🔥 Ngày 17/1/2025, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường – Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức khai trương Không gian trưng bày mặt nạ Tuồng Huế. Không gian trưng bày và chương trình được Quỹ VinIF tài trợ, thuộc Chương trình Lưu giữ các giá trị Văn hóa, Lịch sử.
️🎯 Đây là sự mở rộng và nâng cấp của không gian trưng bày mặt nạ Tuồng Huế, tiếp nối dự án “Phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ tuồng Huế” triển khai năm 2023 cũng với sự tài trợ của VinIF. Dự án đã đào tạo, truyền dạy kỹ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế cho các nghệ sĩ, diễn viên nhằm bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, đồng thời chế tác hàng trăm sản phẩm độc đáo. Trong năm 2024, mặt nạ Tuồng Huế nhận được sự quan tâm đặc biệt của du khách trong nước và quốc tế, lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa, lịch sử đặc trưng Cố đô.
🏯 Với không gian mới được nâng tầm, 250 mặt nạ Tuồng Huế trong bộ sưu tập đầy màu sắc cùng 2 mặt nạ lớn được trưng bày, giới thiệu. Các mặt nạ được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. Đặc biệt, 2 mô hình nhân vật Đổng Kim Lân và Khương Linh Tá từ các vở tuồng kinh điển Sơn Hậu và Tam Nữ Đồ Vương được tái hiện tinh xảo, ấn tượng, mang đến trải nghiệm sống động và chân thực về nghệ thuật sân khấu cung đình.
🌳 Hoàn thiện Không gian trưng bày mặt nạ Tuồng Huế còn mang ý nghĩa đặc biệt hơn vào những ngày đầu xuân, khi du khách có thể đến chiêm ngưỡng những tác phẩm thủ công xuất sắc và đắm mình trong những câu chuyện, vở tuồng lâu đời của xứ Huế.
👉 Xem thêm về Lễ khai trương không gian trưng bày mặt nạ Tuồng Huế trên Báo Mới: Ra mắt Không gian trưng bày mặt nạ tuồng Huế – Báo Thừa Thiên Huế
👉 Trích đoạn vở tuồng Sơn Hậu được biểu diễn tại Lễ khai trương: SƠN HẬU – YouTube
👉 Và tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật truyền thống này qua bài viết của VinIF: Vẽ mặt nạ tuồng Huế: Nghệ thuật đặc sắc cần lưu giữ cho các thế hệ người Việt – VinBigdata – Blog