Những con số ấn tượng của chương trình học bổng sau Tiến sĩ trong nước năm 2021

Là năm đầu tiên triển khai, Chương trình Tài trợ Học bổng sau Tiến sĩ tại Việt Nam trong các ngành Khoa học – Công nghệ đã đạt được những cột mốc ấn tượng, bước đầu khẳng định sức hút, cũng như những tác động tích cực của Chương trình đối với cộng đồng học thuật trong nước và quốc tế. Trước khi chính thức diễn ra Lễ công bố Danh sách Tiến sĩ nhận học bổng, hãy cùng điểm lại một vài con số đáng nhớ của Chương trình trong thời gian tiếp nhận và chọn lọc hồ sơ.

1️⃣8️⃣7️⃣ là tổng số hồ sơ ứng tuyển gửi về Chương trình. Trong đó, có 111 tiến sĩ mới bảo vệ ở nước ngoài, cho thấy ý nghĩa đạt được từ những nỗ lực của Quỹ VINIF trong việc thu hút đội ngũ khoa học uy tín quốc tế trở về Việt Nam, tiếp tục làm việc, nghiên cứu và giải quyết các bài toán của người Việt.

7️⃣4️⃣ là tổng số trường Đại học, Viện nghiên cứu đóng vai trò đơn vị chủ trì trên 187 hồ sơ gửi về Chương trình. Đây đều là những tổ chức khoa học uy tín trong cả nước, như: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHNi; Trường ĐH Quy Nhơn; Trường ĐH Nha Trang; Trường ĐH Vinh; Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên; Trường Đại học Cần Thơ; Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế; Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM…

1️⃣2️⃣ là số lượng các lĩnh vực nghiên cứu được thực hiện bởi đội ngũ tiến sĩ đề xuất tham gia Chương trình. 12 lĩnh vực trải dài các khối ngành từ Khoa học – Kỹ thuật đến Kinh tế, Giáo dục.

4️⃣3️⃣% là tỷ lệ nữ tiến sĩ đăng ký tham gia Chương trình. Theo đuổi con đường nghiên cứu một cách bền bỉ và dài hơi, những nhà khoa học nữ đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực cho môi trường cũng như thành tựu của khoa học – công nghệ Việt Nam.

5️⃣5️⃣% là tỷ lệ tiến sĩ dưới 35 tuổi, trong đó, có nhiều tiến sĩ trở về từ các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín của nước ngoài. Điều này phần nào cho thấy hiệu quả bước đầu của Chương trình trong việc góp phần giải quyết bài toán “chảy máu chất xám”, thu hút nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao, trở về đóng góp cho nền khoa học nước nhà.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'CHƯƠNG TRÌNH TÀI TRỢ HỌC BỔ»NG SAU TIẾN SĨ NHỮNG CON SỐ ẤN TƯỢNG NĂM ĐẦU TIÊN TRIỂN KHAI VINIF 187 Hồ sơ ứng tuyển 111 mới bảo ở nước ngoài sắc nhận 30 học bổng 30triệuđồng/tháng 74 55 tống số‘ trường Đại học, Viện ngh cứu đóng 43 tỷ| tiến trong đó, dưới tuổi, nhiều Đại học, Viện của nước ngoài tỷlệnűtiếnsĩ đăng gkyt Chương trình Tự động hóa Hóa học 12 LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Toán học Điện Điện Vật| Công nghệ thông tin Viễn thông Kinh Sinh học dựng Giáo dục Tài nguyên Môi trường https://vinif.org'

Từ 187 hồ sơ xuất sắc kể trên, trải qua 03 vòng đánh giá bởi hội đồng xét duyệt gồm 65 nhà khoa học, chuyên gia uy tín trong và ngoài nước, 30 tiến sĩ ưu tú và phù hợp sẽ được lựa chọn để nhận học bổng, với mức tài trợ 30 triệu VNĐ/tháng, thời gian tối đa không quá 24 tháng.

❓ Vậy đâu sẽ là những nhà khoa học đồng hành cùng Quỹ VINIF trên hành trình nghiên cứu sau tiến sĩ?

? Cùng chờ đón Lễ công bố Chương trình Học bổng nghiên cứu sau Tiến sĩ tại Việt Nam năm 2021.

• Thời gian: 17h00 – 18h30, Thứ Sáu (ngày 10/9/2021)

• Lễ công bố sẽ có sự hiện diện của:

– GS. Vũ Hà Văn – Giám đốc Khoa học Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata – Tập đoàn Vingroup

– PGS. TSKH. Phan Thị Hà Dương – Giám đốc Điều hành Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VINIF).

– Đại diện lãnh đạo đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học

? Chương trình được phát sóng trực tiếp trên fanpage Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup VINIF.

? Thông tin chi tiết về Chương trình: https://vinif.org/spo…/hoc-bong-sau-tien-si-trong-nuoc/…

Tags:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Có thể bạn quan tâm

Bài giảng của GS. Vũ Hà Văn và GS. Nguyễn Hữu Hội tại Random Matrix EurAsia 2022

1. Bài giảng: A universality result for the cokernel of random integral matrices Diễn giả: GS.

Quản lý dự án và quản lý khoa học đào tạo tại Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) thông báo tuyển dụng

Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (Vingroup Innovation Foundation) được tập đoàn Vingroup thành lập với