Ngày 25/10/2022, “Lễ công bố & sơ kết các dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa Lịch sử” sẽ chính thức diễn ra. Qua bốn năm triển khai, lần đầu tiên Quỹ VINIF mở rộng tài trợ các dự án Văn hóa Lịch sử sau thời gian đầu chỉ tài trợ các dự án Khoa học Công nghệ.
Chương trình tài trợ dự án Khoa học Công nghệ của VINIF được triển khai từ năm 2019, chương trình đã và đang tạo nên những tác động tích cực đối với môi trường và văn hóa nghiên cứu tại Việt Nam. Đến năm 2021, VINIF khởi động Chương trình lưu giữ các giá trị Văn hóa Lịch sử nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bảo tồn những giá trị văn hóa của đất nước và hỗ trợ các nhà văn hóa thực hiện các dự án ấp ủ của mình.
Năm 2022, chương trình tài trợ dự án Khoa học Công nghệ và chương trình lưu giữ các giá trị Văn hóa Lịch sử đã tiếp nhận được 250 hồ sơ đề xuất. Trải qua ba vòng đánh giá khoa học, chặt chẽ, hội đồng khoa học công nghệ và hội đồng văn hóa lịch sử đã xét chọn được 19 dự án Khoa học Công nghệ và 05 dự án Văn hóa Lịch sử.
Đặc biệt tiếp sau lễ công bố là 02 bài giảng đại chúng về hai giải thưởng Nobel Y Sinh học và giải Nobel Vật lý năm 2022, do các chuyên gia uy tín và chủ nhiệm dự án trình bày.
Sự kiện lễ công bố dự án năm 2022 cũng sẽ là ngày hội giao lưu giữa các nhà khoa học công nghệ và các nhà văn hóa, nghệ sĩ; với cầu nối là chương trình ca nhạc do nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đạo diễn, với sự tham gia của ca sĩ Phạm Thu Hà và các nghệ sĩ khác, đặc biệt là phần độc tấu tác phẩm Trống cơm sẽ do chính tác giả trình bày.
Vậy dự án khoa học công nghệ và dự án văn hóa lịch sử xuất sắc nào sẽ nhận được tài trợ năm 2022 của Quỹ VINIF?
Các dự án đã đạt được kết quả nghiên cứu như thế nào trong ba năm qua?
Thông tin về 24 dự án xuất sắc được nhận tài trợ năm 2022 sẽ được VINIF công bố trong buổi lễ ngày 25/10/2022 tới đây, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các bộ ngành, các đại sứ quán tại Việt Nam, các viện khoa học, trường đại học, chủ nhiệm các dự án và một số thành viên hội đồng khoa học của Quỹ.
Hãy cùng đón đợi LỄ CÔNG BỐ & SƠ KẾT CÁC DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ VĂN HÓA LỊCH SỬ và BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG VỀ GIẢI NOBEL Y SINH VÀ NOBEL VẬT LÝ NĂM 2022.
Thời gian: Thứ Ba, ngày 25/10/2022.
09h00 – 12h00: Lễ công bố và sơ kết các dự án.
14h00 – 16h30: Bài giảng đại chúng về Giải Nobel Y sinh và Giải Nobel Vật lý năm 2022.
Hình thức tổ chức: Trực tiếp và phát trực tuyến trên Fanpage VINIF.
Địa điểm: Trung tâm hội nghị Almaz, Long Biên, Hà Nội.
#VinBigdata#VINIF#VINIF01#VINIF09#Duan#KhoahocCongnghe#VanHoaLichSu#BaiGiangDaiChung#Nobel

Sau 03 năm thành lập, VINIF đã trao gần 800 học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ và sau Tiến sĩ thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Với mong muốn kết nối các bạn trẻ đã nhận học bổng từ VINIF và xây dựng một cộng đồng các nhà khoa học trẻ tương lai, VINIF chính thức ra mắt Câu lạc bộ VINIF Alumni.
??̂̀? ???̀?:
????? ?ℎ?̛̣?: VINIF Alumni mong muốn tạo lập một văn hóa nghiên cứu khoa học trung thực, có chuẩn mực quốc tế cao và góp phần tạo nên một thế hệ các nhà khoa học trẻ chân chính với tầm nhìn rộng mở và có trách nhiệm với xã hội.
??̂́?? ℎ??̂́?: VINIF Alumni hướng đến xây dựng một cộng đồng các nhà khoa học trẻ không ngừng sáng tạo, dám nghĩ dám làm và cộng hưởng để cùng nhau kiến tạo những giải pháp hữu ích cho xã hội.
???̂̉? ???̂́? ??̣̂??: VINIF Alumni tập trung đẩy mạnh các hoạt động lan tỏa tri thức, truyền cảm hứng cho những người trẻ phát huy năng lực đổi mới sáng tạo.
Đ?̂́? ??̛?̛̣??: Các bạn học viên, nghiên cứu sinh, Tiến sĩ đã nhận học bổng và tài trợ của VINIF.
???̣? đ?̣̂?? ???́??: VINIF Alumni sẽ tổ chức các sự kiện và sinh hoạt định kỳ 2 tháng/lần bao gồm 2 phần chính:
1. Bài giảng đại chúng về chủ đề khoa học công nghệ mũi nhọn của các Giáo sư, chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế.
2. Chia sẻ và trình bày về kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm trong học tập của các thành viên câu lạc bộ.
????̂̀? ??̛̣?:
• Được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các Giáo sư và chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế
• Được tham gia mạng lưới các nhà nghiên cứu khoa học trẻ của VINIF;
• Được mời tham dự nhiều hoạt động sinh hoạt chung, hội thảo, sự kiện do VINIF tổ chức;
• Được nhận các thông tin mới nhất về các kiến thức khoa học và những chương trình, sự kiện do VINIF và các đối tác tổ chức;
• Bài viết về lĩnh vực nghiên cứu khoa học của các thành viên sẽ được VINIF đánh giá và đăng tải trên chuyên mục Khoa học thường thức của Quỹ.
Để cập nhật các thông tin sự kiện và hoạt động sắp tới của VINIF Alumni, vui lòng theo dõi và tham gia nhóm VINIF Alumi theo đường link dưới đây.
https://www.facebook.com/groups/VinIF.Alumni/people
#VinIF#Họcbổng#Tàitrợ#VinIFAlumni#Alumni
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) có mục tiêu hỗ trợ các nhà khoa học và các tài năng trẻ thuộc các Trường đại học và các Viện nghiên cứu thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y dược, kinh tế và giáo dục nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam.
Qua hơn 3 năm thành lập và phát triển, Quỹ VINIF đã hợp tác với hơn 90 viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước; tài trợ và quản lý 83 dự án; cấp 750 suất học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ; cấp 30 suất học bổng sau Tiến sĩ; hợp tác 08 đề án đào tạo Thạc sĩ; tổ chức và tài trợ nhiều hội thảo, sự kiện khoa học – công nghệ; tổ chức 24 bài giảng đại chúng với hơn 300,000 lượt theo dõi trực tuyến.
Điểm nhấn trong năm 2022, Quỹ sẽ tăng gấp đôi số lượng Học bổng sau Tiến sĩ (postdoc).
Cụ thể, năm 2022 Quỹ sẽ có các chương trình sau:
#VINIF01 – Chương trình tài trợ dự án khoa học công nghệ: 20 – 30 dự án
Chương trình hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu khoa học định hướng ứng dụng của các viện nghiên cứu, trường đại học (tổ chức chủ trì) và các nhà khoa học Việt Nam (chủ nhiệm dự án) có phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại, kết quả xuất sắc và có tầm ảnh hưởng quốc tế. Kinh phí mỗi dự án từ 2 tỷ đến 10 tỷ.
Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2022 đến 25/04/2022.
Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/chuong-trinh-tai-tro-du-an-khoa-hoc-va-cong-nghe/
#VINIF03 – Tổ chức và tài trợ các hội thảo khoa học công nghệ
Tổ chức các hội thảo có uy tín trong nước và quốc tế; do Quỹ VINIF chủ trì hoặc tài trợ, phối hợp với các trường đại học và các viện nghiên cứu.
Hạn nộp hồ sơ: ít nhất 30 ngày trước ngày tổ chức.
Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/hop-tac-tai-tro-su-kien-va-hoi-thao/
#VINIF05 – Khóa học ngắn hạn và Giáo sư thỉnh giảng
Phối hợp với các đơn vị khoa học uy tín tổ chức các khóa học (2 tuần – 2 tháng) và các Bài giảng đại chúng. Diễn giả là các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế.
Hạn nộp hồ sơ: ít nhất 60 ngày trước ngày tổ chức.
Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/khoa-hoc-ngan-han-va-giao-su-thinh-giang/
#VINIF06 – Học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước: 300 học bổng
Tài trợ học bổng Thạc sĩ (120 triệu/năm), Tiến sĩ (150 triệu/năm) trong nước (6 tháng hoặc 12 tháng).
Hạn nộp hồ sơ:
Học bổng Thạc sĩ: từ ngày 01/06/2022 đến 30/06/2022
Học bổng Tiến sĩ: từ ngày 02/05/2022 đến 25/05/2022
Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/hoc-bong-thac-si-tien-si-trong-nuoc/
#VINIF07– Học bổng sau Tiến sĩ trong nước: 60 học bổng
Hỗ trợ cho các Tiến sĩ xuất sắc từ các đại học uy tín ở nước ngoài hoặc trong nước để làm việc toàn thời gian tại các viện nghiên cứu hoặc trường đại học của Việt Nam. Mức tài trợ 360 triệu/năm.
Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2022 đến 25/04/2022.
Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/hoc-bong-sau-tien-si-trong-nuoc/
#VINIF09 – Chương trình lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử
Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các sự kiện hoặc các Dự án bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.
Hạn nộp hồ sơ tổ chức các sự kiện: ít nhất 30 ngày trước ngày tổ chức.
Hạn nộp hồ sơ các dự án: từ ngày 01/03/2022 đến 25/04/2022.
Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/chuong-trinh-luu-giu-cac-gia-tri-van-hoa-lich-su/
——————————
Địa chỉ nhận hồ sơ:
Thông tin chi tiết về Quy chế của các Chương trình: điều kiện đăng ký, đối tượng đăng ký, hồ sơ, các bước thực hiện, biểu mẫu, v.v., xem tại www.vinif.org.
Hồ sơ đăng ký được nộp online tại http://oms.vinif.org, qua email và về địa chỉ:
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF).
Tầng 9, Century Tower, Times City, 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Website: www.vinif.org
Fanpage: https://www.facebook.com/vinif.org
Để biết thêm thông tin, có thể gửi email về các địa chỉ sau:
Email: info@vinif.org (Thông tin chung)
project@vinif.org (Chương trình VINIF01)
scholarship@vinif.org (Chương trình VINIF03 đến VINIF09)

QUỸ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VINGROUP (VINIF – Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn)
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG – CHUYÊN VIÊN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (Vingroup Innovation Foundation #VINIF) có chức năng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam.
Hàng năm, Quỹ #VINIF hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học, nhóm nghiên cứu trẻ và các cá nhân tham gia học tập, nghiên cứu khoa học công nghệ theo các chương trình:
1. Tài trợ Dự án Khoa học công nghệ
2. Trao học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước.
3. Hợp tác đào tạo Thạc sĩ.
4. Trao học bổng sau Tiến sĩ trong nước.
5. Tổ chức, tài trợ hội thảo, tọa đàm, diễn đàn khoa học. Tổ chức các bài giảng đại chúng, giáo sư thỉnh giảng.
6. Chương trình Lưu giữ các giá trị Văn hóa, Lịch sử.
Để triển khai các chương trình tài trợ, #VINIF cần tuyển dụng vị trí CHUYÊN VIÊN QUẢN LÝ DỰ ÁN làm việc toàn thời gian tại văn phòng Hà Nội, cụ thể như sau:
I. Mô tả công việc:
– Phổ biến, giới thiệu thông tin về các chương trình, dự án được Quỹ tài trợ theo quy định.
– Tìm kiếm, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có tiềm năng chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia chương trình.
-Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, tổ chức đánh giá, xét chọn, hoàn thiện thủ tục ký kết hợp đồng tài trợ, theo dõi quản lý thực hiện, giải quyết vấn đề phát sinh, giải đáp thắc mắc liên quan tới chương trình, dự án.
– Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia, điều phối các chuyên gia tham gia hiệu quả vào công tác đánh giá, xét chọn, tư vấn.
– Theo dõi tiến độ, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng các chương trình, dự án.
– Lưu trữ, bảo quản hệ thống tài liệu, hồ sơ liên quan các chương trình, dự án và nội dung hoạt động theo đúng quy định của Quỹ
– Chủ trì và phối hợp tổng hợp, đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án đã được Quỹ hỗ trợ.
– Xây dựng và quản lý các chương trình hợp tác song phương, đa phương với các đối tác trong nước, quốc tế.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Quỹ giao trong nước, quốc tế; phát triển, mở rộng quan hệ đối ngoại của Quỹ.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Quỹ giao.
II. Yêu cầu đối với vị trí công việc:
a. Trình độ chuyên môn và kỹ năng, phẩm chất liên quan.
– Tốt nghiệp đại học hoặc thạc sỹ, tiến sĩ về chuyên ngành quản trị, khoa học quản lý, khoa học công nghệ hoặc chuyên ngành khác có liên quan.
– Kỹ năng quản lý, theo dõi giám sát tốt.
– Kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính, ngân sách, xây dựng báo cáo.
– Kỹ năng sử dụng các Chương trình, phần mềm ứng dụng để quản lý hồ sơ, dữ liệu.
– Có khả năng giao tiếp, đọc, viết tốt bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
– Kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề.
– Hiểu biết chung về chu trình quản lý, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng, mua sắm đấu thầu và lĩnh vực liên quan đến phạm vi công việc.
– Hiểu biết xu hướng khoa học công nghệ của quốc gia.
– Hiểu biết về việc đánh giá các công bố khoa học, đăng ký sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế, giải pháp phần mềm.
– Hiểu biết về việc tổ chức các chương trình, sự kiện, bài giảng đại chúng.
– Nhanh nhẹn, có tính sáng tạo. Có tinh thần hợp tác, làm việc nhóm. Trung thực.
(ứng viên cần đáp ứng 70% các yêu cầu trên, một số yêu cầu chưa hoàn thiện sẽ được đào tạo thêm.)
b. Kinh nghiệm làm việc thực tế:
– Ít nhất 2 năm kinh nghiệm với các công việc tương đương.
– Điều phối, hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước, các đối tác là tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
Hồ sơ ứng tuyển vui lòng gửi về hòm thư v.tuyendung@vinbigdata.org, trước ngày 08/02/2022, với:
Tiêu đề email ứng tuyển : VinIF_Tên đầy đủ_Ứng tuyển Chuyên viên Quản lý dự án
Hồ sơ đăng ký gửi kèm email bao gồm:
Thư đăng ký (letter of application) (bản mềm), tiếng Việt và tiếng Anh
CV (Curriculum Vitae) , tiếng Việt và tiếng Anh và bản sao bằng cấp
Thư giới thiệu (nếu có)
Chứng chỉ, Bằng khen liên quan (nếu có)
Với sự tư vấn và đóng góp của nhiều nhà khoa học, báo KH&PT đã chọn ra năm sự kiện KH&CN tiêu biểu của năm 2021, không chỉ phản ánh hiện trạng của nền khoa học trong năm qua mà còn cho thấy những tác động của nó tới tương lai.
Có thể, nhiều năm sau này, khi đón nhận thành công hay thậm chí thất bại thì chúng ta đều thấy rằng, gốc rễ của những kết quả đó đã bắt nguồn từ những năm trước. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta cần đầu tư cho khoa học một cách bài bản và đúng hướng.

Báo cáo đổi mới sáng tạo do world bank công bố
Ba báo cáo: Đổi mới sáng tạo (ĐMST) ở các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á – Yêu cầu cấp thiết; Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam do World Bank công bố và Đổi mới công nghệ ở việt Nam (Đóng góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế) do chương trình Aus4Innovation tài trợ, đều cho thấy rằng, khẩu hiệu “lấy doanh nghiệp làm trung tâm” vẫn còn hết sức mờ nhạt trong chính sách. Lần đầu tiên, Việt Nam có được một cái nhìn hệ thống về nguyên nhân của vấn đề trên.
Các báo cáo đều cho rằng đổi mới sáng tạo không chỉ là R&D mà nên mở rộng sang cả hấp thụ và đổi mới công nghệ sẵn có trên thế giới. Theo báo cáo Đổi mới công nghệ Việt Nam, ĐMST cũng là “thử thách” phù hợp với trình độ và năng lực khiêm tốn của đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ các quốc gia đang phát triển: tìm cách vượt qua chính mình thay vì đặt mục tiêu phải “đi tắt, đón đầu” thế giới. Hơn nữa, theo báo cáo Đổi mới công nghệ ở Việt Nam, việc lan tỏa và nội địa hóa những công nghệ này đóng vai trò quyết định tới tốc độ phát triển kinh tế và năng suất ở quốc gia. Ngoài ra, ĐMST cũng không nhất thiết phải gắn với công nghệ, đó cũng có thể là đổi mới quy trình sản xuất, thay đổi mô hình kinh doanh, hình thành các ý tưởng mới tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, qua rà soát gần 130 chương trình KH&CN và ĐMST của Việt Nam, các tác giả của báo cáo thấy rằng, các nhà hoạch định chính sách đã hiểu về ĐMST ở nghĩa hẹp nhất nên nguồn lực cho KH&CN và ĐMST của Việt Nam nghiêng hẳn về hai về đầu. Quan niệm thiếu sót này đã dẫn đến việc, người thụ hưởng của các chương trình này chủ yếu là các viện nghiên cứu, trường đại học với đầu ra là các công trình nghiên cứu, sản phẩm mà cần một chặng đường dài nữa mới có thể thương mại hóa.
Trong trường hợp các chính sách chạm tới doanh nghiệp, thì các công cụ thực thi lại hết sức nghèo nàn, không đến được khối SMEs. Cũng có một số rất ít tài trợ rót trực tiếp đến doanh nghiệp để thực hiện hoạt động R&D nhỏ, nhưng rốt cục đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp tương đối lớn, có chuyên môn cao về công nghệ. Cuối cùng, những chính sách, ưu đãi này đã hoàn toàn lãng quên SMEs trong những lĩnh vực không đòi hỏi độ “đậm đặc” về công nghệ (như dệt may, thực phẩm…), đang rất “khát” đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, giá trị trung bình của một chương trình hỗ trợ, mà nhiều khi đối tượng thụ hưởng chỉ là một doanh nghiệp khá lớn – khoảng gần 80 nghìn USD – nhưng những người thiết kế chương trình lại không đo được hiệu quả số tiền bỏ ra.
Trên thực tế, hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs đổi mới sáng tạo không đòi hỏi nhiều tiền mà chỉ là những khoản tài trợ nhỏ dưới dạng voucher (phiếu quà tặng) để họ cải tiến công nghệ có sẵn, thay đổi quy trình sản xuất, marketing tốt hơn, liên kết với các viện, trường, tìm kiếm chuyên gia…Hình thức hỗ trợ để kích thích hiệu suất (performance) được chứng minh trên thế giới là hiệu quả và có sức lan tỏa hơn nhiều các hình thức hỗ trợ dựa trên lợi nhuận sẵn có của doanh nghiệp.
Những trạng thái trái ngược của vaccine COVID
Với các nhà sản xuất vaccine, một sản phẩm có hàm lượng KH&CN cao khi tích lũy được rất nhiều know-how, năm 2021 là một năm có nhiều xúc cảm trái ngược. Một mặt, quá trình R&D và từng bước thử nghiệm lâm sàng trong bối cảnh đại dịch với nhiều thách thức khiến các nhà sản xuất như Nanogen hay IVAC phải chạy đua với thời gian mà vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm; mặt khác sự quan tâm, theo sát của mọi người và sự tồn tại của đầy rẫy tin sai lệch về vaccine khắp mọi nơi, từ mạng xã hội đến truyền miệng khiến quá trình ấy diễn ra trong trạng thái vô cùng đặc biệt.
Đó là một phần lý do khiến đến hết năm 2021, cả Nanocovax lẫn COVIVAC vẫn chỉ là vaccine dự tuyển và không còn cơ hội góp mặt trong danh sách các vaccine được tiêm trong hai mũi cơ bản. Cơ hội còn lại cho họ, nếu có, trong năm 2022 sẽ chỉ là mũi tiêm bổ sung.
Chỉ dấu cho năng lực sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh của một quốc gia, vì vậy, vẫn phải chờ đến năm 2022 mới có thể trở thành hiện thực, ngay cả khi hai đơn vị khác là VABIOTECH và VinBioCare đã nhập cuộc bằng việc gia công, đóng ống Sputnik V và nhận chuyển giao vaccine ARCT-154.
Sự thăng giáng của Nanocovax lẫn COVIVAC khiến giới sản xuất vaccine đón nhận Chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030” theo những cách khác nhau. Có lẽ, họ cần rất nhiều sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước mới có thể tham gia chương trình này để góp phần đến năm 2025, làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 3 loại vaccine; đến năm 2030, làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 5 loại vaccine mà chương trình hướng tới.
Sự đa dạng trong tài trợ cho postdoc
Sự hòa nhập với khoa học quốc tế của Việt Nam đã được bắc thêm một nhịp cầu quan trọng, đó là sự quan tâm đến nguồn nhân lực KH&CN thông qua tài trợ cho postdoc và từng bước mở rộng phạm vi nguồn lực tài trợ cho postdoc. Ở ba thời điểm khác nhau, Học viện KH&CN (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), Quỹ NAFOSTED (Bộ KH&CN) và Quỹ VINIF, một quỹ tư nhân, lần lượt nhập cuộc và trao các suất học bổng cho các tiến sĩ trẻ Việt Nam.
Từ chỗ chưa từng có đến việc các cơ quan nhà nước và quỹ tư nhân cùng dành các suất học bổng cho postdoc cho thấy bắt đầu có sự chuyển biến trong quan điểm đầu tư cho khoa học ở Việt Nam và hướng đến hiệu quả đầu tư. Nếu thời gian đầu, những quy định về đối tượng thụ hưởng tài trợ chưa thật sự rõ ràng (Học viện KH&CN) thì sau đã được cải thiện và trở nên cởi mở hơn rất nhiều khi không phân biệt người làm việc ở tổ chức công lập hay tư nhân, không phân biệt nhà nghiên cứu Việt Nam hay nước ngoài (NAFOSTED) hay giảm thiểu thủ tục hành chính, vượt trội về mức học bổng (VINIF)…
Sự đa dạng hóa các hoạt động tài trợ và nguồn lực tài trợ đem lại cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam cơ hội làm việc ở trong nước và nhìn xa hơn, góp phần tạo cơ hội cho khoa học Việt Nam xây dựng được những nhóm nghiên cứu mạnh và qua đó, có nhiều đóng góp hơn cho xã hội. Đó là điều chúng ta có thể kiểm nghiệm trong khoảng 5, 7 năm nữa nhưng hiệu ứng trước mắt của sự đa dạng hóa tài trợ đã làm thay đổi cách nhìn về nguồn nhân lực của một số cơ sở nghiên cứu, đào tạo ở Việt Nam, vốn đang phải sốc lại bộ máy trong lộ trình tự chủ. Ví dụ gần đây ĐHQGHN đã ban hành Quy định về việc hỗ trợ học bổng cho các nghiên cứu sinh và các thực tập sinh sau tiến sỹ ở trường.
Một nhà nghiên cứu dự đoán, sự tham gia của các đơn vị tư nhân trong đầu tư cho khoa học thậm chí còn có thể dẫn đến thay đổi cả quan điểm đầu tư và khung tài chính dành cho khoa học nói chung.

Liêm chính khoa học
Câu chuyện về liêm chính khoa học vốn âm ỉ tồn tại từ một vài năm trước trong cộng đồng khoa học Việt Nam nay đã bùng lên với cuộc thảo luận về trường hợp của trường Đại học Tôn Đức Thắng “mua bài” – trả tiền để các nhà khoa học ghi địa chỉ trường này trong các bài báo quốc tế, nhờ đó giúp tăng vị trí xếp hạng của trường. Một số nhà khoa học trong và ngoài nước đã thành lập nhóm “Liêm chính khoa học” trên mạng xã hội Facebook nhằm tiếp tục bóc tách các trường hợp “mua-bán”, phán xét các hành vi mà nhóm cho rằng thiếu liêm chính học thuật. Một số ý kiến của một số giáo sư đầu ngành và lãnh đạo một số cơ quan nghiên cứu về Toán học, Cơ học và Vật lý đều nhấn mạnh nên dừng tài trợ, dừng nghiệm thu đề tài của những nhà khoa học này cũng như cần sớm có quy định chặt chẽ về việc ghi tên cơ quan chủ quản.
Tuy nhiên, lãnh đạo cơ quan chủ quản như Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho rằng mình không có căn cứ để có ý kiến vì “cơ quan không bố trí được nguồn kinh phí nào hỗ trợ cho nhà khoa học. Anh em muốn có công trình thì họ phải chạy khắp nơi. Nơi nào muốn có thành tích về mặt khoa học thì họ có thể ghi địa chỉ đơn vị đó”.
Đặt liêm chính học thuật vào bối cảnh Việt Nam mới thấy môi trường học thuật có quá nhiều điểm còn bất cập như chưa phổ biến, giảng dạy về những hướng dẫn đạo đức học thuật – hiểu theo nghĩa rộng là các bộ quy tắc ứng xử nói chung với các nguyên tắc phổ quát – cho các nhà nghiên cứu. Theo khảo sát của một đề tài do Quỹ NAFOSTED tài trợ (2017 – 2019), trong gần 390 tạp chí khoa học Việt Nam thuộc danh sách tính điểm của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, vỏn vẹn 6 tạp chí có liên kết quốc tế và lọt vào danh mục Scopus là nhắc nhở về đạo đức học thuật hay sự xung đột lợi ích trong hướng dẫn nộp bài. Có một điểm sáng là đại diện một số cơ quan quản lý và tài trợ như Vụ KH&CN (Bộ GD&ĐT), Quỹ NAFOSTED (Bộ KH&CN) cho biết sẽ tham khảo ý kiến của cộng đồng khoa học để sớm có những quy định, hướng dẫn mới về đạo đức học thuật.

hơn 20 nghìn thành viên.
Quy hoạch mạng lưới các tổ chức KH&CN công lập
Với tham vọng hệ thống hóa và sắp xếp các tổ chức KH&CN công lập ở trung ương và địa phương, kế hoạch quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ KH&CN tiến hành nhằm tạo điều kiện cho tổ chức hoạt động hiệu quả, qua đó có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành, lĩnh vực. Đây là một công việc hết sức phức tạp và thách thức bởi theo sự phát triển của đất nước, không chỉ riêng các tổ chức KH&CN trong các trường, viện hay các bộ, ngành đa dạng về hình thức tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính mà các tổ chức KH&CN địa phương cũng muôn màu muôn vẻ, thậm chí hướng tới chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN. Với thực tế ấy, không dễ để sắp xếp, hệ thống các tổ chức này và tích hợp vào mạng lưới chung của cả nước.
Nếu nhìn vào mục tiêu là tinh gọn các tổ chức và đảm bảo cho nó có đủ năng lực và điều kiện đáp ứng một cách tốt nhất hoạt động ở ngành và lĩnh vực thì có lẽ, việc quy hoạch các mạng lưới các tổ chức KH&CN công lập cũng cần đảm bảo sao cho việc phân bố nguồn lực đầu tư một cách công bằng và tạo cơ hội liên kết để thực hiện các nhiệm vụ ở cấp vùng, miền và quốc gia.
Mặt khác, sự phát triển của đất nước trong những năm qua đã dẫn đến sự ra đời của nhiều viện, trường, tổ chức KH&CN tư nhân với trình độ R&D phát triển không kém cạnh so với người anh em công lập. Do đó, trong đợt quy hoạch lần này không thể không tính đến khả năng tích hợp các tổ chức KH&CN tư nhân để tận dụng nguồn lực của khối này và cùng họ giải quyết những vấn đề lớn mang tầm quốc gia và quốc tế.
Bài viết trên báo Khoa học & Phát triển
(Báo Tuoitre.vn) VinIF đã tài trợ 83 dự án, trợ lực hơn 400 nhà khoa học, trao gần 800 học bổng, kết nối gần 200 tổ chức, đơn vị.

Đây là những con số thành tựu mà Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) vừa thống kê và cho biết đã bền bỉ trợ lực cho các nhà khoa học chỉ sau 3 năm đi vào hoạt động.
“Với khát vọng đổi mới văn hóa làm khoa học, chúng tôi đã và đang âm thầm xây dựng một hệ sinh thái gắn kết, cùng chung tay cho mục tiêu phát triển khoa học – công nghệ nước nhà”, đại diện đơn vị này nhấn mạnh.
Tạo ổ cho “phượng hoàng”
Là 1 trong 158 nhà khoa học trẻ đầu tiên được nhận học bổng Thạc sĩ của VinIF năm 2019, Thạc sĩ Phan Kế Sơn, Viện Khoa học vật liệu, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết đây là sự động viên rất lớn.
“Đối với tôi, học bổng này có ý nghĩa cả về vật chất và tinh thần. Hiện tôi đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ đạt điểm xuất sắc, có một công bố trên tạp chí Q1 và một công bố tại hội thảo quốc tế. Tôi cũng may mắn là một trong hai nhà khoa học trẻ đại diện cho Viện tham gia dự hội nghị khoa học thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu 2021 tổ chức tại Singapore”, anh Sơn chia sẻ.
Không chỉ thạc sỹ Sơn, trong những năm qua đã có hơn 780 nhà khoa học nhận được các học bổng từ VinIF. Với mục tiêu xây dựng văn hóa nghiên cứu và phát triển các cộng đồng nghiên cứu khoa học, từ khi thành lập, đơn vị này đã liên tục cho ra đời các chương trình tài trợ mới mẻ, phù hợp với thực tiễn, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho những “phượng hoàng” chắp cánh.
Cụ thể, trong năm đầu tiên, đơn vị này đã ra mắt hai chương trình, gồm tài trợ các dự án KHCN và tài trợ học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước. Sang năm thứ hai, đơn vị này tài trợ và hợp tác thêm với các trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu Việt Nam để xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ, chủ yếu ở lĩnh vực khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo.
Đồng thời, nhằm thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức KHCN đến với đại chúng, liên tục hai chương trình hợp tác, tài trợ sự kiện – hội thảo; cùng Khóa học ngắn hạn và Giáo sư thỉnh giảng được VinIF triển khai mới.
Cũng theo đại diện đơn vị này, năm 2021, VinIF là một trong những Quỹ đầu tiên tại Việt Nam tiên phong tài trợ Học bổng Nghiên cứu Sau tiến sĩ (30 suất học bổng với mức 30 triệu đồng/tháng), thu hút nhiều tiến sĩ trẻ đã bảo vệ ở nước ngoài.

“Không dừng ở đó, từ năm 2019 đến nay, chúng tôi cũng hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu để hỗ trợ các bạn trẻ thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu “thai nghén” ngay trên ghế nhà trường. GS. Lê Quân, giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, VinIF góp sức cùng các trường đại học thực hiện nhiệm vụ ươm tạo thế hệ nhà khoa học kế cận, đáp ứng đòi hỏi của môi trường làm việc quốc tế chuyên nghiệp”, đại diện đơn vị này nhấn mạnh.
Theo GS.Vũ Hà Văn – Giám đốc Khoa học VinBigData và VinIF (Tập đoàn Vingroup), đích đến cuối cùng của nghiên cứu khoa học phải là tạo ra được những nhà khoa học có tư duy lành mạnh và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Những sản phẩm ứng dụng có ý nghĩa thực tế, giúp nâng cao tầm hiểu biết và chất lượng cuộc sống của người Việt và khẳng định tầm vóc trí tuệ Việt trên trường quốc tế. Muốn làm được như vậy, nhà khoa học không thể đứng độc lập một mình, mà cần sự chung tay của cả cộng đồng nghiên cứu và doanh nghiệp tư nhân. Những nỗ lực dài hạn của VinIF trong việc hỗ trợ nguồn lực phát triển dự án khoa học – công nghệ là nhằm mục tiêu đó”, GS.Vũ Hà Văn cho hay.
Tiên phong tài trợ “không trói buộc”
Chọn cho mình một hướng đi riêng, có thể nói VinIF không dàn trải mà tập trung đầu tư mũi nhọn. Theo các chuyên gia, đơn vị này lựa chọn các nhóm mạnh về nghiên cứu, có tính đột phá, hàm lượng khoa học cao trên các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y dược, kinh tế và giáo dục nhằm tạo ra các sản phẩm ứng dụng thực tiễn hướng đến cộng đồng.
Đại diện đơn vị này cho biết cũng cam kết tài trợ mà không có bất kỳ “trói buộc”, các bản quyền phát minh, sáng chế của các dự án đều thuộc về chủ nhiệm cũng như cơ quan chủ trì của dự án đó. “Song song, chúng tôi cũng tiên phong “tháo gỡ” những nút thắt về cơ chế tài chính cũng như hành chính, nhằm giảm thiểu lượng giấy tờ quy chế, giúp các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu”, vị này nói.

Theo PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương, giám đốc điều hành VinIF, tại Việt Nam, chưa có nhiều doanh nghiệp có Quỹ học bổng và tài trợ nghiên cứu ngoài doanh nghiệp với quy mô lớn. “Sự ra đời của VinIF được xem là cuộc cách mạng khi tiên phong tài trợ phi lợi nhuận cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học”, bà Dương nhấn mạnh.
Các chuyên gia cũng cho rằng trước đây tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ giữa nhà nước và doanh nghiệp là 70 – 30 (tức là 70% đầu tư đến từ ngân sách nhà nước) thì hiện nay đã tiến tới tỷ lệ 50 – 50. Theo xu thế của thế giới, Việt Nam sẽ hướng đến tỷ lệ 30 – 70. Điều này cho thấy sự quan tâm và đầu tư của doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn Vingroup dành cho lĩnh vực khoa học công nghệ có ý nghĩa rất to lớn.
Bài viết trên Báo Tuoitre.vn
(Báo Vietnamnet.vn) “Không chỉ tháo gỡ rào cản về tài chính và hành chính, VinIF còn hướng tới tạo điều kiện để nhà nghiên cứu được chủ động về công bố khoa học” – nhận xét của các nhà nghiên cứu dành cho Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF).
Quỹ VinIF mới khởi động được 3 năm nhưng đã và đang góp phần làm đa dạng về loại hình, nguồn lực tài trợ cũng như tạo “đòn bẩy” tích cực tới khoa học Việt Nam.
Chật vật tìm kinh phí gặp nguồn đầu tư… “mạo hiểm”
Là chủ nhân của Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018, PGS.TS Trần Đình Phong – Trưởng khoa Khoa học cơ bản và Ứng dụng, trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội chia sẻ: “Từng có nhiều DN Việt Nam tìm đến và đề nghị chúng tôi đưa công trình khoa học ra thương mại hóa. Nhưng ngược lại, khi tôi hỏi về việc hợp tác để cùng nghiên cứu và phát triển thành công nghệ lõi, sau đó mới tiến đến mục đích thương mại thì phần lớn trong số họ chưa sẵn sàng.”

Ấp ủ giấc mơ chế tạo linh kiện quang điện hóa cho sản xuất nhiên liệu Hydro từ nước, nhằm góp phần giúp Việt Nam làm chủ công nghệ năng lượng sạch, PGS. TS. Trần Đình Phong dành hơn 12 năm nghiên cứu lĩnh vực này. Xác định đây là bài toán rất lớn, cần dồn lực vào nghiên cứu cơ bản trong thời gian dài, PGS. Phong cho rằng “Nếu DN đầu tư rồi hỏi ngày mai linh kiện của anh đâu thì rất khó. Vì thế, để triển khai ý tưởng của mình, đôi khi chúng tôi cần những nguồn đầu tư mạo hiểm”.
Giữa lúc tìm thêm nguồn tài trợ để nghiên cứu độ bền của vật liệu, nhằm tạo ra những linh kiện đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp, anh cùng cộng sự tìm thấy Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF). Vượt qua ba vòng đánh giá, dự án do PGS.TS. Trần Đình Phong chủ nhiệm được lựa chọn là một trong 20 nghiên cứu tiêu biểu VinIF tài trợ năm nay.
“Từ ý tưởng cho đến công trình khoa học, bằng phát minh sáng chế là một bước, để ra được sản phẩm ứng dụng lại là một bước nữa. Một dự án 2-3 năm khó lòng tạo ra được sản phẩm như thế, chưa kể đến việc thương mại hóa. Trên thế giới, cả ngàn ý tưởng mới chỉ có một vài ý tưởng được hiện thực hóa. Kể cả họ dừng lại ở bước mô hình hay công bố khoa học thì đó vẫn là những viên gạch xây dựng nền tảng cho các nghiên cứu sau này.” – PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương – Giám đốc Điều hành Quỹ VinIF chia sẻ.
Với sự đồng hành của VinIF, bên cạnh nguồn lực tài chính để phát triển công trình khoa học, PGS.TS Phong còn hy vọng có thể kết nối với mạng lưới các đơn vị DN trong nước và quốc tế, hướng tới ứng dụng năng lượng mới vào sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.
“Đòn bẩy” cho tiên phong, khác biệt, thực chất
Từ 63 dự án khoa học nhận tài trợ năm 2019 và 2020, đến nay VinIF đã có 163 sản phẩm dạng hệ thống, thiết bị và 159 sản phẩm dạng phần mềm, cơ sở dữ liệu được ra đời. Bên cạnh đó, các nhóm nghiên cứu cũng đã xuất bản 143 công bố khoa học tại các tạp chí Q1 (nhóm những tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới) và hội thảo uy tín quốc tế, đăng ký thành công 34 bằng sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước.
Bên cạnh nguồn lực tài chính, VinIF còn đồng hành cùng đội ngũ thực hiện dự án trong việc kết nối với mạng lưới chuyên gia tư vấn và truy cập cơ sở dữ liệu lớn. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ được VinIF tư vấn đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế và giới thiệu nguồn đầu tư để tiếp tục triển khai ứng dụng vào các sản phẩm, giải pháp thực tiễn.
Theo PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương: “VinIF có cơ chế tài chính linh hoạt, hợp lý nhằm giúp các nhà nghiên cứu có điều kiện làm việc tốt nhất, với thủ tục hành chính đơn giản nhất. Điều này xuất phát từ mong muốn giúp các nhà khoa học được làm thật, tiêu đồng tiền thật, được nhận thù lao tương xứng với công sức nghiên cứu. Sau 3 năm triển khai, chúng tôi đã tài trợ gần 450 tỷ đồng cho các dự án, tạo ra 322 sản phẩm.”

Từ góc nhìn của chuyên gia nghiên cứu, TS.Ngô Tất Trung – Giám đốc Trung tâm Tư vấn di truyền và Sàng lọc ung thư – BV Trung ương Quân đội 108 cho biết:“Một trong những điểm đặc biệt trong cách thức tài trợ của VinIF là việc “bỏ qua tất cả những rào cản về thủ tục hành chính, đặt đổi mới sáng tạo lên trên hết.”
Dự án của chúng tôi về “Ứng dụng công nghệ di truyền tiên tiến trong chẩn đoán sớm ung thư gan” đã bước đầu cho kết quả ấn tượng, với một bằng sáng chế đã được gửi đăng ký và một bài báo khoa học Q1 được công bố trước thời hạn. “Nếu không có VinIF, nghiên cứu của chúng tôi sẽ phải chờ rất lâu nữa mới có thể thực hiện” – TS. Trung cho biết.
PGS. TS Huỳnh Quyết Thắng – Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Việc VINIF tài trợ cho các đề tài, dự án góp phần làm thay đổi cơ chế, cách xét chọn, đánh giá các đề tài theo hướng có chất lượng, tinh gọn. Các tác động tích cực này không những ảnh hưởng tới ĐH Bách khoa Hà Nội mà còn tới cộng đồng khoa học, các cơ quan quản lý trong nước.”

Không chỉ tháo gỡ rào cản về tài chính và hành chính, VinIF còn hướng tới tạo điều kiện để nhà nghiên cứu được chủ động về công bố khoa học. Một trong những điểm mới của Chương trình Tài trợ Dự án Khoa học – Công nghệ năm nay là mỗi nhóm nghiên cứu tự đề xuất một danh sách các tạp chí Q1 uy tín dự kiến đăng tải. Hội đồng khoa học sẽ mời ba chuyên gia am hiểu lĩnh vực phản biện, từ đó, Quỹ sẽ thống nhất danh sách với đề tài. Đây được cho là bước đi tiên phong của VinIF, nhằm tôn trọng sự khác biệt trong những công bố thuộc nhiều chuyên ngành hẹp, đồng thời, vượt qua các chỉ số chung để đi vào thực chất năng lực của đội ngũ và ý nghĩa của đề tài.
Xét chọn kỹ lưỡng, ưu tiên tài trợ mũi nhọn, VinIF không chỉ hỗ trợ cá nhân các nhà khoa học, mà còn đang từng bước kiến tạo một hệ sinh thái toàn diện về nghiên cứu – ứng dụng – đào tạo và chia sẻ tri thức. VinIF được kỳ vọng sẽ làm đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho khoa học Việt Nam, góp phần thay đổi quan điểm đầu tư và khung tài chính dành cho khoa học.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy: “Sự thành lập của Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF) là một tín hiệu đáng mừng cho thấy nền Khoa học – Công nghệ Việt Nam đang đi đúng hướng so với tất cả các quốc gia đã phát triển trên thế giới: ở đó, DN đồng hành cùng Chính phủ trong việc tạo thêm nguồn lực thúc đẩy Khoa học – Công nghệ phát triển. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đề xuất để có nhiều DN khác ở Việt Nam học theo mô hình của tập đoàn Vingroup, hình thành ra những quỹ đầu tư, tài trợ cho nghiên cứu khoa học”.
Bài viết trên Báo Vietnamnet.vn
(Báo Vietnamnet.vn) Ngày 9/12/2021, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VINIF) công bố tài trợ 92 tỷ đồng cho 20 dự án Khoa học – Công nghệ có những giá trị thực tiễn với cộng đồng, nâng tổng giá trị tài trợ trong 3 năm qua lên 445 tỷ đồng.
Đây là chương trình phi lợi nhuận của Tập đoàn Vingroup, nhằm mục tiêu thay đổi môi trường nghiên cứu và góp phần tạo bệ phóng đưa khoa học Việt vươn tầm quốc tế.
Đích đến là sản phẩm ứng dụng thực tế
Năm nay, Quỹ VINIF tiếp nhận tổng cộng 211 dự án đề xuất, vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Hội đồng khoa học cũng tăng gấp ba lần với 180 chuyên gia trong và ngoài nước.
Để được nhận tài trợ, các dự án đều phải đáp ứng được bộ năm tiêu chí của VINIF, bao gồm: mức độ cần thiết của đề tài; năng lực nghiên cứu của tác giả, cơ sở vật chất của đơn vị thực hiện; tính sáng tạo, ý nghĩa khoa học; tác động tới kinh tế – xã hội; tính thuyết phục của mục tiêu cũng như giá trị khoa học – công nghệ của sản phẩm, dịch vụ. Chương trình ưu tiên những chủ nhiệm dự án là nhà khoa học (có bằng tiến sĩ) sở hữu kinh nghiệm nghiên cứu dày dặn và thành tựu học thuật nổi bật.
Sau quá trình thẩm định khắt khe và minh bạch, 20 dự án nổi bật nhất năm 2021 đã được xét duyệt tài trợ với tổng giá trị lên tới 92 tỷ đồng. Các dự án trên đến từ nhiều lĩnh vực từ Y sinh – Y dược – Vật lý – Vật liệu đến Toán học – Công nghệ thông tin – Khoa học máy tính…

Điểm chung của các dự án là nghiên cứu khoa học mũi nhọn hoặc có định hướng ứng dụng, cùng phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại, cũng như mang tầm ảnh hưởng quốc tế. Một số dự án tiêu biểu bao gồm: Chế tạo linh kiện quang điện hóa cho sản xuất nhiên liệu H2 từ nước, nhằm giải quyết bài toán năng lượng sạch và phát triển bền vững, hay Hệ thống internet vạn vật theo dõi điện tim thai nhi với cảm biến không tiếp xúc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe thai nhi và bà mẹ ngay tại nhà với chi phí thấp.
Bên cạnh nguồn lực tài chính, VINIF sẽ đồng hành cùng đội ngũ thực hiện dự án tiếp cận các nguồn lực khoa học, kết nối với mạng lưới chuyên gia tư vấn và truy cập cơ sở dữ liệu lớn. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ được VINIF tư vấn đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế và giới thiệu nguồn đầu tư để tiếp tục triển khai ứng dụng vào các sản phẩm, giải pháp thực tiễn. Đây là cách làm được các nhà khoa học đánh giá là toàn diện, hiệu quả và bền vững.

Phát biểu tại sự kiện trao tài trợ, GS.Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học quỹ VINIF và VinBigData, Tập đoàn Vingroup, nhấn mạnh: “Đích đến cuối cùng của nghiên cứu khoa học phải là tạo ra được những nhà khoa học có tư duy lành mạnh và tác phong làm việc chuyên nghiệp, những sản phẩm ứng dụng có ý nghĩa thực tế, giúp nâng cao tầm hiểu biết và chất lượng cuộc sống của người Việt và khẳng định tầm vóc trí tuệ Việt trên trường quốc tế. Muốn làm được như vậy, nhà khoa học không thể đứng độc lập một mình mà cần sự chung tay của cả cộng đồng nghiên cứu và doanh nghiệp tư nhân. Những nỗ lực dài hạn của VINIF trong việc hỗ trợ nguồn lực phát triển dự án khoa học – công nghệ là nhằm mục tiêu đó”.
Kỳ vọng thúc đẩy hệ sinh thái nghiên cứu
Chương trình Tài trợ Dự án Khoa học – Công nghệ VINIF được triển khai từ năm 2019 nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà khoa học phát huy khả năng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, từ đó, xây dựng những công trình khoa học và giải pháp công nghệ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Đến nay, VINIF đã tài trợ cho 83 dự án khoa học, tổng kinh phí trên 445 tỷ đồng. Trong số đó, nhiều dự án đã cho ra kết quả thực tiễn, với 163 sản phẩm dạng hệ thống, thiết bị; 159 sản phẩm dạng phần mềm, cơ sở dữ liệu; cũng như xuất bản 143 công bố khoa học tại các tạp chí Q1 và hội thảo hàng đầu thế giới. Đặc biệt, với sự đồng hành của VINIF, 34 nghiên cứu đã được cấp bằng sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế.

GS.TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Trong bối cảnh tự chủ đại học và nguồn ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học công nghệ cùng với các thủ tục hành chính còn hạn chế thì việc tham gia của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn vào việc thúc đẩy khoa học công nghệ quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp này. Tôi đánh giá cao việc ra đời của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) với chức năng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhằm mục đích tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam”.
Với tư duy tài trợ đột phá, thông qua việc thúc đẩy hệ sinh thái nghiên cứu – ứng dụng, VINIF kỳ vọng góp phần gắn kết mạng lưới nhà khoa học – viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp, hướng tới từng bước thay đổi môi trường và tác phong nghiên cứu tại Việt Nam.
Bên cạnh Tài trợ Dự án Khoa học – Công nghệ, VINIF còn triển khai 6 chương trình thường niên khác, bao gồm học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ và sau Tiến sĩ; Hợp tác, tài trợ sự kiện khoa học; Tài trợ khóa học ngắn hạn và giáo sư thỉnh giảng; Tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu và Lưu giữ các giá trị Văn hoá, Lịch sử.
Bài viết trên Báo Vietnamnet.vn
Thông qua Chương trình Tài trợ Dự án Khoa học và Công nghệ, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) không chỉ hướng tới mục tiêu hỗ trợ cá nhân các nhà khoa học, mà còn nỗ lực để góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của các viện, trường trên cả nước. Hai năm, với 63 dự án được VINIF đồng hành, cùng hệ sinh thái kết nối 195 tổ chức, đơn vị nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp, Chương trình đã và đang tạo nên những tác động tích cực đối với môi trường và văn hóa nghiên cứu tại Việt Nam.
Vậy Chương trình được đánh giá như thế nào, từ góc độ các tổ chức, đơn vị chủ trì dự án?
PGS. TS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội: “Việc Quỹ VINIF tài trợ cho các đề tài, dự án góp phần làm thay đổi cơ chế, cách xét chọn, đánh giá các đề tài theo hướng có chất lượng, tinh gọn; đồng thời, thay đổi cách quản lý đề tài. Các tác động tích cực này không những ảnh hưởng tới Đại học Bách khoa Hà Nội mà còn tới cộng đồng khoa học, các cơ quan quản lý trong nước.”
PGS.TS. Vũ Văn San, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: “Việc được nhận tài trợ từ Quỹ VINIF không chỉ đem lại thành tích khoa học đối với mỗi cá nhân tham gia mà còn góp phần khuyến khích hoạt động nghiên cứu tại Học viện. Các công trình, công bố khoa học ngày một gia tăng về cả số lượng và chất lượng, đóng góp chung vào các thành tích về khoa học và công nghệ của Học viện.”
PGS. TS. Đoàn Quốc Hưng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội: “Quỹ VINIF là một tổ chức tư nhân tiên phong có nhiều đóng góp trong phát triển khoa học công nghệ và đào tạo trí thức trẻ tại Việt Nam. Việc có các dự án do Quỹ VINIF tài trợ phù hợp với định hướng phát triển của Trường; đồng thời giúp mở rộng mạng lưới hợp tác khoa học công nghệ giữa Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, Đại học Queensland, Úc và các đối tác phát triển trong và ngoài nước.”
PGS. TS. Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: “Quỹ VINIF là quỹ tư nhân đầu tiên có quy mô, hoạt động chuyên nghiệp, phi lợi nhuận, tài trợ các dự án nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và tài trợ học bổng cho các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu và các Trường, Viện.”
Những chia sẻ chân thực từ các chủ nhiệm, chuyên gia nghiên cứu đồng hành cùng VINIF trong hai năm 2019, 2020 cũng sẽ được chia sẻ tại sự kiện ngày mai: LỄ CÔNG BỐ & SƠ KẾT 02 NĂM CHƯƠNG TRÌNH TÀI TRỢ CÁC DỰ ÁN KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ.
• Thời gian: 15h00 – 17h30 ngày thứ năm, 09/12/2021.
• Hình thức tổ chức: Trực tiếp và phát trực tuyến trên Fanpage VinBigData, VINIF.
• Địa điểm: tại Hà Nội.
Ba năm đồng hành cùng các nhà nghiên cứu hiện thực hóa những ý tưởng khoa học đột phá, Chương trình Tài trợ Dự án Khoa học – Công nghệ do Quỹ Đổi mới Sáng tạo VINIF triển khai đã đạt được không ít thành quả ấn tượng. Trước khi những đề tài tiêu biểu được chính thức hé lộ, hãy cùng VINIF nhìn lại một hành trình ý nghĩa đã qua.
340 tỷ đồng là số tiền VINIF đã tài trợ cho 63 dự án khoa học – công nghệ trong hai năm 2019 và 2020. Bên cạnh nguồn lực tài chính, VINIF còn hỗ trợ đội ngũ dự án trong việc kết nối với mạng lưới chuyên gia tư vấn, truy cập cơ sở dữ liệu lớn, đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế và tìm nguồn đầu tư để triển khai ứng dụng thực tiễn.
163 là số lượng sản phẩm dạng hệ thống, thiết bị đã hoàn thành từ những dự án do VINIF tài trợ. Thông qua chương trình, VINIF kỳ vọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học mũi nhọn, định hướng ứng dụng, phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt.
159 sản phẩm dạng phần mềm, cơ sở dữ liệu đã ra đời từ các dự án đồng hành cùng VINIF, nhờ đó, góp phần đẩy nhanh tiến trình chia sẻ dữ liệu khoa học và ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam.
143 bài báo khoa học đã được chấp thuận hoặc công bố tại các tạp chí Q1 và hội thảo hàng đầu thế giới. Đây là bước tiến đáng kể giúp khẳng định thành tựu nghiên cứu của Việt Nam trên bản đồ khoa học quốc tế. Đồng thời, những công bố này cũng đặt tiền đề cho việc phát triển, cải tiến các sản phẩm ứng dụng trong tương lai.
34 nghiên cứu đã được cấp bằng sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế. Đặc biệt, chương trình được triển khai phi lợi nhuận với mục tiêu khuyến khích sự phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam. Do đó, chủ nhiệm dự án, nhóm nghiên cứu, tổ chức chủ trì được giữ toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ và các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và các kết quả nghiên cứu khác.
195 tổ chức, đơn vị, trường đại học cũng như doanh nghiệp trong và ngoài nước đã được kết nối với các nhóm dự án, qua đó, chương trình góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác bền vững trong hệ sinh thái nghiên cứu – ứng dụng tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
?Năm thứ ba được triển khai, Chương trình Tài trợ Dự án Khoa học – Công nghệ cũng ghi nhận những con số nổi bật như:
211 dự án đề xuất, cao nhất trong từ trước đến nay, và cao hơn 60% so với năm 2019. Sự vượt bậc cả về số lượng và chất lượng hồ sơ cho thấy tầm ảnh hưởng và uy tín ngày càng lớn của VINIF đối với cộng đồng khoa học – công nghệ trong nước.
180 là số lượng chuyên gia trong và ngoài nước tham gia hội đồng xét chọn của VINIF. Con số này tăng hơn 3 lần so với năm 2020, cho thấy quy trình thẩm định ngày một khắt khe và nghiêm ngặt của một chương trình tài trợ được đầu tư kỹ lưỡng.
Những cột mốc ấn tượng khác, cùng danh sách các dự án nhận tài trợ năm 2021 sẽ được VINIF hé mở tại LỄ CÔNG BỐ & SƠ KẾT 02 NĂM CHƯƠNG TRÌNH TÀI TRỢ CÁC DỰ ÁN KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ:
- Thời gian: 15h00 – 17h30 ngày thứ năm, 09/12/2021.
- Hình thức tổ chức: Trực tiếp và phát trực tuyến trên Fanpage VinBigData, VINIF.
- Địa điểm: tại Hà Nội.
