📌 Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) xin thông báo đã hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký cho 04 Chương trình tài trợ:

✅ Dự án Khoa học Công nghệ: gần 170 hồ sơ đăng ký đến từ 64 tổ chức chủ trì.

✅ Dự án Văn hóa, lịch sử: 36 hồ sơ đăng ký đến từ 28 tổ chức và cá nhân.

✅ Học bổng sau tiến sĩ: gần 230 hồ sơ đăng ký thuộc 80 đơn vị chủ trì là các trường đại học, học viện nghiên cứu trên cả nước.

✅ Học bổng sinh viên: 18 hồ sơ đăng ký thuộc các ngành trọng yếu của các trường đại học, học viện.

📌 Năm 2023 ghi nhận số hồ sơ đề xuất tăng rất nhiều so với các năm trước. Đó là dấu hiệu đáng mừng cho thấy ngày càng có nhiều nhóm nghiên cứu mạnh, càng nhiều những dự án và ý tưởng nghiên cứu và ứng dụng.

📌 Tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành các quy trình đánh giá, xét chọn và gửi thông báo kết quả xét chọn tới email người đăng ký theo kế hoạch đã thông báo.

📌 Trong thời gian tới, VinIF tiếp tục mở đăng ký các Chương trình tài trợ khác. Để cập nhật thông tin và kịp thời đăng ký các Chương trình này, quý anh/chị vui lòng theo dõi các thông tin trên fanpage và website của chúng tôi.

📣 Sự kiện do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đồng tổ chức. GS. Morten Meldal – Chủ nhân Giải Nobel hóa học năm 2022 sẽ thực hiện 03 bài thuyết giảng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐕𝐄̂̀ 𝐒𝐔̛̣ 𝐊𝐈𝐄̣̂𝐍

📌Bài giảng số 1:

⏰ Thời gian: 9h00-11h00, ngày 17/04/2023 (Thứ 2).

🏫Địa điểm: Giảng đường 1, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, cơ sở 227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5, HCM. Link đăng ký tham dự online: https://events.quickom.net/checkout?event_id=436

📌 Bài giảng số 2:

⏰ Thời gian: 13:00 – 15:00, ngày 18/4/2023 (Thứ 3)

🏫Địa điểm: Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Link đăng ký tham dự online: https://events.quickom.net/checkout?event_id=436

📌 Bài giảng số 3:

⏰ Thời gian: 15:00 – 17:00, ngày 20/04/2023 (Thứ 5)

🏫 Địa điểm: Hội trường tầng 8, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, tòa A21, số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Hình thức tham dự: trực tiếp

Link đăng ký: https://bit.ly/3Mf6JoH

👨‍👩‍👧‍👦 Đối tượng tham gia: Tất cả mọi người.

💸 Miễn phí tham dự.

𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐕𝐄̂̀ 𝐁𝐀̀𝐈 𝐆𝐈𝐀̉𝐍𝐆

👉 GS. Morten Meldal sẽ giới thiệu về công trình nghiên cứu đạt giải Nobel hóa học 2022 – Phản ứng “click” và những ứng dụng của nó cùng tiềm năng phát triển. Đồng thời, GS. Morten Meldal cũng sẽ chia sẻ những thách thức và tầm quan trọng của nghiên cứu cơ bản và con đường đến giải Nobel hóa học 2022.

𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐃𝐈𝐄̂̃𝐍 𝐆𝐈𝐀̉

✴️ GS. Morten Meldal là chủ nhân của Giải Nobel hóa học năm 2022, giáo sư hóa học tại Đại học Copenhagen (UCPH), Đan Mạch. Ông là một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho “hóa học click”, trong đó các khối xây dựng phân tử kết hợp với nhau nhanh chóng và hiệu quả. Ông cũng là người đứng đầu Trung tâm Sinh học Hóa học Tiến hóa của Đại học Copenhagen và đã từng là Phó trưởng phòng Giáo dục (VILU) tại Khoa Hóa học của trường.

💥 Chuyên môn của ông bao gồm hóa học click, hóa học polyme, tổng hợp hữu cơ, tự động hóa trong tổng hợp, thụ thể nhân tạo và enzyme, xét nghiệm nano, nhận dạng phân tử sinh học, xét nghiệm tế bào, miễn dịch học phân tử, phổ MS và NMR quy mô nano, mã hóa,…

☘️GS. Morten Meldal là người sáng lập đồng thời là chủ tịch của Hiệp hội Khoa học Tổ hợp (The Society of Combinatorial Sciences). Ông đã xuất bản hơn 300 bài báo và có 21 bằng sáng chế. Ông cũng là người sáng lập công ty và giám đốc chiến lược của Betamab, một công ty tiến hành nghiên cứu công nghệ sinh học và dược lý, chẩn đoán và phát triển dược phẩm.

👉“LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO, LẮP RÁP LÀ TIỀN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỂ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PIN SẠC LI-ION TRONG TƯƠNG LAI”

🌎🌎🌎 Xu hướng phát triển pin lithium-ion (Li-ion) ứng dụng trong các thiết bị tiêu thụ điện là tất yếu trên thế giới và Việt Nam. Việc nghiên cứu làm chủ công nghệ, dây chuyền lắp ráp pin sạc Li-ion và tiến tới xây dựng mô hình sản xuất công nghiệp đặt ra vai trò rất quan trọng của những nhà khoa học, các tổ chức và doanh nghiệp đồng hành. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang dần làm chủ công nghiệp sản xuất xe điện với những lợi ích môi trường to lớn, tiết giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, việc tự chủ sản xuất pin sạc Li-ion đóng vai trò cốt lõi để có thể bắt kịp thế giới về công nghệ, hàm lượng tri thức và các giá trị kinh tế bền vững.

🔋🔋🔋 Dự án “Ứng dụng quy trình tổng hợp vật liệu điện cực từ vỏ trấu để sản xuất thử nghiệm pin sạc Li-ion 4V dạng cúc áo (coin cell) và dạng túi (pouch cell)” do PGS.TS. Lê Mỹ Loan Phụng làm chủ nhiệm (CNDA) và trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (đơn vị chủ trì) được thực hiện từ năm 2020, đến nay đã nghiệm thu thành công. Dự án nhằm nghiên cứu chế tạo, lắp ráp các loại pin sạc với kiểu dáng khác nhau từ những vật liệu tự tổng hợp được trong nước, đặc biệt là sử dụng nguyên liệu chế tạo điện cực từ vỏ trấu – một phụ phẩm nông nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam.

🎯Sau hai năm triển khai, dự án đã đạt được những kết quả nổi bật như sau:

🔹Công bố 05 công trình nghiên cứu có chất lượng cao trên các tạp chí quốc tế, trong đó có 03 bài thuộc tạp chí Q1, 02 bài thuộc tạp chí Q2, đóng góp chung vào sự phát triển công nghệ sản xuất pin Li-ion trên thế giới;

🔹Công bố 04 công trình nghiên cứu trên tạp chí cấp quốc gia;

🔹Sáng chế về quy trình lắp ráp pin sạc Li-ion từ vỏ trấu: 01 sáng chế đã có quyết định chấp nhận đơn;

🔹Sản xuất ở quy mô phòng thí nghiệm và tiến tới sản xuất ở quy mô pilot vật liệu chế tạo điện cực pin sạc Li-ion từ vỏ trấu;

🔹Sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm thành công 50 pin sạc dạng cúc áo CR-2032, 50 pin sạc dạng túi (pouch cell);

🔹Các kết quả nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm, quy trình và bảng đánh giá đã được hội đồng chuyên gia đầu ngành thẩm định.

💥Kết quả nghiên cứu của dự án đã tạo cơ sở cho sự phát triển các sản phẩm công suất nhỏ, gọn sử dụng pin sạc Li-ion như nguồn điện cung ứng: các thiết bị y tế (máy trợ thính, máy hỗ trợ tim, áo chống cháy thông minh), nguồn dự phòng ứng dụng trong thiết bị điện tử (máy tính) v.v.

👉PGS.TS. Lê Mỹ Loan Phụng (CNDA) chia sẻ: “Sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực xe điện những năm gần đây đã thúc đẩy công nghệ pin sạc Li-ion cải tiến không ngừng để đáp ứng các tiêu chí về giá thành, an toàn và tính bền vững. Nghiên cứu tạo ra vật liệu điện cực cho pin sạc từ vỏ trấu là một giải pháp giúp giảm giá thành của pin sạc, thông qua tận dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp để tạo ra sản phẩm ứng dụng có giá trị cao. Đây là tiền đề quan trọng đánh dấu sự phát triển của công nghệ chế tạo và lắp ráp pin sạc Li-ion tại Việt Nam. CNDA đã nghiên cứu về lĩnh vực pin sạc từ năm 2010 và ấp ủ dự định phát triển, tự chủ công nghệ sản xuất, lắp ráp và ứng dụng tại Việt Nam từ nhiều năm nay. Thông qua chương trình tài trợ Dự án Khoa học Công nghệ của Quỹ Đổi mới Sáng tạo VinGroup (VINIF), dự án đã có một bước tiến lớn để hiện thực hóa các ý tưởng phát triển từ phòng thí nghiệm. Đồng thời, nhiều cơ hội trong việc hợp tác với các doanh nghiệp để thương mại hóa sản phẩm cũng được mở ra.”

👏👏👏 Xin chúc mừng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM và nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Lê Mỹ Loan Phụng!!!

🚩Tìm hiểu thêm về dự án tại đây: https://vinif.org/annual/vinif-2020-ncud-da039-ung-dung-quy-trinh-tong-hop-vat-lieu-dien-cuc-tu-vo-trau-de-san-xuat-thu-nghiem-pin-sac-li-ion-4-v-dang-cuc-ao-coin-cell-va-dang-tui-pouch-cell/

? Ngày 25/10/2022, “Lễ công bố & sơ kết các dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa Lịch sử” sẽ chính thức diễn ra. Qua bốn năm triển khai, lần đầu tiên Quỹ VINIF mở rộng tài trợ các dự án Văn hóa Lịch sử sau thời gian đầu chỉ tài trợ các dự án Khoa học Công nghệ.

Chương trình tài trợ dự án Khoa học Công nghệ của VINIF được triển khai từ năm 2019, chương trình đã và đang tạo nên những tác động tích cực đối với môi trường và văn hóa nghiên cứu tại Việt Nam. Đến năm 2021, VINIF khởi động Chương trình lưu giữ các giá trị Văn hóa Lịch sử nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bảo tồn những giá trị văn hóa của đất nước và hỗ trợ các nhà văn hóa thực hiện các dự án ấp ủ của mình.

Năm 2022, chương trình tài trợ dự án Khoa học Công nghệ và chương trình lưu giữ các giá trị Văn hóa Lịch sử đã tiếp nhận được 250 hồ sơ đề xuất. Trải qua ba vòng đánh giá khoa học, chặt chẽ, hội đồng khoa học công nghệ và hội đồng văn hóa lịch sử đã xét chọn được 19 dự án Khoa học Công nghệ và 05 dự án Văn hóa Lịch sử.

? Đặc biệt tiếp sau lễ công bố là 02 bài giảng đại chúng về hai giải thưởng Nobel Y Sinh học và giải Nobel Vật lý năm 2022, do các chuyên gia uy tín và chủ nhiệm dự án trình bày.

? Sự kiện lễ công bố dự án năm 2022 cũng sẽ là ngày hội giao lưu giữa các nhà khoa học công nghệ và các nhà văn hóa, nghệ sĩ; với cầu nối là chương trình ca nhạc do nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đạo diễn, với sự tham gia của ca sĩ Phạm Thu Hà và các nghệ sĩ khác, đặc biệt là phần độc tấu tác phẩm Trống cơm sẽ do chính tác giả trình bày.

❓ Vậy dự án khoa học công nghệ và dự án văn hóa lịch sử xuất sắc nào sẽ nhận được tài trợ năm 2022 của Quỹ VINIF?

❓ Các dự án đã đạt được kết quả nghiên cứu như thế nào trong ba năm qua?

? Thông tin về 24 dự án xuất sắc được nhận tài trợ năm 2022 sẽ được VINIF công bố trong buổi lễ ngày 25/10/2022 tới đây, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các bộ ngành, các đại sứ quán tại Việt Nam, các viện khoa học, trường đại học, chủ nhiệm các dự án và một số thành viên hội đồng khoa học của Quỹ.

? Hãy cùng đón đợi LỄ CÔNG BỐ & SƠ KẾT CÁC DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ VĂN HÓA LỊCH SỬ và BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG VỀ GIẢI NOBEL Y SINH VÀ NOBEL VẬT LÝ NĂM 2022.

⏰ Thời gian: Thứ Ba, ngày 25/10/2022.

09h00 – 12h00: Lễ công bố và sơ kết các dự án.

14h00 – 16h30: Bài giảng đại chúng về Giải Nobel Y sinh và Giải Nobel Vật lý năm 2022.

? Hình thức tổ chức: Trực tiếp và phát trực tuyến trên Fanpage VINIF.

? Địa điểm: Trung tâm hội nghị Almaz, Long Biên, Hà Nội.

#VinBigdata#VINIF#VINIF01#VINIF09#Duan#KhoahocCongnghe#VanHoaLichSu#BaiGiangDaiChung#Nobel

? Dự án Mạng quang tử silicon trên chip điều khiển được thông qua trí tuệ nhân tạo (Chủ nhiệm dự án: TS. Trương Cao Dũng, đồng chủ nhiệm: PGS.TS Phạm Văn Cường) là một trong 20 dự án được VINIF tài trợ năm 2019.

? Dự án hướng đến đem lại lợi ích cho cộng đồng nghiên cứu khoa học về kinh nghiệm thiết kế, mô phỏng, tối ưu hóa hoạt động, chế tạo mẫu và đo kiểm vi mạch quang tử; tạo ra một mô hình mạng quang tử hiện đại cho ngành khoa học máy tính áp dụng những mô hình, giải thuật nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động và tạo ra một sản phẩm mô phỏng bộ não người với tốc độ lan truyền thông tin bằng ánh sáng siêu tốc.

? Các chip quang tử bốn hướng của dự án linh hoạt hơn và có thể mở rộng cho việc thiết kế các công tắc quang học hiện đại, cho phép xây dựng mạng chip quang tử đa chiều được áp dụng rộng rãi cho mạng truyền thông nội chip và trung tâm dữ liệu quang tử.

? Thay vì dùng phương pháp thông thường, nhóm dự án phát triển một giải thuật mới gọi là khám phá đa mẫu MSD-PPO. Giải thuật này giúp hạn chế tối đa sự mất mát truyền tải, thời gian định tuyến nhanh nhất và điện năng tiêu thụ thấp nhất.

? Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm dự án tích cực tham gia các hội thảo trong nước và cử thành viên tham gia học tập, nghiên cứu ở Australia về quy trình thiết kế vi mạch quang tử và tìm hiểu công nghệ sản xuất vi mạch tiên tiến. Ngoài ra, dự án đã tổ chức các seminar khoa học nội bộ tại lab nghiên cứu AIPhotonics và thành lập website cho nhóm.

? Bên cạnh đó, dự án đã hợp tác với nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu AIST Nhật Bản để chế tạo mẫu prototype của vi mạch quang tử trong phòng sạch bằng công nghệ chế tạo quang khắc kỹ thuật cao và đo kiểm đặc tính quang của vi mạch đã chế tạo đạt các chỉ tiêu kỹ thuật như tiến trình tối ưu hóa trong mô phỏng vi mạch bằng phần mềm thiết kế chuyên dụng.

?Sau 24 tháng triển khai, dự án đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng:

– 05 mẫu silicon chip đã được chế tạo và đo kiểm;

– 02 Bản vẽ thiết kế chip;

– Công bố 6 bài báo ISI-Q1, trong đó có 2 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí của hệ thống xuất bản khoa học Nature danh tiếng;

– Gửi đăng ký độc quyền sáng chế tại Mỹ;

– Đào tạo 02 thành viên nghiên cứu trẻ có các công bố quốc tế xuất sắc (Đỗ Hoàng Khôi Nguyên và Nguyễn Thị Hằng Duy);

? Tháng 5/2022, nhóm dự án được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ quan chủ trì) khen thưởng vì thành tích khoa học xuất sắc giai đoạn 2019-2021.

? TS. Trương Cao Dũng, chủ nhiệm dự án, Giảng viên Khoa Kỹ thuật Điện tử 1 – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chia sẻ “Dự án này là động lực và bệ phóng để nhóm nghiên cứu đạt được những thành tích mà quá khứ nhóm nghiên cứu chưa bao giờ đạt được, đó là 2 bài báo được công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports của Nhà xuất bản khoa học danh tiếng Nature. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã công bố những bài báo Q1 trong hệ thống tạp chí của IEEE/Photonics Society, là những tạp chí rất có uy tín trong lĩnh vực quang tử học. Ngoài ra, tôi rất vui vì dự án đã mang lại nguồn cảm hứng cho các bạn sinh viên. Các em tích cực tham gia nghiên cứu và đã có các công bố quốc tế xuất sắc.

#VINIF#DựánKHCN#KhoahọcCôngnghệ#VINIF01

(Báo Vietnamnet.vn) “Không chỉ tháo gỡ rào cản về tài chính và hành chính, VinIF còn hướng tới tạo điều kiện để nhà nghiên cứu được chủ động về công bố khoa học” – nhận xét của các nhà nghiên cứu dành cho Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF).

Quỹ VinIF mới khởi động được 3 năm nhưng đã và đang góp phần làm đa dạng về loại hình, nguồn lực tài trợ cũng như tạo “đòn bẩy” tích cực tới khoa học Việt Nam.

Chật vật tìm kinh phí gặp nguồn đầu tư… “mạo hiểm”

Là chủ nhân của Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018, PGS.TS Trần Đình Phong – Trưởng khoa Khoa học cơ bản và Ứng dụng, trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội chia sẻ: “Từng có nhiều DN Việt Nam tìm đến và đề nghị chúng tôi đưa công trình khoa học ra thương mại hóa. Nhưng ngược lại, khi tôi hỏi về việc hợp tác để cùng nghiên cứu và phát triển thành công nghệ lõi, sau đó mới tiến đến mục đích thương mại thì phần lớn trong số họ chưa sẵn sàng.”

Tài trợ khoa học: Khi thủ tục được dỡ bỏ, sáng tạo sẽ thăng hoa

Ấp ủ giấc mơ chế tạo linh kiện quang điện hóa cho sản xuất nhiên liệu Hydro từ nước, nhằm góp phần giúp Việt Nam làm chủ công nghệ năng lượng sạch, PGS. TS. Trần Đình Phong dành hơn 12 năm nghiên cứu lĩnh vực này. Xác định đây là bài toán rất lớn, cần dồn lực vào nghiên cứu cơ bản trong thời gian dài, PGS. Phong cho rằng “Nếu DN đầu tư rồi hỏi ngày mai linh kiện của anh đâu thì rất khó. Vì thế, để triển khai ý tưởng của mình, đôi khi chúng tôi cần những nguồn đầu tư mạo hiểm”.

Giữa lúc tìm thêm nguồn tài trợ để nghiên cứu độ bền của vật liệu, nhằm tạo ra những linh kiện đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp, anh cùng cộng sự tìm thấy Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF). Vượt qua ba vòng đánh giá, dự án do PGS.TS. Trần Đình Phong chủ nhiệm được lựa chọn là một trong 20 nghiên cứu tiêu biểu VinIF tài trợ năm nay.

“Từ ý tưởng cho đến công trình khoa học, bằng phát minh sáng chế là một bước, để ra được sản phẩm ứng dụng lại là một bước nữa. Một dự án 2-3 năm khó lòng tạo ra được sản phẩm như thế, chưa kể đến việc thương mại hóa. Trên thế giới, cả ngàn ý tưởng mới chỉ có một vài ý tưởng được hiện thực hóa. Kể cả họ dừng lại ở bước mô hình hay công bố khoa học thì đó vẫn là những viên gạch xây dựng nền tảng cho các nghiên cứu sau này.” – PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương – Giám đốc Điều hành Quỹ VinIF chia sẻ.

Với sự đồng hành của VinIF, bên cạnh nguồn lực tài chính để phát triển công trình khoa học, PGS.TS Phong còn hy vọng có thể kết nối với mạng lưới các đơn vị DN trong nước và quốc tế, hướng tới ứng dụng năng lượng mới vào sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.

“Đòn bẩy” cho tiên phong, khác biệt, thực chất

Từ 63 dự án khoa học nhận tài trợ năm 2019 và 2020, đến nay VinIF đã có 163 sản phẩm dạng hệ thống, thiết bị và 159 sản phẩm dạng phần mềm, cơ sở dữ liệu được ra đời. Bên cạnh đó, các nhóm nghiên cứu cũng đã xuất bản 143 công bố khoa học tại các tạp chí Q1 (nhóm những tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới) và hội thảo uy tín quốc tế, đăng ký thành công 34 bằng sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước.  

Bên cạnh nguồn lực tài chính, VinIF còn đồng hành cùng đội ngũ thực hiện dự án trong việc kết nối với mạng lưới chuyên gia tư vấn và truy cập cơ sở dữ liệu lớn. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ được VinIF tư vấn đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế và giới thiệu nguồn đầu tư để tiếp tục triển khai ứng dụng vào các sản phẩm, giải pháp thực tiễn.

Theo PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương: “VinIF có cơ chế tài chính linh hoạt, hợp lý nhằm giúp các nhà nghiên cứu có điều kiện làm việc tốt nhất, với thủ tục hành chính đơn giản nhất. Điều này xuất phát từ mong muốn giúp các nhà khoa học được làm thật, tiêu đồng tiền thật, được nhận thù lao tương xứng với công sức nghiên cứu. Sau 3 năm triển khai, chúng tôi đã tài trợ gần 450 tỷ đồng cho các dự án, tạo ra 322 sản phẩm.”

Tài trợ khoa học: Khi thủ tục được dỡ bỏ, sáng tạo sẽ thăng hoa

Từ góc nhìn của chuyên gia nghiên cứu, TS.Ngô Tất Trung – Giám đốc Trung tâm Tư vấn di truyền và Sàng lọc ung thư – BV Trung ương Quân đội 108 cho biết:“Một trong những điểm đặc biệt trong cách thức tài trợ của VinIF là việc “bỏ qua tất cả những rào cản về thủ tục hành chính, đặt đổi mới sáng tạo lên trên hết.”

Dự án của chúng tôi về “Ứng dụng công nghệ di truyền tiên tiến trong chẩn đoán sớm ung thư gan” đã bước đầu cho kết quả ấn tượng, với một bằng sáng chế đã được gửi đăng ký và một bài báo khoa học Q1 được công bố trước thời hạn. “Nếu không có VinIF, nghiên cứu của chúng tôi sẽ phải chờ rất lâu nữa mới có thể thực hiện” – TS. Trung cho biết.

PGS. TS Huỳnh Quyết Thắng – Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Việc VINIF tài trợ cho các đề tài, dự án góp phần làm thay đổi cơ chế, cách xét chọn, đánh giá các đề tài theo hướng có chất lượng, tinh gọn. Các tác động tích cực này không những ảnh hưởng tới ĐH Bách khoa Hà Nội mà còn tới cộng đồng khoa học, các cơ quan quản lý trong nước.”

Tài trợ khoa học: Khi thủ tục được dỡ bỏ, sáng tạo sẽ thăng hoa

Không chỉ tháo gỡ rào cản về tài chính và hành chính, VinIF còn hướng tới tạo điều kiện để nhà nghiên cứu được chủ động về công bố khoa học. Một trong những điểm mới của Chương trình Tài trợ Dự án Khoa học – Công nghệ năm nay là mỗi nhóm nghiên cứu tự đề xuất một danh sách các tạp chí Q1 uy tín dự kiến đăng tải. Hội đồng khoa học sẽ mời ba chuyên gia am hiểu lĩnh vực phản biện, từ đó, Quỹ sẽ thống nhất danh sách với đề tài. Đây được cho là bước đi tiên phong của VinIF, nhằm tôn trọng sự khác biệt trong những công bố thuộc nhiều chuyên ngành hẹp, đồng thời, vượt qua các chỉ số chung để đi vào thực chất năng lực của đội ngũ và ý nghĩa của đề tài.

Xét chọn kỹ lưỡng, ưu tiên tài trợ mũi nhọn, VinIF không chỉ hỗ trợ cá nhân các nhà khoa học, mà còn đang từng bước kiến tạo một hệ sinh thái toàn diện về nghiên cứu – ứng dụng – đào tạo và chia sẻ tri thức. VinIF được kỳ vọng sẽ làm đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho khoa học Việt Nam, góp phần thay đổi quan điểm đầu tư và khung tài chính dành cho khoa học.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy: “Sự thành lập của Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF) là một tín hiệu đáng mừng cho thấy nền Khoa học – Công nghệ Việt Nam đang đi đúng hướng so với tất cả các quốc gia đã phát triển trên thế giới: ở đó, DN đồng hành cùng Chính phủ trong việc tạo thêm nguồn lực thúc đẩy Khoa học – Công nghệ phát triển. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đề xuất để có nhiều DN khác ở Việt Nam học theo mô hình của tập đoàn Vingroup, hình thành ra những quỹ đầu tư, tài trợ cho nghiên cứu khoa học”.

Bài viết trên Báo Vietnamnet.vn

Thông qua Chương trình Tài trợ Dự án Khoa học và Công nghệ, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) không chỉ hướng tới mục tiêu hỗ trợ cá nhân các nhà khoa học, mà còn nỗ lực để góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của các viện, trường trên cả nước. Hai năm, với 63 dự án được VINIF đồng hành, cùng hệ sinh thái kết nối 195 tổ chức, đơn vị nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp, Chương trình đã và đang tạo nên những tác động tích cực đối với môi trường và văn hóa nghiên cứu tại Việt Nam.

?Vậy Chương trình được đánh giá như thế nào, từ góc độ các tổ chức, đơn vị chủ trì dự án?

PGS. TS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội: “Việc Quỹ VINIF tài trợ cho các đề tài, dự án góp phần làm thay đổi cơ chế, cách xét chọn, đánh giá các đề tài theo hướng có chất lượng, tinh gọn; đồng thời, thay đổi cách quản lý đề tài. Các tác động tích cực này không những ảnh hưởng tới Đại học Bách khoa Hà Nội mà còn tới cộng đồng khoa học, các cơ quan quản lý trong nước.”

PGS.TS. Vũ Văn San, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: “Việc được nhận tài trợ từ Quỹ VINIF không chỉ đem lại thành tích khoa học đối với mỗi cá nhân tham gia mà còn góp phần khuyến khích hoạt động nghiên cứu tại Học viện. Các công trình, công bố khoa học ngày một gia tăng về cả số lượng và chất lượng, đóng góp chung vào các thành tích về khoa học và công nghệ của Học viện.”

PGS. TS. Đoàn Quốc Hưng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội: “Quỹ VINIF là một tổ chức tư nhân tiên phong có nhiều đóng góp trong phát triển khoa học công nghệ và đào tạo trí thức trẻ tại Việt Nam. Việc có các dự án do Quỹ VINIF tài trợ phù hợp với định hướng phát triển của Trường; đồng thời giúp mở rộng mạng lưới hợp tác khoa học công nghệ giữa Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, Đại học Queensland, Úc và các đối tác phát triển trong và ngoài nước.”

PGS. TS. Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: “Quỹ VINIF là quỹ tư nhân đầu tiên có quy mô, hoạt động chuyên nghiệp, phi lợi nhuận, tài trợ các dự án nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và tài trợ học bổng cho các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu và các Trường, Viện.”

Những chia sẻ chân thực từ các chủ nhiệm, chuyên gia nghiên cứu đồng hành cùng VINIF trong hai năm 2019, 2020 cũng sẽ được chia sẻ tại sự kiện ngày mai: LỄ CÔNG BỐ & SƠ KẾT 02 NĂM CHƯƠNG TRÌNH TÀI TRỢ CÁC DỰ ÁN KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ.

• Thời gian: 15h00 – 17h30 ngày thứ năm, 09/12/2021.

• Hình thức tổ chức: Trực tiếp và phát trực tuyến trên Fanpage VinBigData, VINIF.

• Địa điểm: tại Hà Nội.

Trở về Việt Nam và trở thành Giám đốc Khoa học, Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn Vingroup (VinBigdata), Giáo sư Vũ Hà Văn đã bắt tay vào những dự án nghiên cứu về bộ gen người Việt, giải pháp ứng dụng AI xử lý hình ảnh y tế, thử nghiệm xe điện tự hành cấp độ 4 ở Nha Trang và mới đây nhất là sự xuất hiện của trợ lý ảo ViVi trên xe VinFast không hề thua kém Siri, Alexa hay Google Assistant.

Tìm hiểu thêm về vị giáo sư đầy tâm huyết với nền Khoa học – công nghệ nước nhà tại: https://cafef.vn/nguoi-dung-sau-tro-ly-ao-vivi-tren-xe…

Trải nghiệm một số tính năng của Trợ lý ảo ViVi tại: https://www.youtube.com/watch?v=3gH9JwL84lc&t=49s#VinBigdata#Vingroup#VuHaVan

————–

Trải nghiệm hệ sinh thái của VinBigdata:

→ Website: https://vinbigdata.org/

→ Linkedin: https://bit.ly/3g7IhDQ

→ Youtube: https://bit.ly/3vMS88X

→ Blog: https://blog.vinbigdata.org/

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'Làm ra một vài sản phẩm ngay lập tức thay đổi nền kinh tế là điều không tưởng, bởi nền tảng khoa học công nghệ trong nước hiện còn yếu. Nhưng với việc xây dựng dữ liệu lớn, bằng cách tận dụng công nghệ tiên tiến thế giới vào những ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hoàn toàn có thể "đi tắt đón đầu". GS. Vũ Hà Văn Giám đốc Khoa học VinBigdata'

GIÁO SƯ VŨ HÀ VĂN: “KHOA HỌC CẦN SỰ CHIA SẺ”.

Giáo sư Vũ Hà Văn (Giáo sư Đại học Yale và Giám đốc Khoa học Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata) đã có những chia sẻ hết sức gần gũi trong lễ khai mạc Ngày Khoa học Công nghệ. Theo Giáo sư Vũ Hà Văn, chương trình Ngày Khoa học Công nghệ là dịp để trao đổi, chia sẻ tri thức, lan toả và truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học công nghệ tới những người trẻ, và cùng nhau tìm ra lời giải cho bài toán cấp bách ngay lúc này: Làm thế nào để khoa học – công nghệ phát huy tối đa vai trò dẫn dắt, đưa xã hội vượt qua đại dịch và ổn định trong giai đoạn bình thường mới.


Bên cạnh đó, Giáo sư Vũ Hà Văn đã chia sẻ quan điểm về đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản: “Việc đầu tư cho khoa học cơ bản là hướng đi bền vững nhất, song song phát triển các sản phẩm công nghệ có tính ứng dụng cao”. Với khoa học cơ bản, có thể chưa có thành tựu ngay lập tức, song đây sẽ là tiền đề quan trọng để tạo nên những đột phá trong tương lai. Chẳng hạn, mọi kết quả đạt được hiện nay: từ việc đẩy nhanh quá trình xét nghiệm virus đến rút ngắn thời gian phát triển vaccine từ vài năm xuống còn hơn một năm, tất cả đều kế thừa từ những nghiên cứu về khoa học phân tử cơ bản. Đối với công nghệ ứng dụng, bên cạnh các sản phẩm, giải pháp giúp con người thích ứng nhanh, linh hoạt và kịp thời trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thì cũng có những sản phẩm thể hiện tầm nhìn xa, nhằm cải thiện đời sống xã hội. Một số ví dụ như ứng dụng AI trong chẩn đoán ảnh y tế, hướng tới sàng lọc sức khỏe dân số trên diện rộng hay những giải pháp của các doanh nghiệp đang hướng tới nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh (như trợ lý ảo, tổng đài tự động).


“Chúng ta đều nhận thức rõ hai hướng đi trên, tuy nhiên, khó khăn lúc này của cộng đồng khoa học – công nghệ Việt Nam là làm sao kết nối nguồn lực, thúc đẩy trao đổi dữ liệu và tri thức, cộng hưởng để cùng nhau kiến tạo những giải pháp hữu ích cho xã hội. Bởi lẽ, chỉ có chia sẻ mới là cách tốt nhất giúp chúng ta khai thác và tận dụng được tối đa nguồn dữ liệu khổng lồ sản sinh từ những hoạt động số hóa. Không có chia sẻ dữ liệu, không có sự hợp lực, con người khó có thể tạo nên bứt phá, đặc biệt đối với những lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng chất xám cao như khoa học – công nghệ. Đây vốn là bài toán lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua, và ngay tại thời điểm này, càng cấp thiết hơn bao giờ hết.” – Giáo sư Vũ Hà Văn khẳng định.


Để khoa học Việt Nam đi được đường dài, Giáo sư Vũ Hà Văn cho biết nhiệm vụ hàng đầu là phải xây dựng được một mạng lưới bền vững kết nối những nhà nghiên cứu, những kỹ sư công nghệ, những bộ óc khoa học tiềm năng. Để đạt được mục tiêu này sẽ cần sự đầu tư bài bản, nghiêm túc, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà nghiên cứu. Song song, cần đẩy mạnh các hoạt động lan tỏa tri thức, truyền cảm hứng cho những người trẻ phát huy năng lực đổi mới sáng tạo. Đây cũng chính là sứ mệnh, phương châm của Quỹ VINIF, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata kể từ khi thành lập, điều này được thực hiện thông qua các dự án đào tạo, tài trợ, kết nối mạng lưới trí thức Việt Nam và thế giới trong gần 3 năm vừa qua.


Giáo sư Vũ Hà Văn tin tưởng rằng, chương trình Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2021 sẽ là một trong những hoạt động ý nghĩa trong công cuộc lan tỏa tri thức, xây dựng văn hóa, tác phong nghiên cứu chuyên nghiệp tại Việt Nam. Đây cũng chính là sức mạnh để thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ Việt – vì một tương lai Việt Nam giàu mạnh, hùng cường.

GS. Vũ Hà Văn phát biểu tại Lễ khai mạc Ngày Khoa học Công nghệ.

Chương trình Ngày Khoa học Công nghệ với chủ đề “Đổi mới sáng tạo để kiến tạo tương lai” được Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đồng tổ chức vào ngày 12/6 vừa qua.


? Để xem lại lễ khai mạc và chuỗi 06 bài giảng đại chúng của chương trình, các bạn truy cập tại các đường Link:


? Lễ khai mạc: https://www.youtube.com/watch?v=axEC9zi1ZpQ


? Bài giảng 1: “Từ khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo: Trường hợp Chùa Một Cột thời Lý năm 1105” của PGS.TS. Trần Trọng Dương: https://www.youtube.com/watch?v=9XRrtVvdSAo


? Bài giảng 2: “Một số bài toán hình học và giản đồ cây trong virus” của PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn: https://www.youtube.com/watch?v=wUolsoguTgA


? Bài giảng 3: “Công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19: Bối cảnh Việt Nam – Thế giới trong sản xuất vắc xin và những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin COVID–19 tại Việt Nam” của TS.BS. Phạm Quang Thái: https://www.youtube.com/watch?v=c8xISa_cFUk


? Bài giảng 4: “Giải mã gen Việt trong kỷ nguyên Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo” của TS. Võ Sỹ Nam: https://www.youtube.com/watch?v=H_MvCrCN_LY


? Bài giảng 5: “Linked Data cho dữ liệu mở trong nông nghiệp nông thôn” của PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh: https://www.youtube.com/watch?v=VXaE2Z2Rswk


? Bài giảng 6: “Thống kê – Chiếc cầu kết nối Toán học với các Khoa học thực nghiệm” của PGS.TS. Hồ Đăng Phúc: https://www.youtube.com/watch?v=znR5r7S6kCw

? Ngoài ra các bạn có thể xem tại các trang mạng xã hội sau:

Fanpage của Viện Toán học: https://www.facebook.com/vientoanhoc

Fanpage của Quỹ VINIF: https://www.facebook.com/vinif.org

Fanpage của Trung tâm Thông tin – Tư liệu (VAST): https://www.facebook.com/bantin.khcn

Youtube Nhà báo Phan Đăng: https://www.youtube.com/watch?v=poQm92nvJMs

(Báo Lao Động Trẻ) Ngày 12.6, Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO (Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VINBIGDATA) sẽ đồng tổ chức chương trình Ngày Khoa học – Công nghệ với chủ đề “Đổi mới sáng tạo để kiến tạo tương lai”. Chương trình sẽ mang tới các góc nhìn chuyên gia xung quanh tiềm năng ứng dụng của khoa học – công nghệ vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Chương trình sẽ diễn ra từ 9h00 đến 17h00 cùng ngày, tại Hội trường Hoàng Tụy, Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đặc biệt, chương trình được phát trực tuyến trên Fanpage của VINIF, Viện Toán học và một số kênh trực tuyến khác.

Chương trình có sự tham dự của nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, GS. Ngô Bảo Châu và GS. Vũ Hà Văn, PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương. Đáng chú ý, chương trình đem đến cho những người tham dự 6 bài giảng của 6 nhà khoa học uy tín: PGS.TS. Trần Trọng Dương, PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn, TS.BS. Phạm Quang Thái, TS. Võ Sỹ Nam, PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh, PGS.TS. Hồ Đăng Phúc.

Trong buổi sáng, mở đầu chuỗi bài giảng là bài giảng “Từ khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo: Trường hợp Chùa Một Cột thời Lý năm 1105” của PGS. TS. Trần Trọng Dương.

PGS.TS. Trần Trọng Dương là Trưởng phòng nghiên cứu Minh Văn – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Giảng viên sau ĐH của Học viện Khoa học xã hội (GASS, VASS), Leader- Co Founder của SEN Heritage. Ông là một nhà nghiên cứu về nhân văn, với các lĩnh vực chuyên môn hẹp như Hán học, văn tự học chữ Nôm, lịch sử kiến trúc, biểu tượng Phật giáo, lịch sử mĩ thuật, lịch sử cổ trung đại Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn là thành viên cộng tác của Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm (USA).

PGS.TS. Trần Trọng Dương sẽ đưa đến cho chúng ta nhiều góc nhìn thú vị dành cho cộng đồng yêu công nghệ và lịch sử. Bài giảng nhắc đến những vấn đề cụ thể trong quá trình nghiên cứu, phỏng dựng kiến trúc một cột chùa Diên Hựu thời Lý. Bắt đầu bằng cứ liệu bi ký năm 1121, đến việc lắp ghép hàng ngàn mảnh vụn khảo cổ học, để đưa ra giả thuyết khoa học. Tiếp đến, bài nói chuyện sẽ trình bày lý thuyết mandala, các thao tác trong nghiên cứu, và phỏng dựng kiến trúc một cột thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo.

PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn và bài giảng “Một số bài toán hình học và giản đồ cây trong virus”.

Trong bài giảng này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số đặc tính thú vị về cấu trúc và hoạt động của virus từ các xem xét vật lý và hình học đơn giản. Người theo dõi bài giảng còn được học về cấu trúc đa diện đều của vỏ virus, cách phân loại Caspar-Klug, về độ cứng đáng ngạc nhiên của vỏ virus, về cách đóng gói ADN và ARN trong virus. Ngoài ra, diễn giả sẽ mở rộng thêm một số bài toán tương tác vật lý thú vị và không trực quan trong các virus như HIV, COVID-19, chẳng hạn như sự hút nhau của các điện tích cùng dấu, hiện tượng đảo dấu điện tích, quá trình làm ướt bề mặt. Tất cả đều có thể hiểu được bằng các kiến thức vật lý và hình học ở cấp phổ thông.

PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn là Trưởng Khoa Vật lý, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Khoa học tính toán đa tỉ lệ cho các Hệ phức hợp – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã có công bố khoa học trên các tạp chí hàng đầu như Nature Materials, Review of Modern Physics, và nhiều tạp chí đầu ngành Q1 khác, với hơn 3000 trích dẫn.

TS. BS. Phạm Quang Thái và bài giảng “Công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 – Bối cảnh Việt Nam – Thế giới trong sản xuất vắc xin và những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin COVID–19 tại Việt Nam”.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, miễn dịch cộng đồng với COVID-19 chỉ có thể đạt được khi 70% dân số được tiêm chủng vắc xin. Do đó, hiện nay các quốc gia đều đang nỗ lực hết công suất trong cuộc đua này. Hàng trăm loại vắc xin đã được tạo ra bằng nhiều công nghệ khác nhau, tuy nhiên, chỉ số ít trong đó đạt được thành công.

Như vậy, làm thế nào để đảm bảo tối đa tính an toàn trong sản xuất và tiêm chủng vắc xin COVID-19? Từ những bài học của Thế giới, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì? Bài giảng đại chúng của TS.BS. Phạm Quang Thái sẽ cùng chúng ta đi tìm câu trả lời.

TS.BS. Phạm Quang Thái hiện đang là Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó trưởng Bộ môn Thống kê, Tin học Y học – Trường Đại học Y Hà Nội, đồng thời đảm nhiệm vị trí Tổ phó Tổ Thông tin đáp ứng nhanh, trực thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Trong buổi chiều, TS. Võ Sỹ Nam sẽ tiếp nối chương trình với bài giảng “Giải mã gen Việt trong kỷ nguyên Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo”.

Kể từ khi dự án giải mã hệ gen người đầu tiên trên thế giới hoàn tất vào năm 2003, đã có rất nhiều dự án quy mô lớn tiếp theo được thực hiện. Trong số đó có thể kể đến dự án giải mã hệ gen của hơn 2,500 người từ 5 châu lục hay dự án giải mã hệ gen của hơn 11,000 bệnh nhân với 33 loại ung thư khác nhau. Các dự án này đã góp phần cách mạng hóa hiểu biết của loài người về hệ gen cũng như cải thiện việc chẩn đoán và điều trị bệnh trên người.

Vậy trong một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, các dự án giải mã gen sẽ được hưởng lợi gì từ những tiến bộ của công nghệ?

Đi tìm lời đáp cho câu hỏi kể trên, bài giảng đại chúng “Giải mã gen Việt trong kỷ nguyên Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo”, được trình bày bởi TS. Võ Sỹ Nam sẽ mang tới những góc nhìn thú vị xung quanh câu chuyện giải mã hệ gen người Việt.

TS. Võ Sỹ Nam hiện là Chuyên gia Nghiên cứu Tin sinh học, Trưởng phòng Tin Y sinh Ứng dụng, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn Vingroup Big Data Institute (VinBigdata). Anh cùng cộng sự phụ trách nghiên cứu và phát triển các hệ thống phân tích và chú giải dữ liệu y sinh học quy mô lớn, cũng như các mô hình dự đoán nguy cơ bệnh, tác dụng phụ của thuốc, hướng tới xây dựng những giải pháp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh. TS. Nam đã có hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực Tin sinh học tại các lab nghiên cứu lớn ở Mỹ trước khi gia nhập VinBigdata. Anh đã công bố nghiên cứu trên nhiều tạp chí và hội nghị khoa học uy tín trong đó có Immunity (Cell), Cell Reports, Human Genome Variation (Nature).

PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh và bài giảng “Linked Data cho dữ liệu mở trong nông nghiệp nông thôn”.

Dữ liệu Liên kết (Linked Data) là một trong những khái niệm và trụ cột chính của Web Ngữ nghĩa (Semantic Web), còn được biết tới như là Web của Dữ liệu. Sự ra đời của hai khái niệm này đã giúp cho việc chia sẻ dữ liệu trên Web có thể được thực hiện một cách dễ dàng hơn, đồng thời tạo điều kiện tối đa cho quá trình khai thác thông tin theo nhu cầu của mỗi người dùng.

Vậy cụ thể, cần hiểu như thế nào về Web Ngữ nghĩa và Dữ liệu Liên kết? Tiềm năng ứng dụng của nó đến đâu trong thực tế đời sống?

PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh sẽ giới thiệu về các khái niệm cơ bản của Web Ngữ nghĩa, cũng như công nghệ mới Linked Data trong ngữ cảnh liên tác và tạo ngữ nghĩa cho một thế hệ ứng dụng thông minh và phát triển Web thành một không gian dữ liệu toàn cầu. Đồng thời, với kinh nghiệm giải quyết các bài toán thực tiễn, Diễn giả cũng sẽ nêu ra một số thách thức và các vấn đề nghiên cứu liên quan.

PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh là Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), đồng thời đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học của Hợp tác xã Nông nghiệp Số. Ông đã xuất bản nhiều công trình trên các tạp chí peer-review quốc gia và quốc tế, tích cực tham gia các hoạt động tổ chức hội thảo và hội nghị quốc tế AI Việt Nam.

PGS.TS. Hồ Đăng Phúc và bài giảng “Thống kê – Chiếc cầu kết nối Toán học với các Khoa học thực nghiệm”.

Có thể nói, sự trừu tượng đã đem lại cho toán học vẻ đẹp và ý nghĩa đặc biệt. Song, từ vẻ đẹp trừu tượng ấy đến những ứng dụng sinh động trong thực tế, từ toán học đến các ngành khoa học thực nghiệm, mối liên kết là gì?

Theo PGS.TS. Hồ Đăng Phúc, câu trả lời nằm ở Thống kê – một lĩnh vực chuyên cung cấp các công cụ tư duy và tính toán cho nghiên cứu trong hầu hết các khoa học thực nghiệm. Nói cách khác, Thống kê chính là một chiếc cầu liên kết Toán học với thực tế sinh động, hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Ngoài ra, thông qua một số minh chứng cụ thể về các bài toán của Y học, Bào chế dược phẩm, Môi trường, Lâm nghiệp, Xây dựng, sản xuất kinh doanh, PGS.TS. Hồ Đăng Phúc sẽ phân tích những tác động tích cực của thống kê đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học.

PGS.TS. Hồ Đăng Phúc là Nguyên Trưởng phòng Xác suất thống kê – Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Toán học, Đại học Tổng hợp Wroclaw (Ba Lan), sau đó, nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Toán – Lý, Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán học tại Viện Toán học.

Chương trình hưởng ứng Ngày Khoa học – Công nghệ Việt Nam (18.5), với mục tiêu góp phần phát triển cộng đồng khoa học trong tương lai. Chương trình hy vọng sẽ phát động tinh thần nghiên cứu khoa học và công nghệ, phát huy tiềm năng của đội ngũ các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam.

Bài viết trên Báo Lao Động Trẻ