Một số hình ảnh ấn tượng của GS. Morten P. MelDal tại chuỗi bài giảng đại chúng về Nobel Hóa học năm 2022

🌟 🌏Ngày 17,18/4 và 20/4, GS.Morten Peter Meldal đã có 03 bài giảng đại chúng về chủ đề Hóa học Click – công trình nghiên cứu giúp ông giành giải thưởng Nobel Hóa học năm 2022 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM và Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Chủ nhân giải Nobel Hóa học 2022 chia sẻ trước sinh viên về huy chương của mình.

🌟Trong chuỗi bài giảng, Giáo sư đã thuyết giảng về “Hóa học click” với 3 phần chính: sơ lược về hóa học tổ hợp, phản ứng click và một số ứng dụng của phản ứng này

📌 Trong phần giao lưu, chia sẻ về con đường đến với giải Nobel 2022, GS Meldal cho biết, ông đã đi qua hành trình 21 năm và “để có được giải thưởng này, đằng sau đó là rất nhiều ngày tháng, nhiều đêm trắng chúng tôi làm việc miệt mài trong phòng thí nghiệm và thậm chí có cả một chút may mắn nữa”. GS cũng chia sẻ, việc theo đuổi con đường nghiên cứu xưa nay là không dễ dàng, nhưng cần có niềm tin, nhất là khi đối diện với các thất bại. Từ câu chuyện của mình, GS nhấn mạnh tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống và khơi gợi sự tò mò giúp bạn trẻ sớm tiếp cận với hóa học để có thể tìm ra những điều mới có tính đột phá trong tương lai.

Giáo sư Morten Peter Meldal chụp ảnh lưu niệm cùng các sinh viên

🍀 GS đặc biệt nhấn mạnh yếu tố ngẫu nhiên trong nghiên cứu khoa học. Các nhà khoa học cần được tự do linh hoạt, có thể chuyển hướng nghiên cứu để có những phát kiến quan trọng trong tương lai. Ông hy vọng trong tương lai sẽ có các quỹ tài trợ linh hoạt hơn, không yêu cầu nhà khoa học phải giới hạn nghiên cứu của mình theo hướng định sẵn từ đầu.

Giáo sư Morten Peter Meldal chụp ảnh lưu niệm cùng giảng viên, nhà khoa học.

————–

📍 Chuỗi bài giảng đại chúng của GS Morten Meldal được đồng tổ chức bởi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF). Sự kiện đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các giảng viên, sinh viên, cộng đồng khoa học và báo chí, truyền thông.

👉 Để biết thêm thông tin chi tiết và những chia sẻ của Giáo sư, vui lòng xem tại:

📍 Truyền hình:

HTV: https://www.youtube.com/watch?v=r95uTlJqrbk

HTV: https://fb.watch/k8oniC51Gh/

VTV: https://fb.watch/k3M0IjgeQ9/?mibextid=NnVzG8

Báo chí: Báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/nhung-hinh-anh-an-tuong-cua-chu-nhan…

Báo Vnexpress: https://vnexpress.net/giao-su-nobel-hoa-hoc-giang-bai-cho

Báo Dân trí: https://dantri.com.vn/…/chu-nhan-nobel-hoa-hoc-2022-ke

Báo Lao động: https://laodong.vn/…/chu-nhan-giai-nobel-khen-sinh-vien

Báo Công an nhân dân: https://cand.com.vn/…/chu-nhan-giai-nobel-hoa-hoc-nam…/

Báo Tiền Phong: https://tienphong.vn/chu-nhan-nobel-hoa-hoc-2022-noi-ve

Báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/giao-su-nobel-hoa-hoc-can-giup-nguoi

—————-

Tham khảo bài khoa học thường thức về Giải Nobel hóa học năm 2022 tại: https://blog.vinbigdata.org/hoa-hoc-click-va-hoa-hoc…/

Tags:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Có thể bạn quan tâm

Chùm ảnh “Ký sự Bualapha”; “Thủy điện mini giữa cơn khát năng lượng” và “Dốc Mây – Vùng đất bị lãng quên”

Chuỗi tác phẩm tiêu biểu của cuộc thi “VINIF Alumni lan tỏa nguồn cảm hứng sáng

Tăng mạnh số lượng hồ sơ đăng ký học bổng thạc sĩ năm 2024

Quỹ VINIF vừa hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký Chương trình học bổng