Những hình ảnh ấn tượng từ hội thảo “Thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ: Kinh nghiệm, Khó khăn và Giải pháp”

📌 Ngày 16/4/2024, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn đã tổ chức hội thảo “Thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ: Kinh nghiệm, Khó khăn và Giải pháp”. ​

🚩 Hội thảo có sự tham dự của TS. Nguyễn Quý Hà – Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương – Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup, các chuyên gia hàng đầu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đại diện quỹ đầu tư, cùng hơn 50 chủ nhiệm, đồng chủ nhiệm dự án được nhận tài trợ của Quỹ VINIF từ năm 2019 tới nay. ​​Thay mặt Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, TS. Nguyễn Quý Hà – Giám đốc điều hành chúc mừng Quỹ VINIF quy tụ được rất nhiều nhà khoa học đầu ngành ở buổi hội thảo.

TS. Nguyễn Quý Hà – Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn phát biểu tại hội thảo.

Theo TS. Nguyễn Quý Hà, thương mại hóa sản phẩm luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm,nhưng từ nghiên cứu ứng dụng cho tới mang sản phẩm vào đời sống thì là một chặng đường rất dài. “Tôi trước đây cũng tham gia rất sâu vào việc nghiên cứu khoa học, từ đó đẩy các sản phẩm nghiên cứu ra thị trường. Đến thời điểm hiện tại thì thấy rằng vận hành một doanh nghiệp khác rất nhiều so với vận hành một phòng lab. Nhưng điều khó nhất chính là “khớp’ được những gì người làm khoa học đang có – và những gì khách hàng đang cần.” – TS. Nguyễn Quý Hà chia sẻ. ​

Hội thảo đã được nghe những chia sẻ hết sức thiết thực của các chuyên gia là Ths. Nguyễn Văn Trúc – Giám đốc Trung tâm Đào tạo & Hỗ trợ Phát triển thị trường Công nghệ – Bộ Khoa học Công nghệ với bài trình bày “Thương mại hoá kết quả nghiên cứu: Kinh nghiệm quốc tế – Thực trạng và giải pháp cho Việt Nam” và TS. Nguyễn Trung Dũng – Giám đốc BK-Holdings với bài trình bày: “Mô hình tổ chức thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ trong Đại học”.

Ths. Nguyễn Văn Trúc – Giám đốc Trung tâm Đào tạo & Hỗ trợ Phát triển thị trường Công nghệ – Bộ Khoa học Công nghệ với bài trình bày “Thương mại hoá kết quả nghiên cứu: Kinh nghiệm quốc tế – Thực trạng và giải pháp cho Việt Nam”
TS. Nguyễn Trung Dũng – Giám đốc BK-Holdings với bài trình bày: “Mô hình tổ chức thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ trong Đại học”

Theo TS. Nguyễn Trung Dũng, bản thân các trường đại học cần phải có một tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo (TTO) để thúc đẩy lĩnh vực này ở cấp độ nhà trường. Đa phần ở Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ đầu tiên, là sử dụng một đơn vị sẵn có ở trong nhà trường để thực hiện sứ mệnh đổi mới sáng tạo. Để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hiện nay, các mô hình TTO như tư cách là doanh nghiệp hoặc liên doanh với trường để đảm nhận hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo là định hướng phù hợp.

TS. Nguyễn Trung Dũng cũng nêu lên tầm quan trọng của việc tập hợp đội ngũ cựu sinh viên vào trong các tổ chức TTO của nhà trường. Bởi họ là những người đã có trải nghiệm và thành công trên con đường kinh doanh, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và các nguồn lực “quý hơn vàng”. ​Ở góc độ doanh nghiệp, TS. Nguyễn Trung Dũng chia sẻ: làm việc cùng các nhà khoa học là rất khó khăn bởi mỗi dự án chính là đứa con tinh thần được “nuôi dưỡng” trong nhiều năm trời. Các nhà khoa học sẵn sàng sống chết với dự án của mình và quên mất rằng khởi nghiệp là một quá trình lặp đi lặp lại, và cần sẵn sàng tâm lý “fail fast, fail smart”. Bản thân nhà khoa học cũng chưa có các bước nghiên cứu thị trường bài bản ngay từ đầu, khiến cho các sản phẩm khó được đón nhận, thiếu sức cạnh tranh và thậm chí là không thể thương mại hóa. ​

Hội thảo còn có sự chia sẻ của các dự án đại diện cho các hướng đi khác nhau trên con đường thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ. Đó là GS.TS Nguyễn Xuân Hùng với việc thương mại hóa sản phẩm dự án: “Công nghệ in 3D trên nền tảng máy học sâu”; PGS.TS Nguyễn Trần Thuật với việc thành lập doanh nghiệp spin-off và gọi vốn đối với sản phẩm dự án: ”Nghiên cứu phát triển công nghệ chế tạo cảm biến ảnh hồng ngoại nhiệt ứng dụng trong an ninh quốc phòng và dân dụng”; và TS. Mai Thị Nga với với những kinh nghiệm về chuyển giao công nghệ sản phẩm dự án: “Nghiên cứu chế tạo than hoạt tính hiệu năng cao từ cây guột ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm và dược phẩm”.Các chủ nhiệm dự án đã chia sẻ kinh nghiệm từ quá trình nghiên cứu cơ bản cho tới khi đưa sản phẩm ra thị trường. Đó là con đường đầy chông gai, nhiều lần thất bại của TS. Mai Thị Nga cho tới khi gặp được đơn vị đầu tư đủ kinh nghiệm và nguồn lực; là sự ủng hộ về cả tinh thần và nguồn lực từ đơn vị chủ trì nghiên cứu là Trường Đại học Công nghệ TP.HCM của GS.TS Nguyễn Xuân Hùng; hay quyết tâm của PGS.TS. Nguyễn Trần Thuật khi thành lập doanh nghiệp spin-off nhằm thương mại hóa sản phẩm, v.v.

📌 Các diễn giả cũng đã trả lời nhiều câu hỏi của các nhà khoa học liên quan đến vấn đến việc thương mại hóa sản phẩm, từ việc xác định mục tiêu ban đầu, xây dựng đội nhóm đồng hành hay tìm kiếm các đơn vị trung gian nhằm đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường.

PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương – Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup

📌 Phát biểu kết thúc hội thảo, PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương đã chia sẻ khó khăn mà nhà khoa học gặp phải trong quá trình thương mại hóa sản phẩm của mình. Những vấn đề được đưa ra tại buổi hội thảo này mang tính gợi mở để Quỹ VINIF tiếp tục mở ra các diễn đàn sắp tới với nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và quỹ đầu tư nhằm kết nối và hỗ trợ tốt hơn nữa cho các nhà khoa học.

Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

Tags:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Có thể bạn quan tâm

VINIF tiếp nhận 380 hồ sơ đăng ký chương trình học bổng thạc sĩ trong nước năm 2023

Quỹ VINIF trân trọng thông báo đã hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký