[Báo CafeBiz] Báo chí quốc tế dành những đánh giá cao cho phát minh của người Việt. Tất cả các dấu hiệu hiện nay đều cho thấy vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực này ngày một lớn mạnh và nở rộ.

Tuyệt tác công nghệ của người Việt

Theo mạng tin tức BNN (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc), cách đây không lâu, hành trình công nghệ của Việt Nam đã đạt được một cột mốc quan trọng với sự ra mắt của ViGPT – hay còn được gọi là ChatGPT phiên bản Việt. Đây là giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) tinh vi do VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) phát triển.

“Với động thái này, Việt Nam đã đánh dấu bước tiến vào sân chơi giải pháp AI công nghệ cao toàn cầu – một bước nhảy vọt nhằm tăng cường an ninh dữ liệu quốc gia, bảo vệ hệ thống trí tuệ và tư tưởng, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm AI của nước ngoài” – BNN nhận định.

Theo mạng tin tức này, người dùng có thể tương tác với ViGPT bằng tiếng Việt thông qua giao diện website, tương tự như ChatGPT của OpenAI. Tuy nhiên, không giống như các giải pháp AI sẵn có, ViGPT được thiết kế độc đáo để phản ánh giá trị lịch sử và văn hóa của Việt Nam. Do đó, nó có thể cung cấp thông tin chính xác và phù hợp về mặt văn hóa cho người dùng Việt.

Tuyệt tác 'Make in Vietnam' khiến quốc tế bất ngờ: Việt Nam nhảy vọt 17 bậc, thẳng tiến ‘mỏ vàng’ 14.000 tỷ - Ảnh 1.
ViGPT được gọi là ChatGPT phiên bản Việt, đánh dấu khả năng làm chủ công nghệ của Việt Nam. Ảnh: VinBigdata

ViGPT có 3 phiên bản riêng biệt. Đầu tiên là phiên bản cộng đồng với khả năng cung cấp thông tin rộng rãi về các lĩnh vực. Thứ hai là phiên bản dành riêng cho các nhà khoa học nghiên cứu, chứa đựng nhiều kiến thức chuyên ngành. Cuối cùng là phiên bản dành cho doanh nghiệp được tích hợp trên nền tảng VinBase 2.0 AI, nhằm tinh giản hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả.

Theo BNN, ViGPT không chỉ là một giải pháp AI mà còn là “tuyệt tác công nghệ” với 1,6 tỷ tham số và chứa hơn 600GB dữ liệu dành cho người Việt. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược của VinBigdata nhằm tạo ra các sản phẩm AI “Make in Vietnam” tầm cỡ quốc tế.Việt Nam đang giữ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực AI. Tất cả các dấu hiệu hiện nay đều cho thấy vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực này đang ngày một lớn mạnh và nở rộ.Tạp chí Forbes (Mỹ)

Đánh dấu khả năng làm chủ công nghệ

Cùng bàn về ViGPT, hãng tin Sputnik (Nga) đã dành nhiều lời khen ngợi cho phát minh của người Việt.

Trong bài viết trên Sputnik, nhà phân tích Nga Taras Ivanov cho hay, trong năm 2023, “cú nổ” ChatGPT của Open AI đã làm rung chuyển thị trường công nghệ thế giới, mở ra cuộc đua chinh phục AI giữa các các quốc gia và các “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ.

Chỉ trong vòng 2 tháng, ChatGPT đã thu hút 100 triệu người sử dụng. Trong khi, Tiktok (đứng vị trí thứ 2) phải mất 9 tháng mới đạt được số lượng người dùng như trên. Thậm chí, nhiều ứng dụng khác phải mất hàng năm.

Tuy nhiên, với nguồn dữ liệu chủ đạo bằng tiếng Anh, các mô hình như ChatGPT có thể không hiểu đầy đủ hoặc phản ánh chính xác sự phức tạp về văn hóa, cũng như ngữ cảnh của người Việt, dẫn tới việc đôi khi viết ra những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý, nhưng lại không chính xác hoặc vô nghĩa.

Do đó, theo nhà phân tích, dù Việt Nam mới đang ở những bước đầu trên hành trình chinh phục AI tạo sinh nhưng việc ra mắt được ứng dụng dành riêng cho người Việt là một tín hiệu tốt, cho thấy những nỗ lực của các công ty công nghệ Việt Nam.

Tuyệt tác 'Make in Vietnam' khiến quốc tế bất ngờ: Việt Nam nhảy vọt 17 bậc, thẳng tiến ‘mỏ vàng’ 14.000 tỷ - Ảnh 3.
Đông đảo người dùng trải nghiệm ViGPT trong ngày ra mắt (27/12/2023). Ảnh: Nguyễn Đăng/Báo Lao động

“Việc ra mắt một ‘ChatGPT phiên bản Việt’ đánh dấu khả năng làm chủ công nghệ của Việt Nam. Cao hơn thế nữa, qua việc làm chủ công nghệ, chúng ta có thể tự chủ khai thác, bảo vệ an ninh dữ liệu quốc gia, cùng hệ tri thức, tư tưởng mang bản sắc Việt Nam.

Hướng đi này sẽ cho phép chúng ta không chỉ xoá bỏ sự phụ thuộc vào những sản phẩm quốc tế, mà còn có thể dần dần nâng cao tính chính xác của thông tin chứa giá trị lịch sử, văn hoá Việt và giảm thiểu dòng chảy dữ liệu ra nước ngoài” – GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học VinBigdata trả lời phỏng vấn của Sputnik.Việt Nam vượt qua Philippines để vươn lên vị trí thứ 5/10 khu vực ASEAN và đứng thứ 59 thế giới về chỉ số sẵn sàng AI (tăng 17 bậc so với năm 2020 – thời điểm chưa đặt mục tiêu phát triển AI).Oxford Insights

‘Mỏ vàng’ 14.000 tỷ

Từ ngày 26/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030”.

Chiến lược đưa ra mục tiêu “đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0”, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong khu vực và trên thế giới.

Sau hơn 2 năm thực hiện, trong năm 2023, ngoài ViGPT, Việt Nam đã ghi nhận sự ra đời của nhiều sản phẩm AI do người Việt làm chủ về công nghệ.

Tiêu biểu như FPT ra mắt FPT AI Mentor – cố vấn đào tạo trong doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam; LovinBot ra mắt 2 sản phẩm là trợ lý viết content AI dành cho cá nhân và doanh nghiệp; VinAI công bố dự án nghiên cứu mã nguồn mở về mô hình ngôn ngữ lớn cho riêng tiếng Việt là “PhởGPT”.

Tuyệt tác 'Make in Vietnam' khiến quốc tế bất ngờ: Việt Nam nhảy vọt 17 bậc, thẳng tiến ‘mỏ vàng’ 14.000 tỷ - Ảnh 5.
VinAI ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn tên PhởGPT ngày 5/12/2023. Ảnh: VinAI

Việc ra mắt một loạt sản phẩm AI cho thấy Việt Nam đang từng bước giảm bớt sự phụ thuộc vào sản phẩm nước ngoài, đồng thời đánh dấu bước tiến để doanh nghiệp Việt Nam đưa công nghệ AI tạo sinh vào hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Trong tương lai, qua việc làm chủ công nghệ mới, Việt Nam có thể tự chủ khai thác, bảo vệ an ninh dữ liệu quốc gia, cùng hệ tri thức, tư tưởng mang bản sắc Việt.

Theo tạp chí Forbes (Mỹ), Việt Nam đang giữ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực AI. Tất cả các dấu hiệu hiện nay đều cho thấy vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực này đang ngày một lớn mạnh và nở rộ.

Tuyệt tác 'Make in Vietnam' khiến quốc tế bất ngờ: Việt Nam nhảy vọt 17 bậc, thẳng tiến ‘mỏ vàng’ 14.000 tỷ - Ảnh 6.
Việt Nam đang giữ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Ảnh: Vietnam Insider

Báo cáo “Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ” (Government AI Readiness Index) do Oxford Insights (Anh) thực hiện cho biết, trong năm 2023, Việt Nam có điểm trung bình đạt 54,48 điểm, vượt qua Philippines để vươn lên vị trí thứ 5/10 khu vực ASEAN và đứng thứ 59 thế giới (tăng 17 bậc so với năm 2020 – thời điểm chưa đặt mục tiêu quốc gia về phát triển AI).

VietnamPlus dẫn lời ông Đặng Hữu Sơn, đồng sáng lập LovinBot AI, Phó Chủ tịch Liên minh phát triển nguồn nhân lực số Việt Nam (AIID) cho biết: “Năm 2023 là một năm rất đặc biệt khi nhắc tới lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Với tốc độ phát triển AI đáng kinh ngạc ở cấp độ toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, lĩnh vực AI tạo sinh dự kiến sẽ đóng góp cho nền kinh tế số tới 14.000 tỉ đồng vào năm 2030″.

Theo ông, sự phát triển của AI sẽ tác động tới hiệu suất và cải thiện kỹ năng cá nhân của nhiều thế hệ, không những cho doanh nghiệp, mà ở tầm vóc quốc gia.

“Việt Nam dẫn đầu một khảo sát cho thấy người dân rất quan tâm đến AI, tới 91% người tham gia khảo sát bày tỏ sự hứng thú với công nghệ này – tỉ lệ cao nhất so với các thị trường khác được nghiên cứu, theo Finastra Financial Services” – Ông Sơn nói.

Bài viết trên Báo CafeBiz.

🌸Nhân dịp năm mới Quý Mão 2023, Quỹ VINIF xin gửi đến các bạn lời cảm ơn chân thành vì đã đồng hành cùng Quỹ trong những năm vừa qua. Kính chúc các bạn năm mới nhiều niềm vui sáng tạo và hạnh phúc trong cuộc sống !

🌍Sau 04 năm triển khai, Quỹ VINIF đã tài trợ 110 dự án khoa học công nghệ và văn hóa lịch sử, cấp 1.150 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ, hợp tác 06 đề án đào tạo thạc sĩ liên kết, đồng tổ chức/tài trợ 130 hội thảo quốc tế/bài giảng đại chúng với tổng giá trị tài trợ hơn 750 tỷ đồng, lan tỏa kiến thức khoa học tới hàng triệu người tiếp cận, góp phần tạo động lực để các nhà khoa học trẻ được phát huy năng lực bản thân và cống hiến cho đất nước.

🌟Năm 2023, VINIF tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác và tài trợ như các năm trước. Đặc biệt có một số chương trình mới như sau cần lưu ý:

Bài giảng đại chúng và bài giảng chuyên đề:

Học bổng dành cho sinh viên: Nhằm hỗ trợ các trường đại học nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo cho một số ngành trọng yếu, lần đầu tiên VINIF xét chọn:

👉Lịch cụ thể về các chương trình hợp tác và tài trợ năm 2023 của Quỹ VINIF như sau:

1️⃣DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu Khoa học Công nghệ của các trường đại học, viện nghiên cứu (tổ chức chủ trì) và các nhà khoa học Việt Nam có phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại, kết quả xuất sắc và tầm ảnh hưởng quốc tế.
🔹Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.

2️⃣HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Tổ chức các hội thảo có uy tín trong nước và quốc tế, do Quỹ VINIF chủ trì hoặc tài trợ, phối hợp với các trường đại học và các viện nghiên cứu.
🔹Các đợt xét duyệt: 03 đợt

• Đợt xét thứ 1: các hồ sơ nộp trước ngày 01/03/2023.

• Đợt xét thứ 2: các hồ sơ nộp trước ngày 01/06/2023.

• Đợt xét thứ 3: các hồ sơ nộp trước ngày 01/09/2023.

3️⃣BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG VÀ GIÁO SƯ THỈNH GIẢNG

▪Phối hợp với các đơn vị khoa học uy tín tổ chức các (chuỗi) bài giảng đại chúng.

▪Tài trợ cho một số chương trình đào tạo để tổ chức các chuỗi bài giảng chuyên đề.

🔹Hạn nộp hồ sơ: ít nhất 60 ngày trước ngày tổ chức.

4️⃣HỌC BỔNG SINH VIÊN

🔹 Mỗi đề án do 01 trường đại học đề xuất để nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo của một ngành chọn lọc, kéo dài trong 03 năm. Mỗi năm, mỗi đề án có 50 học bổng. Mỗi học bổng trị giá 60 triệu/năm.

🔹 Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.

5️⃣HỌC BỔNG THẠC SĨ, TIẾN SĨ TRONG NƯỚC

🔹Tài trợ học bổng thạc sĩ (120 triệu/năm), tiến sĩ (150 triệu/năm) trong 6 tháng hoặc 12 tháng.

🔹Hạn nộp hồ sơ:

▪Học bổng Thạc sĩ: từ ngày 01/06/2023 đến 30/06/2023.

▪Học bổng Tiến sĩ: từ ngày 02/05/2023 đến 25/05/2023.

6️⃣HỌC BỔNG SAU TIẾN SĨ TRONG NƯỚC

Tài trợ cho các tiến sĩ từ các trường đại học uy tín ở nước ngoài hoặc trong nước để làm việc toàn thời gian tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu ở Việt Nam với mức tài trợ 360 triệu/năm.

🔹Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.

7️⃣LƯU GIỮ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ

Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các sự kiện hoặc dự án bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.

🔹Hạn nộp hồ sơ sự kiện: ít nhất 30 ngày trước ngày tổ chức.

🔹Hạn nộp hồ sơ dự án: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.

📌Thông tin chi tiết về hồ sơ đăng ký, biểu mẫu của các chương trình, vui lòng xem tại www.vinif.org.

✉Mọi câu hỏi thắc mắc về các chương trình, vui lòng liên hệ:

Email: info@vinif.org

Webiste: www.vinif.org

Facebook: https://www.facebook.com/vinif.org

Hơn 1.000 nhà khoa học được nhận học bổng của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đều là những người trẻ xuất sắc, được tiếp sức để trở thành nòng cốt, góp phần phát triển văn hóa nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế cho khoa học Việt Nam.

Hệ sinh thái đào tạo – kết nối – chia sẻ

“Ngay trong năm đầu, tôi đã có các bài báo công bố trên tạp chí quốc tế và bước đầu phát triển sản phẩm ứng dụng của nghiên cứu là công cụ đánh giá bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường dành cho người Việt Nam”, nghiên cứu sinh Huỳnh Lê Thái Bảo (Under 30 Forbes Việt Nam 2022) chia sẻ về kết quả có được sau khi nhận học bổng Tiến sĩ từ VINIF. 

Thái Bảo là một trong 150 nghiên cứu sinh tiêu biểu nhận học bổng Tiến sĩ của Quỹ VINIF năm 2022. Với sản phẩm của công trình nghiên cứu, Thái Bảo đã nhận được 1 giải Nhì quốc gia, 1 giải Nhì và 1 giải Ba cấp khu vực tại Hội nghị chuyên ngành Nội tiết và Đái tháo đường.

Trong bốn năm qua đã có hơn 1.000 nhà khoa học nhận được học bổng từ VINIF như Thái Bảo. Không dừng lại ở việc hỗ trợ tài chính, VINIF VINIF còn thành lập Câu lạc bộ VINIF Alumni nhằm kết nối và tạo môi trường trao đổi học thuật cho các bạn trẻ đã nhận học bổng, góp phần hình thành cộng đồng nghiên cứu – đào tạo – kết nối – chia sẻ, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.  

GS. Vũ Hà Văn – Giám đốc Khoa học Quỹ VINIF – chia sẻ về mục tiêu xây dựng
văn hóa nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp tại Việt Nam

“Đặt câu hỏi chỉ có được qua các cuộc trao đổi, phản biện, phân tích đến tận cùng lý lẽ của vấn đề. Và các cuộc thảo luận chính là để biến các vấn đề phức tạp trở nên thông suốt. Đó chính là lý do Quỹ thành lập Câu lạc bộ VINIF Alumni – nơi các nhà khoa học trẻ được đặt câu hỏi, trao đổi và va chạm học thuật”, GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Quỹ VINIF, cho biết.  

Các chương trình học bổng của VINIF ghi nhận những con số nổi bật trong bốn năm triển khai

Song song với việc kết nối các nhà khoa học trẻ, VINIF còn hỗ trợ các trường đại học trong nước phát triển nhiều ngành học mũi nhọn. Năm 2020, VINIF tiên phong triển khai Chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu nhằm hỗ trợ nguồn lực tài chính và công nghệ cho các cơ sở đào tạo, đồng thời giúp học viên cao học có điều kiện học tập, nghiên cứu đạt tầm quốc tế.  

“Sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, học bổng được trao cho đúng người và yếu tố quốc tế hóa đã tạo nên sức hút và sức bật cho chương trình Thạc sĩ liên kết giữa VINIF và ĐH Bách Khoa Hà Nội”, PGS. Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, khẳng định.

Chương trình Tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu của VINIF đã đạt được kết quả ấn tượng sau hai năm triển khai

Đặc biệt, với sự thúc đẩy của VINIF, hai ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo đã được khẳng định là hướng đi đúng đắn trong việc xây dựng nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Việt Nam khi trở thành hai ngành mới trong danh mục đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2022. 

“Để mở ngành, một trong các yêu cầu bắt buộc là phải có sự phối hợp và hợp tác với doanh nghiệp, vì vậy với sự đồng hành của VINIF, chúng tôi không chỉ mở được ngành đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu ứng dụng mà còn thu hút được nhiều sinh viên cho các chương trình cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ ngành khác”, PGS. TS. Đỗ Ngọc Mỹ, Hiệu trưởng ĐH Quy Nhơn, một trong 6 trường hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu với VINIF, cho biết.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia

Từ khi ra đời, VINIF liên tục mở mới các chương trình tài trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà khoa học trẻ được toàn tâm toàn ý nghiên cứu và phát triển năng lực cá nhân. Năm 2019, VINIF triển khai Chương trình Học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước. Năm 2020, VINIF tiên phong triển khai Chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu. Năm 2021, VINIF là đơn vị tư nhân triển khai chương trình học bổng sau tiến sĩ (30 suất học bổng với mức 30 triệu đồng/tháng), nhằm thu hút tiến sĩ trẻ thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam. Năm 2022 VINIF tiếp tục tăng số lượng học bổng sau tiến sĩ lên 60 suất và dự kiến năm 2023 là 90 suất.

 Toạ đàm Hỗ trợ và Đào tại các tài năng trẻ do VINIF tổ chức

Sau 4 năm đồng hành cùng các nhà khoa học trẻ, Quỹ VINIF đã tài trợ 1.150 học bổng sau đại học với tổng giá trị 172 tỷ đồng cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và tiến sĩ xuất sắc. Đây đều là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, được hội đồng khoa học của VINIF xét chọn qua các vòng đánh giá khắt khe và nghiêm túc. 

“Họ chính là nòng cốt và là người truyền lửa cho thế hệ tiếp nối, hướng tới góp phần xây dựng và phát triển văn hóa nghiên cứu khoa học sáng tạo, chuyên nghiệp, đạt chuẩn mực quốc tế”, GS. Vũ Hà Văn đánh giá.

Sự ra đời của VINIF với tư duy và tầm nhìn khác biệt được xem là một động lực mới cho nền khoa học Việt Nam. GS. Hồ Tú Bảo, người từng có hơn 20 năm làm việc tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) cho rằng học bổng là “phần thưởng” ý nghĩa mà xã hội dành cho những người có năng lực và tinh hoa. 

“Những học bổng của các quỹ tư nhân như VINIF chính là đòn bẩy để các bạn trẻ đi tiếp sau những bước đi chập chững trên con đường nghiên cứu khoa học”, ông nói.  

Từ những thành quả ấn tượng mà VINIF mang lại, nhiều nhà khoa học đề xuất Quỹ có thể mở thêm các chương trình học bổng cho cử nhân, đồng thời mở rộng tài trợ học bổng ở lĩnh vực xã hội nhân văn hay có thêm các giải thưởng cho luận án tiến sĩ.

“Điều quan trọng trong khoa học là sự va đập về học thuật. Vì vậy, các chương trình của chúng tôi luôn mở rộng mỗi năm nhằm đáp ứng hiệu quả nhất các nhu cầu phát triển của đất nước”, PGS. TSKH Phan Thị Hà Dương, Giám đốc điều hành Quỹ VINIF, khẳng định. 

Bài viết trên báo Vietnamnet.vn

? Ngày 08/12, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đã tổ chức Tọa đàm Hỗ trợ và đào tạo các tài năng trẻ: Những tác động và đề xuất, trong khuôn khổ chương trình lễ công bố & sơ kết các chương trình học bổng và hợp tác đào tạo.

? Tọa đàm nhằm đánh giá các tác động của chương trình học bổng và đào tạo của Quỹ VINIF trong 3 năm qua, đồng thời đề xuất những ý kiến để phát triển hợp tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao cho đất nước.

?? Các khách mời tham gia tọa đàm:

✅ PGS. Huỳnh Quyết Thắng – Giám đốc Đại học Bách Khoa Hà Nội

✅ PGS. Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội

✅ PGS. Đỗ Ngọc Mỹ – Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn

✅ GS. Hồ Tú Bảo – Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

✅ GS. Vũ Hà Văn – Giám đốc khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup

✅ PGS. Phan Thị Hà Dương – Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup

? Hãy cùng xem lại buổi tọa đàm qua video dưới đây.

?Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đã chính thức công bố danh sách 360 học viên, nghiên cứu sinh và tiến sĩ được nhận học bổng của VinIF năm 2022, đồng thời sơ kết hoạt động của các chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ liên kết.

?Các đại biểu chia sẻ tại buổi lễ:

▪TS. Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

▪ GS. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

▪ GS. Vũ Hà Văn – Giám đốc khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup

▪ PGS. Phan Thị Hà Dương – Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroupvà 02 nhà khoa học trẻ được nhận học bổng của VINIF năm 2022

▪ Anh Trần Đức Nghĩa (Tiến sĩ, Đại học Paris Descartes, Pháp)

▪ Anh Huỳnh Lê Thái Bão (Under 30 Forbes Việt Nam 2022, NCS tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế)

?Buổi lễ có sự tham dự của lãnh đạo một số trường đại học, hơn 400 nhà khoa học trẻ được nhận học bổng của VINIF từ 2019 đến nay, đồng thời thu hút hàng nghìn lượt xem trực tuyến.

? Sự kiện đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đơn vị báo chí truyền thông. Hãy cùng điểm qua một số bài viết về sự kiện:

?Báo Le Courrier du Vietnam: https://lecourrier.vn/le-fonds-vinif-offre…/1120466.html

?Báo Việt Nam New: https://vietnamnews.vn/…/vinif-to-awards-2-6m-for…

?Báo VOV2: https://vov2.vov.vn/…/dong-hanh-voi-cac-hoat-dong…

?Báo Vietnamnet: https://vietnamnet.vn/vinif-tai-tro-62-ty-dong-hoc-bong…

?Báo Khoa học & Phát triển: https://khoahocphattrien.vn/…/20221209050358613p1c882…

?Báo VOV: https://vov.vn/…/vinif-tai-tro-62-ty-dong-hoc-bong-thac…

?Báo Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/quy-vinif-trao-62-ty-dong-cho…

?Báo Quân đội nhân dân: https://www.qdnd.vn/…/vinif-tai-tro-62-ty-dong-hoc-bong…

?Báo Tiền Phong: https://tienphong.vn/vinif-tai-tro-62-ty-dong-hoc-bong…

?Báo điện tử VTV News: https://vtv.vn/…/vinif-tai-tro-62-ty-dong-hoc-bong-thac…

?Lễ công bố & sơ kết các chương trình học bổng và hợp tác đào tạo đã được lưu lại qua video dưới đây:

Ngày 8/12/2022 Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup – VINIF tổ chức trao 360 suất học bổng với tổng giá trị 62 tỷ đồng cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh và tiến sĩ xuất sắc thuộc 13 khối ngành.

Đây là năm thứ 4 liên tiếp VinIF trao học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và năm thứ hai trao học bổng sau tiến sĩ, nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao cho đất nước.

Sau khi trải qua ba vòng xét chọn khắt khe của Hội đồng khoa học gồm các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế, 150 học viên cao học, 150 nghiên cứu sinh và 60 tiến sĩ thuộc 13 lĩnh vực như Kinh tế, Giáo dục, Y Dược, Khoa học – Công nghệ… đã được xét chọn và trao học bổng năm 2022. Đây đều là những nhà khoa học trẻ xuất sắc có tổng cộng hơn 2.600 công bố trên trên tạp chí, hội nghị trong nước và quốc tế uy tín, gần 200 giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp quốc gia. Đặc biệt, trong số đó có 24 thủ khoa tốt nghiệp đại học, 13 ứng viên được chuyển tiếp từ bậc đại học lên tiến sĩ và 38 tiến sĩ bảo vệ luận án ở nước ngoài. 

Với sự đồng hành của Quỹ VinIF, các học viên sẽ được nhận học bổng trị giá 150 triệu đồng/năm dành cho chương trình tiến sĩ, 120 triệu đồng/năm dành cho chương trình thạc sĩ và 360 triệu/năm cho học bổng sau tiến sĩ. Tổng mức tài trợ của VINIF cho 360 suất học bổng được trao năm 2022 là 62 tỷ đồng.

Chương trình học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước được VINIF triển khai từ năm 2019 hướng tới mục tiêu hỗ trợ, đào tạo đội ngũ nghiên cứu khoa học trẻ, từ đó, đẩy mạnh sự phát triển của mạng lưới tri thức tại các trường, viện trên cả nước. 

Tiêu chí nhận học bổng là các ứng viên có thành tích học tập, nghiên cứu khoa học xuất sắc trong vòng hai năm trước thời điểm nộp hồ sơ, sở hữu các giải thưởng, đồng thời xây dựng được định hướng nghiên cứu cụ thể, có ý nghĩa thiết thực đối với cộng đồng và đặc biệt phải có thư giới thiệu của các nhà khoa học uy tín trong ngành. 

Từ năm 2021, VinIF cũng đưa vào triển khai chương trình học bổng sau tiến sĩ với mục tiêu thu hút đội ngũ khoa học có trình độ và uy tín quốc tế quay về nghiên cứu tại Việt Nam; cũng như hỗ trợ các tiến sĩ trong nước có điều kiện làm việc tối ưu.

Tại lễ trao học bổng, GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Quỹ VINF, khẳng định: “Việt Nam đang đứng trước cơ hội hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự hội nhập ấy cần nguồn lực về con người và tri thức là chính. Để có được điều đó chúng ta cần một bệ phóng vững chắc để đội ngũ nghiên cứu trẻ chuyên tâm phát triển ngay trong nước. Đó chính là mục tiêu của VINIF khi triển khai các chương trình học bổng trong bốn năm qua. 

Với những nỗ lực dài hạn và bền bỉ, Quỹ VINIF đã xây dựng được một câu lạc bộ VINIF Alumni với hơn 1.000 nhà khoa học trẻ đã nhận học bổng của VINIF, kỳ vọng sẽ góp phần tạo lập một văn hóa nghiên cứu khoa học sáng tạo, đạt chuẩn mực quốc tế cao”.

Bên cạnh các chương trình học bổng, từ năm 2020, Quỹ VINIF đã mở chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu giữa VINIF và các viện nghiên cứu, trường đại học đầu ngành của Việt Nam với ngân sách 2 tỷ đồng trong thời gian 3 năm. Đến nay, Quỹ VINIF đã tài trợ 6 đề án đào tạo Thạc sĩ liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học đầu ngành của Việt Nam.

Tại buổi lễ, GS. TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Trong thời kỳ hội nhập và sự phát triển của kinh tế, văn hoá gắn liền với sự phát triển của khoa học và công nghệ như ngày này, điều cần thiết là các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp hợp tác và chung tay vì một thế hệ nhà khoa học trẻ, vì một nền kinh tế tri thức số và sự phát triển bền vững của Việt Nam”.

Sau 4 năm hoạt động, VINIF đã tài trợ cho 1.150 học bổng với tổng giá trị gần 180 tỷ đồng. Trong đó, nhiều nhà khoa học trẻ đã hoàn thiện chương trình, xây dựng thành công nghiên cứu cấp quốc gia, quốc tế và góp phần tạo ra các sản phẩm hữu ích xã hội. 

Trong khuôn khổ lễ công bố & sơ kết các chương trình học bổng và hợp tác đào tạo năm 2022, VINIF cũng tổ chức buổi tọa đàm với sự tham gia của các chuyên gia, lãnh đạo trường đại học hàng đầu Việt Nam. Tọa đàm nhằm trao đổi về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đặt nền móng cho ngành khoa học, công nghệ Việt Nam tiệm cận thế giới.

Thông tin học bổng VINIF: https://vinif.org/

Bên cạnh học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ, VINIF còn triển khai 4 chương trình khác, bao gồm Tài trợ dự án khoa học, công nghệ; Hợp tác, tài trợ sự kiện khoa học; Tài trợ khóa học ngắn hạn và giáo sư thỉnh giảng; và Lưu giữ các giá trị Văn hoá, Lịch sử. Qua đó, VinIF đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái toàn diện về nghiên cứu – đào tạo – kết nối và chia sẻ tri thức trên đa dạng lĩnh vực, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

? Ngày 08/12 tới đây, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) sẽ tổ chức lễ công bố & sơ kết các chương trình học bổng và hợp tác đào tạo, với mục đích công bố danh sách các nhà khoa học trẻ được nhận học bổng năm 2022, đồng thời, sơ kết hoạt động của các chương trình hợp tác đào tạo.

? Đặc biệt, tại buổi lễ, VINIF sẽ tổ chức tọa đàm với sự tham gia của đại diện một số trường đại học hàng đầu Việt Nam, nhằm thảo luận và trao đổi về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao.

? Từ năm 2019 đến nay, Quỹ đã triển khai 03 chương trình học bổng và hợp tác đào tạo, bao gồm:

✅Chương trình học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước;

✅Chương trình học bổng sau Tiến sĩ trong nước;

✅Chương trình hợp tác và đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu.

? Từ năm 2019 -2021, Quỹ đã tài trợ gần 800 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ. Năm nay, qua ba vòng đánh giá, Quỹ đã xét chọn 360 ứng viên tiêu biểu thuộc 13 lĩnh vực từ Khoa học – Công nghệ đến Y Dược, Kinh tế, Giáo dục để trao học bổng năm 2022.

? Với chương trình hợp tác đào tạo, sau hai năm triển khai, Quỹ VINIF đã cùng với các viện nghiên cứu, trường đại học hàng đầu của Việt Nam thực hiện 06 đề án đào tạo Thạc sĩ liên kết, với kinh phí cho mỗi đề án là 2 tỷ đồng trong thời gian 3 năm.

———————

??? Hãy cùng đón đợi LỄ CÔNG BỐ & SƠ KẾT CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG VÀ HỢP TÁC ĐÀO TẠO

⏰ Thời gian: 14:00 – 17:30, thứ Năm, ngày 08/12/2022.

? Địa điểm: Trung tâm hội nghị Almaz, Long Biên, Hà Nội.

#VINIF#Họcbổng#Thacsi#Tiensi#Postdoc

 “Việt Nam đang thực sự thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực dữ liệu. Chúng tôi kỳ vọng sẽ đồng hành cùng các cơ sở đào tạo để khuyến khích các bạn trẻ có năng lực học tập và nghiên cứu khoa học dữ liệu – vốn là ngành không thể thiếu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Đây là chia sẻ của Giáo sư Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup khi triển khai Chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu vào ngày 18 tháng 7 năm 2020.

GS. Vũ Hà Văn phát biểu tại Lễ ký kết Hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu năm 2020

Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo là hai ngành quan trọng trong cuộc Cách mạng 4.0. Với mong muốn góp phần xây dựng nguồn nhân lực cho ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, năm 2020, Quỹ VINIF đã mở Chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu, giữa VINIF và các viện nghiên cứu, trường đại học đầu ngành của Việt Nam. Chương trình hướng tới mục tiêu hỗ trợ nguồn lực tài chính và công nghệ, mạng lưới tri thức và chuyên gia cho cơ sở đào tạo và học viên cao học có điều kiện học tập, nghiên cứu đạt tầm quốc tế. Mỗi năm Quỹ VINIF tài trợ 2 tỷ đồng với thời gian tài trợ dự kiến 3 năm.

Lễ ký kết hợp tác đào tạo giữa Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup và
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ngày 18 tháng 7 năm 2020)

Năm 2020, Quỹ VINIF ký kết tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu với 5 đơn vị đào tạo gồm: Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Viện John von Neumann – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong năm đầu tiên triển khai chương trình, các đề án đã đạt được một số kết quả ấn tượng: chương trình giảng dạy được cập nhật, xây dựng bài bản, hiện đại; đội ngũ cán bộ giảng dạy và các chuyên gia là các nhà khoa học tâm huyết, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học; tuyển được các sinh viên xuất sắc bậc đại học lên học tiếp thạc sỹ khoa học với số lượng vượt trội; 70 công trình công bố trên các tạp chí, hội thảo hàng đầu trong lĩnh vực có sự tham gia của các học viên; tạo cơ hội học tập và nghiên cứu với các nhà khoa học uy tín trên thế giới cho học viên; nâng cao năng lực, kinh nghiệm và truyền cảm hứng trong nghiên cứu khoa học cho học viên; nâng cấp cơ sở vật chất cho các đề án tiếp cận dần chuẩn quốc tế; tăng cường kết nối trong nước – quốc tế; tăng cường sự hợp tác toàn diện giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Học viên của Chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu giữa VINIF và trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Năm 2021, Quỹ VINIF đã ký kết tài trợ thêm 01 đề án mới với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM và tiếp tục tài trợ lần hai cho các đề án năm 2020. Tính đến nay, Quỹ VINIF đã tài trợ 06 đề án đào tạo Thạc sĩ liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học đầu ngành của Việt Nam, với tổng kinh phí 18 tỷ đồng.

Một tác động quan trọng của chương trình này là hai ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo đã trở thành hai ngành mới trong danh mục đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước năm 2022, ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo chưa có mã ngành trong danh mục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chỉ là chuyên ngành trong các ngành khác.

Theo Thông tư 09 /2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc mở ngành mới trình độ thạc sĩ phải đáp ứng Điều 2 của Thông tư. Trong đó nhấn mạnh đến việc phải “Có phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong hoạt động đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ liên quan đến ngành đăng ký đào tạo nếu chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng” và cần có minh chứng về nhu cầu nhân lực, hợp tác hỗ trợ của các doanh nghiệp trong việc đào tạo, sử dụng nhân lực của ngành học mới này.

Các văn bản thỏa thuận, hợp tác, cam kết tài trợ của VINIF chính là những minh chứng rất quan trọng cho thấy việc mở ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo – đào tạo trình độ thạc sĩ là rất cần thiết. Năm 2020, Trường Đại học Quy Nhơn đã gửi đề án đề nghị mở ngành đào tạo mới trình độ thạc sĩ Khoa học dữ liệu ứng dụng lên Bộ GD&ĐT. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành (Điều 33 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học – Luật số 34/2018/QH14), Hội đồng Trường Đại học Quy Nhơn đã ra Nghị quyết về việc mở ngành đào tạo mới và Hiệu trưởng đã ra Quyết định mở ngành thạc sĩ Khoa học dữ liệu ứng dụng, mã số đề nghị là 8904648. Đây là ngành đào tạo Khoa học dữ liệu trình độ thạc sĩ đầu tiên của cả nước. Năm 2021, cũng từ các thỏa thuận và hợp tác của Quỹ VINIF, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HCM cũng trình đề án lên Đại học Quốc gia HCM để đề nghị mở ngành Trí tuệ nhân tạo thí điểm và cũng đã được chấp thuận.

Theo Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ GD&ĐT, ngành Khoa học dữ liệu và ngành Trí tuệ nhân tạo, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, đã chính thức là hai ngành mới và có hiệu lực từ ngày 22/7/2022. Hiện tại, nhóm ngành Toán học sẽ bao gồm ngành Toán học, ngành Khoa học tính toán, ngành Khoa học dữ liệu, ngành Toán ứng dụng, ngành Toán cơ, ngành Toán tin. Nhóm ngành Máy tính sẽ bao gồm ngành Khoa học máy tính, ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, ngành Kỹ thuật phần mềm, ngành Hệ thống thông tin, ngành Kỹ thuật máy tính, ngành Trí tuệ nhân tạo. Điều này có nghĩa ngành Khoa học dữ liệu và ngành Trí tuệ Nhân tạo đã được chính thức hóa việc đào tạo tại Việt Nam.

Với sự hợp tác của Quỹ VINIF và các viện, trường trên cả nước, ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo đã trở thành hai ngành mới trong danh mục đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp xu hướng phát triển, hướng đến xây dựng nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Việt Nam.

Sự kiện do Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) và Trường Công nghệ Thông tin Truyền thông – Đại học Bách khoa Hà Nội đồng tổ chức.

⏰ Thời gian: 14:30 – 16:30 | 01/08/2022

? Địa điểm: Giảng đường dốc, Tầng 3, Nhà B1 – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

⭐️ Sự kiện thuộc chương trình hoạt động của Câu lạc bộ VINIF Alumni

? Bài giảng đại chúng: How to protect privacy with cryptographic methods

Abstract: Cryptography traditionally supports data confidentiality, integrity, and authenticity. However, when cryptographic protocols are deployed in emerging applications such as cloud services or big data, the demand for security grows beyond these requirements.

Data nowadays are being extensively stored in the cloud, and users also need to trust the authorities/cloud servers that run powerful applications. Collecting user data, combined with powerful tools (e.g., machine learning), can come with a huge risk of mass surveillance or of undesirable data-driven strategies for profit making while ignoring users’ needs.

Privacy protection, which allows individuals to have control over how their personal data is collected and used, therefore, becomes more and more critical. New techniques should be developed, first, to protect personal privacy, and, second, to reduce centralized trust in authorities or in technical solutions providers. In this talk, we discuss privacy-preserving solutions with techniques in cryptography.

??‍? Thông tin diễn giả: Giáo sư Phan Dương Hiệu hiện đang công tác tại Viện Bách khoa Paris (Institut Polytechnique de Paris) và là trưởng nhóm An ninh mạng – Mật mã tại trường Viễn thông Paris (Télécom Paris).

Giáo sư Phan Dương Hiệu nhận bằng Tiến sĩ năm 2005 và Tiến sĩ khoa học năm 2014 về Mật mã tại trường Đại học hàng đầu nước Pháp Ecole Normale Supérieure (ENS). Từ 2005-2006, ông làm post-doc tại University College London, và trở thành maître de conférences tại LAGA, Đại học Paris 8-13 trong 8 năm từ 2007-2015. Năm 36 tuổi, ông là Giáo sư tại Viện nghiên cứu XLIM, ĐH Limoges, Pháp, đồng thời là thành viên liên kết của Nhóm Mật mã tại Đại học ENS. Từ năm 2013, GS. Phan Dương Hiệu là thành viên của Ủy ban điều hành hội mật mã châu Á. Ông còn là đồng chủ tịch hội nghị Asiacrypt 2016 tại Hà Nội cùng GS. Ngô Bảo Châu. Từ năm 2020, ông là Giáo sư tại Télécom Paris, Institut Polytechnique de Paris và là trưởng nhóm An ninh mạng – Mật mã. Các nghiên cứu của GS. Phan Dương Hiệu tập trung vào mật mã, đặc biệt là mã hóa công khai, chữ kí số, mã hóa phát sóng, mã hóa chức năng và hệ thống mật mã phân cấp.

#VINIF#SoICT#VINIFAlumni#cryptographic#privacy

? Bạn Nguyễn Văn Thế và Nguyễn Minh Hằng là hai gương mặt trẻ sinh năm 1998, vừa giành được học bổng tiến sĩ từ các trường đại học uy tín trên thế giới. Vậy, 2 bạn trẻ này có điểm chung gì, hãy cùng VINIF điểm qua nhé.

? 1. Học thạc sĩ liên kết

Bạn Nguyễn Văn Thế và Nguyễn Minh Hằng đều là học viên của Chương trình Tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu của VINIF với các trường, viện nghiên cứu của Việt Nam. Bạn Thế theo học chương trình thạc sĩ liên kết của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Còn bạn Minh Hằng là học viên của chương trình thạc sĩ liên kết của Viện Toán học.

? 2. Nhận học bổng thạc sĩ của VINIF

Bạn Nguyễn Văn Thế và Nguyễn Minh Hằng đều là 2 gương mặt xuất sắc nhận được học bổng thạc sĩ của VINIF. Bạn Thế được nhận học bổng thạc sĩ của VINIF hai năm liên tiếp 2020 và 2021, còn bạn Minh Hằng nhận học bổng thạc sĩ VINIF năm 2020. Trong quá trình nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng tiến sĩ, cả hai bạn Thế và Hằng đều được PGS. Phan Thị Hà Dương (Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup) viết thư giới thiệu.

? 3. Đam mê nghiên cứu Toán học

Bạn Thế và Minh Hằng đều đam mê Toán học từ khi còn là học sinh THPT. Chính nhờ đam mê Toán học, mà 2 bạn dành nhiều thời gian để nghiên cứu và đạt được nhiều thành tích ấn tượng.

Bạn Minh Hằng tốt nghiệp xuất sắc khoa Sư phạm Toán của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với điểm GPA đạt 3.77. Năm 2021, bạn Minh Hằng nhận được học bổng thạc sĩ của Quỹ FSMP Pháp (Foundation Sciences Mathematiques de Paris) và theo học ngành Khoa học Máy tính tại trường Đại học Paris, Pháp.

Khi là sinh viên năm cuối, Thế đã có nghiên cứu công bố trên Tạp chí Lý thuyết số (Journal of Number Theory) – tạp chí chuyên ngành nổi tiếng của Mỹ thuộc nhóm Q1 danh mục SCI. Bạn Thế đã trở thành sinh viên xuất sắc của khoa Toán – Cơ – Tin học và tốt nghiệp thủ khoa đầu ra của khoa với điểm GPA đạt 3.7. Bạn Thế là tác giả chính của 4 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín (3 bài trên tạp chí Q1, 1 bài trên tạp chí Q2). Ngoài thời gian nghiên cứu, bạn Thế vẫn vừa đi làm, vừa đi dạy. Năm 2020, bạn Thế được GS.TS Lê Anh Vinh – người dẫn đội tuyển Olympic Toán quốc tế (IMO) mời dạy cho đội. Năm 2021, Thế từng nhận được học bổng toàn phần tiến sĩ của Trường Đại học Florida và Đại học Tulane (Mỹ). Đây đều là những trường top đầu, nhưng sau nhiều lần đắn đo, Thế lại quyết định từ chối nhập học để dành thời gian trải nghiệm nhiều hơn ở Việt Nam.

? 4. Nhận học bổng tiến sĩ từ các trường đại học uy tín

Đầu năm nay, bạn Nguyễn Văn Thế giành được học bổng toàn phần tiến sĩ Toán học tại hàng loạt trường đại học của Mỹ và Thế đã quyết định sẽ theo học tại Đại học Illinois tại Urbana – Champaign.

Tháng 5/2022, bạn Minh Hằng giành được học bổng tiến sĩ của Chương trình MathInParis của Quỹ FSMP. Bạn Hằng sẽ theo học Tiến sĩ tại Khoa Tin của Đại học Paris 7.

Thành quả bạn Thế và Hằng đạt được đã cho thấy thành công ban đầu của Chương trình Tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu của VINIF với các trường, viện nghiên cứu của Việt Nam. Với niềm đam mê Toán học, chúng ta tin rằng hai bạn sẽ thành công và có nhiều đóng góp cho nghiên cứu học thuật.

❗Bạn Nguyễn Văn Thế chia sẻ “Nghiên cứu khoa học mang lại cho bản thân em rất nhiều kĩ năng, từ đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, viết tiếng anh và đến cả trình bày. Hành trình đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi nghiên cứu mang lại cho bản thân em nhiều cảm xúc, từ stress đến tột độ sung sướng khi giải quyết được vấn đề mình quan tâm. Có lẽ, điều thú vị nhất của nghiên cứu khoa học đó là câu trả lời chưa biết là đúng hay sai, thậm chí không biết là có hay không? Điều này giúp ta thỏa sức sáng tạo trong suy nghĩ cũng như góc nhìn của một câu hỏi nào đó.

???Xin chúc mừng bạn Nguyễn Văn Thế và Nguyễn Minh Hằng!!!

https://vietnamnet.vn/9x-ha-tinh-gianh-hang-loat-hoc-bong…https://www.facebook.com/…/a.31997747…/7422515914486030/