồng/dự án. Các dự án đã tạo ra hàng trăm sản phẩm có tiềm năng thương mại hóa, hơn 600 công trình khoa học được công bố, hơn 80 đăng ký sáng chế trong nước và quốc tế, hàng trăm bộ cơ sở dữ liệu mở cung cấp cho cộng đồng…
Với vai trò quản lý Quỹ VinIF, bà Trần Thu Huyền bày tỏ hy vọng các kết quả mà quỹ đạt được sẽ là nguồn cảm hứng để các doanh nghiệp cùng chung tay xã hội hóa hoạt động hỗ trợ đầu tư cho nghiên cứu khoa học.
Những chính sách VinIF đã triển khai như giao quyền sở hữu tài sản cho tổ chức chủ trì và nhà khoa học, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, sẵn sàng nguồn ngân sách để triển khai các dự án nghiên cứu ngay khi được tuyển chọn để bảo đảm tính thời sự, đã mang lại những hiệu quả tích cực.
Bà Huyền mong muốn những chính sách này sẽ được cân nhắc đưa vào Luật Khoa học công nghệ sửa đổi để tạo điều kiện, hành lang pháp lý thuận lợi cho việc thương mại hóa sản phẩm công nghệ, để kết quả nghiên cứu khoa học có thể phục vụ tốt hơn cho đời sống.
Nhìn lại hành trình 6 năm, Giáo sư Vũ Hà Văn chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng VinIF ngày càng tạo được nhiều ảnh hưởng tích cực trong xã hội, nhất là trong đời sống khoa học và tác phong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, việc mà bước đầu quỹ đã làm tốt. Để tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, vai trò của chính các nhà khoa học cũng rất quan trọng. Việc tạo nên một nhận thức đúng đắn về vai trò của khoa học và nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào các nhà khoa học. Đây cũng là trách nhiệm xã hội của họ. Quỹ VinIF sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng khoa học Việt Nam trên con đường này”.
Thiết kế: Thủy Tiên
Nội dung: Toàn Thịnh
Bài viết trên Báo Dân trí.
Trong tháng 11/2024, VINIF sẽ đồng hành cùng 04 hội thảo KHCN quốc tế nổi bật trong các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, Khoa học & Công nghệ Vật liệu, Hóa học, Điều kiển – Tự động hóa & khoa học thông tin.
- Hội thảo Quốc tế lần thứ 21 về “Nguyên tắc biểu diễn và suy diễn tri thức” (Knowledge Representation 2024 – KR2024): Đây là lần đầu tiên Hội thảo được tổ chức tại Việt Nam, là hội nghị hàng đầu trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo nhằm cập nhật kịp thời và chuyên sâu về tiến bộ trong nguyên tắc, thực hành của việc biểu diễn và quản lý tri thức tính toán trong các hệ thống thông minh.
📍 Thời gian: từ ngày 02/11/2024 – 08/11/2024;
📍 Địa điểm: Khách sạn Pullman, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam;
✅ Website hội thảo: https://kr.org/KR2024/ - Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về Vật liệu tiên tiến và Vật liệu đa chức năng (The 1st International Conference on Advanced and Multifunctional Materials – ICAMM’24): Hội thảo là cơ hội cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, cập nhật những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực vật liệu đa chức năng – tiên tiến, thúc đẩy sự phát triển của NCKH công nghệ vật liệu.
📍 Thời gian: từ ngày 12/11-14/11/2024;
📍 Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
✅ Website hội thảo: https://icamm24.hcmus.edu.vn/home - Hội nghị khoa học Quốc tế “Emerging trends in sustainable chemistry (ETSC 2024)”: Diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp; tập trung vào các hướng nghiên cứu chính gồm: Hóa hợp chất tự nhiên và hóa dược, Tổng hợp hữu cơ, Xúc tác, Hóa polymer, Vật liệu nano, Hóa lý Hóa tính toán, Hóa vô cơ, Hóa phân tích, Vật liệu chuyển hóa năng lượng.
📍 Thời gian: từ ngày 18/11 – 19/11/2024;
📍 Địa điểm: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM;
✅ Website: https://chemistry.hcmus.edu.vn/etsc2024 - Hội nghị Quốc tế về Điều khiển, Tự động hóa và Khoa học thông tin lần thứ 13 (ICCAIS 2024): Hội nghị là diễn đàn khoa học chuyên ngành uy tín hàng đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, được khởi xướng tại Việt Nam từ năm 2012 và luân phiên tổ chức tại nhiều nơi trong khu vực. Hội nghị là sự kiện khoa học lớn với chương trình đa dạng nhận được sự đồng hành của nhiều nhà khoa học lớn và sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học từ hơn 20 quốc gia trên thế giới.
📍 Thời gian: từ ngày 26/11/2024 – 28/11/2024
📍 Địa điểm: KS Caravelle Saigon, Quận 1, Tp.HCM.
🌺 Kính mời quý anh, chị và các nhà khoa học quan tâm cùng đón chờ và theo dõi.
🌏 Từ ngày 17-31/10/2024, VINIF sẽ đồng hành cùng 04 hội thảo KHCN nổi bật trong các lĩnh vực Công nghệ Thông tin – Truyền thông, Thủy sản, Trái đất và Môi trường, Liệu pháp tế bào và gen.
1- Hội nghị Khoa học Quốc tế về các Công nghệ Tiên tiến trong Truyền thông năm 2024 (ATC 2024): Một diễn đàn quốc tế trao đổi khoa học và công nghệ giữa các nhà khoa học Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực điện tử, truyền thông và các lĩnh vực liên quan.
📍 Thời gian: từ ngày 17/10-19/10/2024
📍 Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh
🔹 Website Hội nghị: https://atc-conf.org/
2- Hội thảo quốc tế Thủy sản 2024: Toàn cảnh về Đổi mới Sáng tạo (iCAF2024): Cơ hội để các nhà khoa học, doanh nghiệp, quản lý cùng chia sẻ những thành tựu và đổi mới sáng tạo nghiên cứu khoa học trong sản xuất thủy sản nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, trong khu vực và thế giới nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
📍 Thời gian: từ ngày 17/10-19/10/2024
📍 Địa điểm: Khách sạn Mường Thanh, Phú Quốc, Kiên Giang
🔹 Website Hội thảo: https://caf.ctu.edu.vn/hop-tac-nckh/icaf2024.html
3- Hội thảo khoa học quốc tế “Chuyển đổi xanh năm 2024”: Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước nhằm hiện thực hóa, đưa các công trình nghiên cứu vào cuộc sống.
📍 Thời gian: từ ngày 24/10/2024 – 25/10/2024
📍 Địa điểm: Đại học Quốc gia Hà Nội
📍 Địa điểm tham quan, khảo sát: Quần thể Danh thắng Tràng An, Ninh Bình.
🔹 Website Hội thảo: https://green.org.vn/
4- Hội nghị khoa học quốc tế Liệu pháp Tế bào và Gen lần thứ 7 (VCGT 2024): Hội thảo nhằm chia sẻ ý tưởng và thảo luận kết quả nghiên cứu đột phá nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng liệu pháp tế bào và gen Việt Nam, mở rộng các mối quan hệ hợp tác với cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế, là tiền đề xây dựng được các ý tưởng nghiên cứu mới trong các lĩnh vực: liệu pháp tế bào CAR-T và ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư, các bệnh tự miễn, liệu pháp gen và chỉnh sửa gen, liệu pháp tế bào gốc và chất tiết, v.v.
📍 Thời gian: 31/10/2024
📍 Địa điểm: Hà Nội
☘️ Kính mời quý anh, chị và các nhà khoa học quan tâm cùng đón chờ và theo dõi.