Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) xin thông báo đã hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký cho 04 Chương trình tài trợ:
Dự án Khoa học Công nghệ: gần 170 hồ sơ đăng ký đến từ 64 tổ chức chủ trì.
Dự án Văn hóa, lịch sử: 36 hồ sơ đăng ký đến từ 28 tổ chức và cá nhân.
Học bổng sau tiến sĩ: gần 230 hồ sơ đăng ký thuộc 80 đơn vị chủ trì là các trường đại học, học viện nghiên cứu trên cả nước.
Học bổng sinh viên: 18 hồ sơ đăng ký thuộc các ngành trọng yếu của các trường đại học, học viện.
Năm 2023 ghi nhận số hồ sơ đề xuất tăng rất nhiều so với các năm trước. Đó là dấu hiệu đáng mừng cho thấy ngày càng có nhiều nhóm nghiên cứu mạnh, càng nhiều những dự án và ý tưởng nghiên cứu và ứng dụng.
Tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành các quy trình đánh giá, xét chọn và gửi thông báo kết quả xét chọn tới email người đăng ký theo kế hoạch đã thông báo.
Trong thời gian tới, VinIF tiếp tục mở đăng ký các Chương trình tài trợ khác. Để cập nhật thông tin và kịp thời đăng ký các Chương trình này, quý anh/chị vui lòng theo dõi các thông tin trên fanpage và website của chúng tôi.
Sự kiện do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đồng tổ chức. GS. Morten Meldal – Chủ nhân Giải Nobel hóa học năm 2022 sẽ thực hiện 03 bài thuyết giảng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐕𝐄̂̀ 𝐒𝐔̛̣ 𝐊𝐈𝐄̣̂𝐍
Bài giảng số 1:
Thời gian: 9h00-11h00, ngày 17/04/2023 (Thứ 2).
Địa điểm: Giảng đường 1, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, cơ sở 227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5, HCM. Link đăng ký tham dự online: https://events.quickom.net/checkout?event_id=436
Bài giảng số 2:
Thời gian: 13:00 – 15:00, ngày 18/4/2023 (Thứ 3)
Địa điểm: Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Link đăng ký tham dự online: https://events.quickom.net/checkout?event_id=436
Bài giảng số 3:
Thời gian: 15:00 – 17:00, ngày 20/04/2023 (Thứ 5)
Địa điểm: Hội trường tầng 8, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, tòa A21, số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Hình thức tham dự: trực tiếp
Link đăng ký: https://bit.ly/3Mf6JoH
Đối tượng tham gia: Tất cả mọi người.
Miễn phí tham dự.
𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐕𝐄̂̀ 𝐁𝐀̀𝐈 𝐆𝐈𝐀̉𝐍𝐆
GS. Morten Meldal sẽ giới thiệu về công trình nghiên cứu đạt giải Nobel hóa học 2022 – Phản ứng “click” và những ứng dụng của nó cùng tiềm năng phát triển. Đồng thời, GS. Morten Meldal cũng sẽ chia sẻ những thách thức và tầm quan trọng của nghiên cứu cơ bản và con đường đến giải Nobel hóa học 2022.
𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐃𝐈𝐄̂̃𝐍 𝐆𝐈𝐀̉
GS. Morten Meldal là chủ nhân của Giải Nobel hóa học năm 2022, giáo sư hóa học tại Đại học Copenhagen (UCPH), Đan Mạch. Ông là một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho “hóa học click”, trong đó các khối xây dựng phân tử kết hợp với nhau nhanh chóng và hiệu quả. Ông cũng là người đứng đầu Trung tâm Sinh học Hóa học Tiến hóa của Đại học Copenhagen và đã từng là Phó trưởng phòng Giáo dục (VILU) tại Khoa Hóa học của trường.
Chuyên môn của ông bao gồm hóa học click, hóa học polyme, tổng hợp hữu cơ, tự động hóa trong tổng hợp, thụ thể nhân tạo và enzyme, xét nghiệm nano, nhận dạng phân tử sinh học, xét nghiệm tế bào, miễn dịch học phân tử, phổ MS và NMR quy mô nano, mã hóa,…
GS. Morten Meldal là người sáng lập đồng thời là chủ tịch của Hiệp hội Khoa học Tổ hợp (The Society of Combinatorial Sciences). Ông đã xuất bản hơn 300 bài báo và có 21 bằng sáng chế. Ông cũng là người sáng lập công ty và giám đốc chiến lược của Betamab, một công ty tiến hành nghiên cứu công nghệ sinh học và dược lý, chẩn đoán và phát triển dược phẩm.
“LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO, LẮP RÁP LÀ TIỀN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỂ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PIN SẠC LI-ION TRONG TƯƠNG LAI”
Xu hướng phát triển pin lithium-ion (Li-ion) ứng dụng trong các thiết bị tiêu thụ điện là tất yếu trên thế giới và Việt Nam. Việc nghiên cứu làm chủ công nghệ, dây chuyền lắp ráp pin sạc Li-ion và tiến tới xây dựng mô hình sản xuất công nghiệp đặt ra vai trò rất quan trọng của những nhà khoa học, các tổ chức và doanh nghiệp đồng hành. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang dần làm chủ công nghiệp sản xuất xe điện với những lợi ích môi trường to lớn, tiết giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, việc tự chủ sản xuất pin sạc Li-ion đóng vai trò cốt lõi để có thể bắt kịp thế giới về công nghệ, hàm lượng tri thức và các giá trị kinh tế bền vững.
Dự án “Ứng dụng quy trình tổng hợp vật liệu điện cực từ vỏ trấu để sản xuất thử nghiệm pin sạc Li-ion 4V dạng cúc áo (coin cell) và dạng túi (pouch cell)” do PGS.TS. Lê Mỹ Loan Phụng làm chủ nhiệm (CNDA) và trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (đơn vị chủ trì) được thực hiện từ năm 2020, đến nay đã nghiệm thu thành công. Dự án nhằm nghiên cứu chế tạo, lắp ráp các loại pin sạc với kiểu dáng khác nhau từ những vật liệu tự tổng hợp được trong nước, đặc biệt là sử dụng nguyên liệu chế tạo điện cực từ vỏ trấu – một phụ phẩm nông nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam.
Sau hai năm triển khai, dự án đã đạt được những kết quả nổi bật như sau:
Công bố 05 công trình nghiên cứu có chất lượng cao trên các tạp chí quốc tế, trong đó có 03 bài thuộc tạp chí Q1, 02 bài thuộc tạp chí Q2, đóng góp chung vào sự phát triển công nghệ sản xuất pin Li-ion trên thế giới;
Công bố 04 công trình nghiên cứu trên tạp chí cấp quốc gia;
Sáng chế về quy trình lắp ráp pin sạc Li-ion từ vỏ trấu: 01 sáng chế đã có quyết định chấp nhận đơn;
Sản xuất ở quy mô phòng thí nghiệm và tiến tới sản xuất ở quy mô pilot vật liệu chế tạo điện cực pin sạc Li-ion từ vỏ trấu;
Sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm thành công 50 pin sạc dạng cúc áo CR-2032, 50 pin sạc dạng túi (pouch cell);
Các kết quả nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm, quy trình và bảng đánh giá đã được hội đồng chuyên gia đầu ngành thẩm định.
Kết quả nghiên cứu của dự án đã tạo cơ sở cho sự phát triển các sản phẩm công suất nhỏ, gọn sử dụng pin sạc Li-ion như nguồn điện cung ứng: các thiết bị y tế (máy trợ thính, máy hỗ trợ tim, áo chống cháy thông minh), nguồn dự phòng ứng dụng trong thiết bị điện tử (máy tính) v.v.
PGS.TS. Lê Mỹ Loan Phụng (CNDA) chia sẻ: “Sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực xe điện những năm gần đây đã thúc đẩy công nghệ pin sạc Li-ion cải tiến không ngừng để đáp ứng các tiêu chí về giá thành, an toàn và tính bền vững. Nghiên cứu tạo ra vật liệu điện cực cho pin sạc từ vỏ trấu là một giải pháp giúp giảm giá thành của pin sạc, thông qua tận dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp để tạo ra sản phẩm ứng dụng có giá trị cao. Đây là tiền đề quan trọng đánh dấu sự phát triển của công nghệ chế tạo và lắp ráp pin sạc Li-ion tại Việt Nam. CNDA đã nghiên cứu về lĩnh vực pin sạc từ năm 2010 và ấp ủ dự định phát triển, tự chủ công nghệ sản xuất, lắp ráp và ứng dụng tại Việt Nam từ nhiều năm nay. Thông qua chương trình tài trợ Dự án Khoa học Công nghệ của Quỹ Đổi mới Sáng tạo VinGroup (VINIF), dự án đã có một bước tiến lớn để hiện thực hóa các ý tưởng phát triển từ phòng thí nghiệm. Đồng thời, nhiều cơ hội trong việc hợp tác với các doanh nghiệp để thương mại hóa sản phẩm cũng được mở ra.”
Xin chúc mừng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM và nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Lê Mỹ Loan Phụng!!!
Tìm hiểu thêm về dự án tại đây: https://vinif.org/annual/vinif-2020-ncud-da039-ung-dung-quy-trinh-tong-hop-vat-lieu-dien-cuc-tu-vo-trau-de-san-xuat-thu-nghiem-pin-sac-li-ion-4-v-dang-cuc-ao-coin-cell-va-dang-tui-pouch-cell/
Ngày 25/10/2022, “Lễ công bố & sơ kết các dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa Lịch sử” sẽ chính thức diễn ra. Qua bốn năm triển khai, lần đầu tiên Quỹ VINIF mở rộng tài trợ các dự án Văn hóa Lịch sử sau thời gian đầu chỉ tài trợ các dự án Khoa học Công nghệ.
Chương trình tài trợ dự án Khoa học Công nghệ của VINIF được triển khai từ năm 2019, chương trình đã và đang tạo nên những tác động tích cực đối với môi trường và văn hóa nghiên cứu tại Việt Nam. Đến năm 2021, VINIF khởi động Chương trình lưu giữ các giá trị Văn hóa Lịch sử nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bảo tồn những giá trị văn hóa của đất nước và hỗ trợ các nhà văn hóa thực hiện các dự án ấp ủ của mình.
Năm 2022, chương trình tài trợ dự án Khoa học Công nghệ và chương trình lưu giữ các giá trị Văn hóa Lịch sử đã tiếp nhận được 250 hồ sơ đề xuất. Trải qua ba vòng đánh giá khoa học, chặt chẽ, hội đồng khoa học công nghệ và hội đồng văn hóa lịch sử đã xét chọn được 19 dự án Khoa học Công nghệ và 05 dự án Văn hóa Lịch sử.
Đặc biệt tiếp sau lễ công bố là 02 bài giảng đại chúng về hai giải thưởng Nobel Y Sinh học và giải Nobel Vật lý năm 2022, do các chuyên gia uy tín và chủ nhiệm dự án trình bày.
Sự kiện lễ công bố dự án năm 2022 cũng sẽ là ngày hội giao lưu giữa các nhà khoa học công nghệ và các nhà văn hóa, nghệ sĩ; với cầu nối là chương trình ca nhạc do nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đạo diễn, với sự tham gia của ca sĩ Phạm Thu Hà và các nghệ sĩ khác, đặc biệt là phần độc tấu tác phẩm Trống cơm sẽ do chính tác giả trình bày.
Vậy dự án khoa học công nghệ và dự án văn hóa lịch sử xuất sắc nào sẽ nhận được tài trợ năm 2022 của Quỹ VINIF?
Các dự án đã đạt được kết quả nghiên cứu như thế nào trong ba năm qua?
Thông tin về 24 dự án xuất sắc được nhận tài trợ năm 2022 sẽ được VINIF công bố trong buổi lễ ngày 25/10/2022 tới đây, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các bộ ngành, các đại sứ quán tại Việt Nam, các viện khoa học, trường đại học, chủ nhiệm các dự án và một số thành viên hội đồng khoa học của Quỹ.
Hãy cùng đón đợi LỄ CÔNG BỐ & SƠ KẾT CÁC DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ VĂN HÓA LỊCH SỬ và BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG VỀ GIẢI NOBEL Y SINH VÀ NOBEL VẬT LÝ NĂM 2022.
Thời gian: Thứ Ba, ngày 25/10/2022.
09h00 – 12h00: Lễ công bố và sơ kết các dự án.
14h00 – 16h30: Bài giảng đại chúng về Giải Nobel Y sinh và Giải Nobel Vật lý năm 2022.
Hình thức tổ chức: Trực tiếp và phát trực tuyến trên Fanpage VINIF.
Địa điểm: Trung tâm hội nghị Almaz, Long Biên, Hà Nội.
#VinBigdata#VINIF#VINIF01#VINIF09#Duan#KhoahocCongnghe#VanHoaLichSu#BaiGiangDaiChung#Nobel
“Việt Nam đang thực sự thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực dữ liệu. Chúng tôi kỳ vọng sẽ đồng hành cùng các cơ sở đào tạo để khuyến khích các bạn trẻ có năng lực học tập và nghiên cứu khoa học dữ liệu – vốn là ngành không thể thiếu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Đây là chia sẻ của Giáo sư Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup khi triển khai Chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu vào ngày 18 tháng 7 năm 2020.
Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo là hai ngành quan trọng trong cuộc Cách mạng 4.0. Với mong muốn góp phần xây dựng nguồn nhân lực cho ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, năm 2020, Quỹ VINIF đã mở Chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu, giữa VINIF và các viện nghiên cứu, trường đại học đầu ngành của Việt Nam. Chương trình hướng tới mục tiêu hỗ trợ nguồn lực tài chính và công nghệ, mạng lưới tri thức và chuyên gia cho cơ sở đào tạo và học viên cao học có điều kiện học tập, nghiên cứu đạt tầm quốc tế. Mỗi năm Quỹ VINIF tài trợ 2 tỷ đồng với thời gian tài trợ dự kiến 3 năm.
Năm 2020, Quỹ VINIF ký kết tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu với 5 đơn vị đào tạo gồm: Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Viện John von Neumann – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong năm đầu tiên triển khai chương trình, các đề án đã đạt được một số kết quả ấn tượng: chương trình giảng dạy được cập nhật, xây dựng bài bản, hiện đại; đội ngũ cán bộ giảng dạy và các chuyên gia là các nhà khoa học tâm huyết, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học; tuyển được các sinh viên xuất sắc bậc đại học lên học tiếp thạc sỹ khoa học với số lượng vượt trội; 70 công trình công bố trên các tạp chí, hội thảo hàng đầu trong lĩnh vực có sự tham gia của các học viên; tạo cơ hội học tập và nghiên cứu với các nhà khoa học uy tín trên thế giới cho học viên; nâng cao năng lực, kinh nghiệm và truyền cảm hứng trong nghiên cứu khoa học cho học viên; nâng cấp cơ sở vật chất cho các đề án tiếp cận dần chuẩn quốc tế; tăng cường kết nối trong nước – quốc tế; tăng cường sự hợp tác toàn diện giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Năm 2021, Quỹ VINIF đã ký kết tài trợ thêm 01 đề án mới với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM và tiếp tục tài trợ lần hai cho các đề án năm 2020. Tính đến nay, Quỹ VINIF đã tài trợ 06 đề án đào tạo Thạc sĩ liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học đầu ngành của Việt Nam, với tổng kinh phí 18 tỷ đồng.
Một tác động quan trọng của chương trình này là hai ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo đã trở thành hai ngành mới trong danh mục đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước năm 2022, ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo chưa có mã ngành trong danh mục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chỉ là chuyên ngành trong các ngành khác.
Theo Thông tư 09 /2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc mở ngành mới trình độ thạc sĩ phải đáp ứng Điều 2 của Thông tư. Trong đó nhấn mạnh đến việc phải “Có phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong hoạt động đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ liên quan đến ngành đăng ký đào tạo nếu chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng” và cần có minh chứng về nhu cầu nhân lực, hợp tác hỗ trợ của các doanh nghiệp trong việc đào tạo, sử dụng nhân lực của ngành học mới này.
Các văn bản thỏa thuận, hợp tác, cam kết tài trợ của VINIF chính là những minh chứng rất quan trọng cho thấy việc mở ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo – đào tạo trình độ thạc sĩ là rất cần thiết. Năm 2020, Trường Đại học Quy Nhơn đã gửi đề án đề nghị mở ngành đào tạo mới trình độ thạc sĩ Khoa học dữ liệu ứng dụng lên Bộ GD&ĐT. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành (Điều 33 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học – Luật số 34/2018/QH14), Hội đồng Trường Đại học Quy Nhơn đã ra Nghị quyết về việc mở ngành đào tạo mới và Hiệu trưởng đã ra Quyết định mở ngành thạc sĩ Khoa học dữ liệu ứng dụng, mã số đề nghị là 8904648. Đây là ngành đào tạo Khoa học dữ liệu trình độ thạc sĩ đầu tiên của cả nước. Năm 2021, cũng từ các thỏa thuận và hợp tác của Quỹ VINIF, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HCM cũng trình đề án lên Đại học Quốc gia HCM để đề nghị mở ngành Trí tuệ nhân tạo thí điểm và cũng đã được chấp thuận.
Theo Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ GD&ĐT, ngành Khoa học dữ liệu và ngành Trí tuệ nhân tạo, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, đã chính thức là hai ngành mới và có hiệu lực từ ngày 22/7/2022. Hiện tại, nhóm ngành Toán học sẽ bao gồm ngành Toán học, ngành Khoa học tính toán, ngành Khoa học dữ liệu, ngành Toán ứng dụng, ngành Toán cơ, ngành Toán tin. Nhóm ngành Máy tính sẽ bao gồm ngành Khoa học máy tính, ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, ngành Kỹ thuật phần mềm, ngành Hệ thống thông tin, ngành Kỹ thuật máy tính, ngành Trí tuệ nhân tạo. Điều này có nghĩa ngành Khoa học dữ liệu và ngành Trí tuệ Nhân tạo đã được chính thức hóa việc đào tạo tại Việt Nam.
Với sự hợp tác của Quỹ VINIF và các viện, trường trên cả nước, ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo đã trở thành hai ngành mới trong danh mục đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp xu hướng phát triển, hướng đến xây dựng nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Việt Nam.
(Báo Công dân & Khuyến học) Làm thế nào để xây dựng một cộng đồng nghiên cứu khoa học với tinh thần sáng tạo, cống hiến và hội nhập? Đó là câu hỏi mà Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VINIF) đặt ra ngay từ khi triển khai các chương trình học bổng trong nước.
Mỗi năm Quỹ VINIF trao tặng hàng trăm suất học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ và sau Tiến sĩ.
Đến nay, sau 03 năm thành lập, VINIF đã trao gần 800 suất học bổng trị giá 110 tỷ trải dài ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ khoa học, giáo dục đến kĩ thuật. Chính vì vậy, cộng đồng các nhà nghiên cứu khoa học trẻ ngày một tăng lên.
Với mong muốn kết nối các bạn trẻ đã nhận học bổng từ VINIF và xây dựng một cộng đồng các nhà khoa học trẻ tương lai, Quỹ VINIF chính thức tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ VINIF Alumni vào chiều ngày 24/6/2022 tại Hà Nội. Sự kiện có sự góp mặt của các chuyên gia, lãnh đạo các trường đại học cùng hơn 100 các nhà khoa học trẻ tham gia.
Với khẩu hiệu “Cống hiến – Sáng tạo – Hội nhập”, VINIF Alumni hướng đến tạo dựng một môi trường giúp các bạn trẻ trau dồi thêm các kiến thức, không chỉ được tìm hiểu về đề tài đang nghiên cứu, mà còn về tổng quan ngành, mối liên hệ giữa các lĩnh vực với nhau, rộng hơn nữa là các kiến thức kinh tế, chính trị, xã hội, những vấn đề cấp bách hiện nay, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa nghiên cứu và thực tiễn. Đồng thời các bạn trẻ sẽ kết nối và thực hiện các ý tưởng, sáng kiến với nhau, cùng nhau nghiên cứu để cùng nhau phát triển.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy, Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định Khoa học công nghệ có vai trò rất quan trọng trong phát triển đất nước. Thứ trưởng chia sẻ thêm, Việt Nam đang đứng trước cuộc cạnh tranh về công nghệ, vì thế thúc đẩy các sáng kiến, đổi mới và sáng tạo trong giới trẻ là cần thiết. Hơn nữa, việc tạo ra mạng lưới kết nối và hợp tác trong khoa học là bước đi cần thiết và quan trọng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy
“Việt Nam đang đứng trước cuộc cạnh tranh về công nghệ, vì thế thúc đẩy các sáng kiến, đổi mới và sáng tạo trong giới trẻ là cần thiết. Hơn nữa, việc tạo ra mạng lưới kết nối và hợp tác trong khoa học là bước đi cần thiết và quan trọng.”
Chia sẻ về các chương trình học bổng cho các bạn trẻ, Phó Giáo sư Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nhận định, học bổng VINIF giúp các nhà nghiên cứu trẻ chuyên tâm theo đuổi nghiên cứu khoa học và không ngừng đổi mới. Trong ba năm qua, hơn 60 học viên cao học, nghiên cứu sinh của Trường đã được nhận học bổng VINIF, đã công bố khoảng 50 bài báo trên các tạp chí quốc tế Q1 và Q2.
Phó Giáo sư Vũ Hoàng Linh – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đánh giá cao những đóng góp của Quỹ VINIF trong hành trình nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và sự đồng hành của Quỹ với đội ngũ các nhà khoa học trẻ.
Phó Giáo sư Vũ Hoàng Linh đã từng làm nghiên cứu theo chương trình của Quỹ Alexander von Humboldt dành cho các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm tại Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Berlin (CHLB Đức), chính vì vậy Giáo sư nhận định học bổng sẽ tạo động lực cho các học viên và nghiên cứu sinh cố gắng hơn nữa, toàn tâm toàn ý trong học tập và nghiên cứu.
Quỹ Alexander von Humboldt đã trao hơn 700 suất học bổng và giải thưởng mỗi năm. Mạng lưới của Quỹ hiện bao gồm hơn 30.000 người tại hơn 140 quốc gia, trong đó có 55 người đoạt giải Nobel.
Với mục tiêu hướng đến hỗ trợ và kết nối cộng đồng các nhà nghiên cứu nhận học bổng, Quỹ Alexander von Humboldt cũng đã xây dựng một cộng đồng Humboldt Alumni. Hằng năm, Quỹ Alexander von Humboldt tổ chức nhiều chương trình và hoạt động cho cộng đồng Alumni. Điển hình như Quỹ trao tới 5 Giải thưởng cho thành viên Humboldt Alumni để thúc đẩy các sáng kiến kết nối sáng tạo và giải thưởng có giá trị lên tới 30.000 €.
Tại sự kiện lễ ra mắt, Giáo sư Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo (Vingroup) chia sẻ về quá trình hình thành và các chương trình của Quỹ VINIF. Giáo sư chia sẻ, VINIF Alumni hướng đến xây dựng một cộng đồng không ngừng đổi mới sáng tạo để cùng nhau kiến tạo những giải pháp hữu ích cho xã hội, đồng thời hợp tác giao lưu, hỗ trợ cùng phát triển và lan tỏa niềm đam mê khoa học tới cộng đồng và thế giới.
Quỹ VINIF hy vọng VINIF Alumni sẽ tạo tiền đề khuyến khích các học viên cùng nhau hợp tác làm nghiên cứu, góp phần chuẩn bị đội ngũ nhà khoa học trẻ vững chắc cho Việt Nam trong tương lai.
Phó Giáo sư Phan Thị Hà Dương – Giám đốc điều hành Quỹ VINIF khẳng định, VINIF Alumni không chỉ dừng lại ở kết nối mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái trong nghiên cứu khoa học, nơi mọi người cùng chia sẻ, hợp tác, làm việc với nhau để tạo ra nhiều giá trị hữu ích cho cộng đồng và xã hội.
Hoạt động chính của VINIF Alumni là tổ chức các buổi sinh hoạt chung, các hội thảo, sự kiện nghiên cứu khoa học có sự tham gia và giảng bài của các giáo sư và chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó sẽ là các buổi nói chuyện và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Quỹ VINIF hướng tới một cộng đồng các nhà khoa học trẻ sáng tạo, có tầm hiểu biết rộng mở, đạt chuẩn mức quốc tế cao, có tinh thần cống hiến và lan tỏa niềm đam mê cho các thế hệ tiếp nối.
Tiến sĩ Trương Cao Dũng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, chủ nhiệm một Dự án tiêu biểu của VINIF, người Thầy đã dẫn dắt các bạn sinh viên trẻ cùng tham gia các dự án nghiên cứu khoa học chia sẻ, Dự án tài trợ VINIF.2019.DA12 đã tạo điều kiện để thu hút và đào tạo các nhà khoa học trẻ. Sau 2 năm triển khai, dự án đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, đặc biệt là đào tạo được 2 thành viên nghiên cứu trẻ có các công bố quốc tế xuất sắc. Anh chia sẻ thêm, các bạn sinh viên trẻ ngày nay tích cực và hứng thú với nghiên cứu khoa học, chính vì vậy nếu có một cộng đồng để kết nối các nhà khoa học trẻ sẽ giúp các bạn được đổi mới, sáng tạo và chuyên nghiệp hơn.
Một số ý kiến tại Lễ ra mắt VINIF ALUMNI bày tỏ hy vọng, Câu lạc bộ với số lượng thành viên ngày càng đông đảo, sẽ là nơi hội tụ các nhà khoa học tương lai của nước nhà.
Bài viết trên Báo Công dân & Khuyến học
Sau 03 năm thành lập, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đã trao gần 800 suất học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ và sau Tiến sĩ thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau với tổng giá trị hơn 110 tỷ đồng. Với mong muốn kết nối các bạn trẻ đã nhận học bổng từ VINIF và xây dựng một cộng đồng các nhà khoa học trẻ tương lai, Quỹ VINIF chính thức tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ VINIF Alumni.
Sự kiện Lễ ra mắt VINIF Alumni sẽ có sự góp mặt của các Giáo sư, lãnh đạo các trường, viện và các bạn trẻ đã được nhận học bổng của VINIF từ năm 2019-2021.
Thời gian: 14:00 – 17:00, ngày 24 tháng 06 năm 2022
Địa điểm: Khách sạn Hà Nội Club, 76 Phố Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội
VINIF Alumni là câu lạc bộ dành cho các bạn trẻ đã được nhận học bổng của Quỹ VINIF. Câu lạc bộ VINIF Alumni sẽ là cầu nối giữa các bạn trẻ với nhau cũng như với các giảng viên, giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Với tầm nhìn Trung thực – Cống hiến – Hiểu biết rộng, VINIF Alumni hướng đến xây dựng một văn hóa nghiên cứu khoa học trung thực, có chuẩn mực quốc tế cao; góp phần tạo nên một thế hệ các nhà khoa học trẻ chân chính với tầm nhìn rộng mở, dám nghĩ dám làm và cộng hưởng để cùng nhau kiến tạo những giải pháp hữu ích cho xã hội. Hơn nữa, VINIF Alumni sẽ tập trung đẩy mạnh các hoạt động lan tỏa tri thức và truyền cảm hứng cho những người trẻ phát huy năng lực đổi mới sáng tạo.
Hãy cùng đón chờ Lễ ra mắt Câu lạc bộ VINIF Alumni vào ngày 24/06/2022 tới đây nhé!
Dự án Mạng quang tử silicon trên chip điều khiển được thông qua trí tuệ nhân tạo (Chủ nhiệm dự án: TS. Trương Cao Dũng, đồng chủ nhiệm: PGS.TS Phạm Văn Cường) là một trong 20 dự án được VINIF tài trợ năm 2019.
Dự án hướng đến đem lại lợi ích cho cộng đồng nghiên cứu khoa học về kinh nghiệm thiết kế, mô phỏng, tối ưu hóa hoạt động, chế tạo mẫu và đo kiểm vi mạch quang tử; tạo ra một mô hình mạng quang tử hiện đại cho ngành khoa học máy tính áp dụng những mô hình, giải thuật nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động và tạo ra một sản phẩm mô phỏng bộ não người với tốc độ lan truyền thông tin bằng ánh sáng siêu tốc.
Các chip quang tử bốn hướng của dự án linh hoạt hơn và có thể mở rộng cho việc thiết kế các công tắc quang học hiện đại, cho phép xây dựng mạng chip quang tử đa chiều được áp dụng rộng rãi cho mạng truyền thông nội chip và trung tâm dữ liệu quang tử.
Thay vì dùng phương pháp thông thường, nhóm dự án phát triển một giải thuật mới gọi là khám phá đa mẫu MSD-PPO. Giải thuật này giúp hạn chế tối đa sự mất mát truyền tải, thời gian định tuyến nhanh nhất và điện năng tiêu thụ thấp nhất.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm dự án tích cực tham gia các hội thảo trong nước và cử thành viên tham gia học tập, nghiên cứu ở Australia về quy trình thiết kế vi mạch quang tử và tìm hiểu công nghệ sản xuất vi mạch tiên tiến. Ngoài ra, dự án đã tổ chức các seminar khoa học nội bộ tại lab nghiên cứu AIPhotonics và thành lập website cho nhóm.
Bên cạnh đó, dự án đã hợp tác với nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu AIST Nhật Bản để chế tạo mẫu prototype của vi mạch quang tử trong phòng sạch bằng công nghệ chế tạo quang khắc kỹ thuật cao và đo kiểm đặc tính quang của vi mạch đã chế tạo đạt các chỉ tiêu kỹ thuật như tiến trình tối ưu hóa trong mô phỏng vi mạch bằng phần mềm thiết kế chuyên dụng.
Sau 24 tháng triển khai, dự án đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng:
– 05 mẫu silicon chip đã được chế tạo và đo kiểm;
– 02 Bản vẽ thiết kế chip;
– Công bố 6 bài báo ISI-Q1, trong đó có 2 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí của hệ thống xuất bản khoa học Nature danh tiếng;
– Gửi đăng ký độc quyền sáng chế tại Mỹ;
– Đào tạo 02 thành viên nghiên cứu trẻ có các công bố quốc tế xuất sắc (Đỗ Hoàng Khôi Nguyên và Nguyễn Thị Hằng Duy);
Tháng 5/2022, nhóm dự án được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ quan chủ trì) khen thưởng vì thành tích khoa học xuất sắc giai đoạn 2019-2021.
TS. Trương Cao Dũng, chủ nhiệm dự án, Giảng viên Khoa Kỹ thuật Điện tử 1 – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chia sẻ “Dự án này là động lực và bệ phóng để nhóm nghiên cứu đạt được những thành tích mà quá khứ nhóm nghiên cứu chưa bao giờ đạt được, đó là 2 bài báo được công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports của Nhà xuất bản khoa học danh tiếng Nature. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã công bố những bài báo Q1 trong hệ thống tạp chí của IEEE/Photonics Society, là những tạp chí rất có uy tín trong lĩnh vực quang tử học. Ngoài ra, tôi rất vui vì dự án đã mang lại nguồn cảm hứng cho các bạn sinh viên. Các em tích cực tham gia nghiên cứu và đã có các công bố quốc tế xuất sắc.
”#VINIF#DựánKHCN#KhoahọcCôngnghệ#VINIF01
Sau 03 năm thành lập, VINIF đã trao gần 800 học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ và sau Tiến sĩ thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Với mong muốn kết nối các bạn trẻ đã nhận học bổng từ VINIF và xây dựng một cộng đồng các nhà khoa học trẻ tương lai, VINIF chính thức ra mắt Câu lạc bộ VINIF Alumni.
??̂̀? ???̀?:
????? ?ℎ?̛̣?: VINIF Alumni mong muốn tạo lập một văn hóa nghiên cứu khoa học trung thực, có chuẩn mực quốc tế cao và góp phần tạo nên một thế hệ các nhà khoa học trẻ chân chính với tầm nhìn rộng mở và có trách nhiệm với xã hội.
??̂́?? ℎ??̂́?: VINIF Alumni hướng đến xây dựng một cộng đồng các nhà khoa học trẻ không ngừng sáng tạo, dám nghĩ dám làm và cộng hưởng để cùng nhau kiến tạo những giải pháp hữu ích cho xã hội.
???̂̉? ???̂́? ??̣̂??: VINIF Alumni tập trung đẩy mạnh các hoạt động lan tỏa tri thức, truyền cảm hứng cho những người trẻ phát huy năng lực đổi mới sáng tạo.
Đ?̂́? ??̛?̛̣??: Các bạn học viên, nghiên cứu sinh, Tiến sĩ đã nhận học bổng và tài trợ của VINIF.
???̣? đ?̣̂?? ???́??: VINIF Alumni sẽ tổ chức các sự kiện và sinh hoạt định kỳ 2 tháng/lần bao gồm 2 phần chính:
1. Bài giảng đại chúng về chủ đề khoa học công nghệ mũi nhọn của các Giáo sư, chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế.
2. Chia sẻ và trình bày về kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm trong học tập của các thành viên câu lạc bộ.
????̂̀? ??̛̣?:
• Được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các Giáo sư và chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế
• Được tham gia mạng lưới các nhà nghiên cứu khoa học trẻ của VINIF;
• Được mời tham dự nhiều hoạt động sinh hoạt chung, hội thảo, sự kiện do VINIF tổ chức;
• Được nhận các thông tin mới nhất về các kiến thức khoa học và những chương trình, sự kiện do VINIF và các đối tác tổ chức;
• Bài viết về lĩnh vực nghiên cứu khoa học của các thành viên sẽ được VINIF đánh giá và đăng tải trên chuyên mục Khoa học thường thức của Quỹ.
Để cập nhật các thông tin sự kiện và hoạt động sắp tới của VINIF Alumni, vui lòng theo dõi và tham gia nhóm VINIF Alumi theo đường link dưới đây.
https://www.facebook.com/groups/VinIF.Alumni/people
#VinIF#Họcbổng#Tàitrợ#VinIFAlumni#Alumni
Mathematics Unites – Đó là chủ đề của Ngày Toán học quốc tế năm nay, do UNESCO công bố.
Chủ đề đó có ý nghĩa gì? Đã có rất nhiều diễn giải:
“Toán học kết nối” để thể hiện rằng toán học là ngôn ngữ chung mà chúng ta đều có và là chủ đề chung để tất cả chúng ta tìm đến nhau.
“Toán học kết nối” vì mọi người trên hành tinh này chia sẻ các công cụ toán học để chống lại đại dịch và những thách thức toàn cầu khác.
“Toán học kết nối” chúng ta như những công dân có trách nhiệm, như những con người, như những sinh vật sống; toán học kết nối chúng ta trong không gian và thời gian, toán học liên kết các ngành khoa học và toán học kết nối chúng ta như những nhân tố của xã hội.(theo trang web chính thức về Ngày Toán học quốc tế).
Còn bạn, bạn hiểu thế nào về Mathematics Unites? Và bạn muốn tìm hiểu thêm về điều đó? Hãy cùng đến với “Ngày Toán học quốc tế 2022: Toán học kết nối chúng ta” được tổ chức vào đúng ngày Pi: 14/03/2022 để lắng nghe các bài giảng đại chúng và buổi tọa đàm của các chuyên gia với các góc nhìn muôn hình muôn vẻ.
SỰ KIỆN: “NGÀY TOÁN HỌC QUỐC TẾ 2022: TOÁN HỌC KẾT NỐI CHÚNG TA”
Thời gian: 14:00 – 18:00, ngày 14/03/2022.
Địa điểm: Hội trường Hoàng Tụy, Nhà A6, 18B Hoàng Quốc Việt, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hình thức: Tổ chức trực tiếp và phát trực tuyến trên Fanpage Viện Toán học và Quỹ VinIF.
https://www.facebook.com/vientoanhoc
https://www.facebook.com/vinif.org
NỘI DUNG
Sự kiện bao gồm 03 Bài giảng đại chúng và 01 buổi tọa đàm.
14h00 – 14h10: Khai mạc
14h10 – 14h50: Bài giảng 1: Toán học trong nghiên cứu Khí hậu và Biến đổi Khí hậu quy mô khu vực.
Ngô Đức Thành, Đồng Trưởng Khoa Vũ trụ và Ứng dụng, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm KH&CN VN.
14h50 – 15h30: Bài giảng 2: Giải mã DNA của bạn: lý thuyết đồ thị có thể giúp gì?
Võ Sỹ Nam, Giám đốc Trung tâm Tin Y Sinh, Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn Vingroup & Giảng viên liên kết, VinUniversity.
15h30 – 16h10: Bài giảng 3: Toán là chúng ta.
Nguyễn Như Huy, Giám đốc nghệ thuật của ZeroStation.
16h10 – 16h30: Tiệc trà
16h30 – 17h45: Tọa đàm: TOÁN HỌC KẾT NỐI CHÚNG TA
– Huỳnh Thị Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
– Phan Thị Hà Dương, Viện Toán học, Viện Hàn lâm KH&CN VN và Quỹ VinIF.
– Nguyễn Như Huy, Giám đốc nghệ thuật của ZeroStation.
– Nguyễn Tuấn Huy, Trưởng Ban Công nghệ thông tin, Phó Ban chỉ đạo Chuyển đổi số – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.
– Ngô Đức Thành, Đồng Trưởng Khoa Vũ trụ và Ứng dụng, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm KH&CN VN.
– Ngô Việt Trung, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng ngành Toán Quỹ Nafosted, Viện Toán học, Viện Hàn lâm KH&CN VN.
Sự kiện do Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO, Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) đồng tổ chức.
Trang web chính thức về Ngày Toán học thế giới: https://www.idm314.org/…