💐 Trong hai ngày 26 27/7/2023, tại Trung tâm hội nghị Almaz, Hà Nội, VINIF đã tổ chức Hội thảo “Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup – Dấu ấn 5 năm hoạt động” để nhìn lại hành trình đồng hành cùng các nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội của Việt Nam trong suốt 5 năm qua, cũng để nhìn rõ hơn con đường đi của VINIF trong những năm tới.

✨Trong 5 năm đó, VINIF trao đi gần 800 tỷ đồng để triển khai 7 chương trình tài trợ và trợ lực cho hơn 2.500 nhà khoa học, nghiên cứu viên trẻ. Trong đó bao gồm hơn 100 dự án khoa học công nghệ, trên 1.200 suất học bổng thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ, 6 đề án hợp tác đào tạo thạc sĩ, hàng chục dự án và sự kiện văn hóa lịch sử, đồng thời tổ chức, tài trợ cho hơn 130 hội thảo và bài giảng đại chúng có tầm ảnh hưởng sâu rộng.

🌈 Tại hội thảo, VINIF đã trao gần 30 chứng nhận cho các dự án khoa học công nghệ nghiệm thu thành công, trong đó nhiều công trình đạt được các kết quả xuất sắc về mặt công bố quốc tế, sở hữu trí tuệ, sản xuất thực nghiệm và thương mại hóa sản phẩm.

✨ Hội thảo cũng là cơ hội để VINIF tri ân Hội đồng khoa học – những người cầm cân nảy mực cho các chương trình tài trợ và VINIF Alumni – Câu lạc bộ kết nối những ứng viên nhận học bổng của Quỹ.

🎯 Đặc biệt, 2 phiên Tọa đàm trong Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các Học viện, Viện Hàn lâm, Viện nghiên cứu, Trường đại học, Quỹ khoa học công nghệ đã mang lại nhiều kiến thức, góc nhìn, góp ý và định hướng cho sự phát triển của VinIF nói riêng và nền khoa học công nghệ Việt Nam nói chung:

• Tọa đàm 1: “Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và hướng tới thương mại hóa các sản phẩm KHCN” với sự tham dự của:

+ PGS. Vũ Hải Quân, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Hội đồng đại học, Giám đốc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh,

+ GS. Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,

+ TS. Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam,

+ TS. Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Thái, Chủ tịch HĐQL Quỹ BK Fund,

+ GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học Quỹ VINIF và GS Đại học Yale, Hoa Kỳ,

+ PGS. Phan Thị Hà Dương, Giám đốc điều hành Quỹ VINIF và PGS Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

• Tọa đàm 2: “Cơ hội, thách thức và giải pháp trong nghiên cứu và đào tạo KHCN” với sự tham dự của:

+ PGS. Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội,

+ PGS. Đỗ Ngọc Mỹ, Hiệu trưởng trường Đại học Quy Nhơn

+ PGS. Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,

+ PGS. Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc.

+ PGS. Phan Thị Hà Dương, Giám đốc điều hành Quỹ VINIF và PGS Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

🎯 Hội thảo có sự tham dự của hơn 300 đại biểu, khách mời, bao gồm lãnh đạo các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế, tài chính cùng các nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các học viên, nghiên cứu sinh, các tiến sĩ trẻ.

⚡ Hội thảo nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội với hàng chục nghìn lượt xem trực tuyến và tiếp cận, hàng trăm lượt chia sẻ, hơn 50 đơn vị báo chí, truyền hình viết bài, đưa tin. Hãy cùng VINIF nhìn lại một số khoảnh khắc đáng nhớ của sự kiện thông qua những hình ảnh dưới đây.

👉 Tìm hiểu thêm về sự kiện trên thông qua một số phóng sự và bài viết nổi bật trên truyền hình, báo chí:📺 Đài phát thanh & Truyền hình Hà Nội:

– Thúc đẩy nghiên cứu hướng tới thương mại hoá sản phẩm KHCN: https://hanoionline.vn/thuc-day-nghien-cuu-huong-toi…

– VINIF đồng hành cùng nhà khoa học: https://hanoionline.vn/vinif-dong-hanh-cung-nha-khoa-hoc…

• Báo Nhân dân: https://nhandan.vn/de-khong-lang-phi-chat-xam-tu-cac…

• Báo VnExpress: https://vnexpress.net/vinif-trao-gan-800-ty-dong-phat…

• Báo VnExpress: https://vnexpress.net/ngoi-mot-cho-kho-mong-san-pham…

• Báo Dân trí: https://dantri.com.vn/…/800-ty-dong-duoc-tai-tro-de…

• Báo Vietnamnet: https://vietnamnet.vn/vinif-5-nam-no-luc-thuc-day-nghien…

• Báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/gan-800-ti-dong-tai-tro-phi-loi-nhuan…

• Báo Người Lao động: https://thitruong.nld.com.vn/…/vinif-hanh-trinh-5-nam…

• Báo Khoa học & Phát triển: https://khoahocphattrien.vn/…/20230727094136486p1c882.htm

• Báo Hà Nội mới: https://hanoimoi.vn/quy-vinif-tai-tro-gan-800-ty-dong-cho…

• Báo Le Courrier du Vietnam: https://lecourrier.vn/vingroup-soutient-2500…/1184973.html

• Báo VOV: https://vov.gov.vn/gan-800-ty-dong-duoc-tai-tro-phat…

• Báo CafeF: https://cafef.vn/giao-su-vu-ha-van-nghien-cuu-khoa-hoc…

#Vin30#VINIF#VINIF_Alumni

Năm năm trước, với mong muốn giải đáp một phần những câu hỏi, bài toán và thách thức đặt ra cho sự phát triển của nền khoa học công nghệ nước nhà, hướng đến việc tạo lập một cộng đồng các nhà khoa học trẻ có năng lực, sáng tạo, chính trực, tầm nhìn rộng mở và có trách nhiệm với xã hội, Quỹ VINIF đã được Tập đoàn Vingroup thành lập. Mục tiêu ban đầu của VINIF là nhằm hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu KHCN và ĐMST trong các nhiều lĩnh vực trọng yếu để tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam. Cùng với thời gian và nhu cầu cấp thiết của xã hội, VINIF nhanh chóng mở rộng các chương trình tài trợ.

Đến nay, VINIF đã trao đi gần 800 tỷ đồng để triển khai 7 chương trình, với những thành quả có ảnh hưởng và sức lan tỏa đến văn hóa làm KHCN của đất nước: Hơn 100 dự án KHCN; 6 đề án đào tạo thạc sĩ khoa học dữ liệu; hơn 1.100 suất học bổng thạc sĩ, tiến sĩ; 90 suất học bổng sau tiến sĩ; 8 dự án cùng 30 sự kiện văn hóa lịch sử; trên 130 hội thảo KHCN uy tín, các bài giảng đại chúng với nhiều Giáo sư hàng đầu thế giới và trong nước, tiếp cận tới hàng triệu người. Các chương trình đó là:

Hội thảo ghi dấu ấn 5 năm hoạt động của VINIF tổ chức vào các ngày 26 – 27/7/2023 tại Hà Nội là một sự kiện quan trọng để nhìn lại chặng đường triển khai các chương trình tài trợ của Quỹ, đồng thời tri ân những nhà khoa học tâm huyết, kết nối với các Quỹ, doanh nghiệp, nhà quản lý và các chuyên gia nhằm thảo luận, định hướng phát triển cho VINIF trong tương lai. Tại hội thảo, ngoài các công trình, dự án KHCN nổi bật được trình bày, còn có các tọa đàm quan trọng đặt ra cho VINIF những trăn trở cần giải quyết, những vấn đề cần tháo gỡ, những định hướng cần đẩy mạnh trong năm năm tới:

– Đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ;

– Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Đại diện các trường đại học và học viện hàng đầu tại Việt Nam;

– Đại diện lãnh đạo Tập đoàn Vingroup cùng một số công ty trong Tập đoàn;

– Đại diện một số doanh nghiệp, Quỹ khoa học công nghệ;

– Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử;

– Các chuyên gia hoạch định chính sách, tài chính;

– Cùng đông đảo các bạn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, nghiên cứu viên sau tiến sĩ đã và đang nhận học bổng của VINIF.

-Tổng quan hoạt động tài trợ của VINIF sau 05 năm hoạt động;

– Trao chứng nhận cho các Dự án nghiệm thu thành công;

– Tri ân đóng góp của Hội đồng khoa học của VINIF;

– Tri ân sự đồng hành của CLB VINIF Alumni;

– Kết nối, thảo luận qua hai tọa đàm với sự tham dự và đóng góp ý kiến của các lãnh đạo bộ, trường đại học, viện nghiên cứu, những chuyên gia kinh tế, tài chính và các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam:

– Chia sẻ các công trình khoa học công nghệ nổi bật, có tầm ảnh hưởng và lan tỏa với xã hội;

– Chia sẻ các dự án, công trình văn hóa lịch sử mang ý nghĩa cộng đồng;

– Tham quan, nghe thuyết trình trên poster về công trình khoa học công nghệ và văn hóa lịch sử của hơn 100 nhóm dự án.

Chương trình và các thông tin chi tiết về hội thảo, xem tại: https://vinif.org/

📍 Dự án KHCN “AgriBiosol – Giải pháp công nghệ sinh học nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ và bền vững” do VINIF tài trợ có mã số VINIF.2020.NCUD.DA240; chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Văn Minh, ThS. Dương Nhật Linh; tổ chức chủ trì: Công ty TNHH Midoli, phối hợp với Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện từ năm 2020.

🎯Mục tiêu dự án nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất, công nghệ, tối ưu hiệu quả sử dụng, thời gian bảo quản, chi phí các sản phẩm công nghệ vi sinh vật và qui trình sử dụng thực tế trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn và hữu cơ. Nhóm dự án đã hoàn thiện các sản phẩm, qui trình ứng dụng trong hai lĩnh vực chính: thủy sản và nông nghiệp.

📌 Đến nay, Dự án đã hoàn thiện và được nghiệm thu thành công với các kết quả như sau:

✅ Hoàn thiện 04 sản phẩm vi sinh thủy sản bao gồm 2 sản phẩm sử dụng cho nuôi tôm (Microsol AClean-S và MicroSol AQRich-S) và 2 sản phẩm sử dụng trong nuôi cá tra (Microsol AClean-F và MicroSol AQRich-F).

✅ Hoàn thiện qui trình sản xuất 01 sản phẩm phân bón vi sinh dạng lỏng BIOMI-Ferti và 01 sản phẩm trừ sâu sinh học dạng lỏng BIOMI-Pest 2.

✅ Hoàn thiện 01 sản phẩm phân bón vi sinh viên nén BIOMI NitroFix Tricho-Bt, sản phẩm này đã được đánh giá khảo nghiệm hiệu quả.

✅ Phân lập 01 chủng thực khuẩn thể có khả năng kiểm soát V. parahaemolyticus gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng.

✅ Hoàn thiện công nghệ tạo bào tử chủng Bacillus đạt mật độ > 1010 CFU/g; hoàn thiện công nghệ lên men thu nhận enzyme thô: amylase, cellulase, protease.

✅ Tối ưu hóa môi trường lên men 2 chủng vi khuẩn nhằm nâng cao hoạt tính kháng nấm, tuyến trùng.

✅ Xác định công thức phòng trừ nhện đỏ và công thức diệt sâu xám.

✅ Hoàn thiện công thức tạo viên nén 4 sản phẩm chế phẩm vi sinh thủy sản bao gồm 2 sản phẩm sử dụng cho nuôi tôm (Microsol AClean-S và· MicroSol AQRich-S) và 2 sản phẩm sử dụng trong nuôi cá tra (Microsol AClean-F và· MicroSol AQRich-F).

✅ Hoàn thiện công nghệ tách chiết độc tố Bacillus thurigiensis.

✅ Công bố 02 bài báo trên tạp chí quốc tế Q1 và Q3.

✅ Đăng ký 03 sáng chế đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam chấp nhận đơn.

✅ Tổ chức 02 hội thảo khoa học: “Giải pháp công nghệ vi sinh thay thế kháng sinh trong nuôi tôm” và “Giải pháp công nghệ sinh học cho canh tác nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ, bền vững”.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sử dụng chế phẩm vi ainh từ Dự án tới bà con nông dân Tuy Phong, Bình Thuận.
Hội thảo khoa học: “Giải pháp công nghệ vi sinh thay thế kháng sinh trong nuôi tôm”,
huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.

✅ Thử nghiệm thành công các qui trình canh tác theo hướng an toàn và hữu cơ trên các vườn thanh long, sầu riêng, lúa và hồ tiêu. Kiểm soát được các dịch bệnh hại cho cây, tăng mật độ vi sinh vật hữu ích cho đất trồng. Một số sản phẩm đã được công bố hợp chuẩn.

🎉 Đáng chú ý, 06 sản phẩm trên của Dự án đã được thương mại hóa với doanh thu tăng mạnh trong giai đoạn năm 2020 -2022:

💎 Năm 2020: 500.000.000 đồng

💎 Năm 2021: 1.124.500.000 đồng

💎 Năm 2022: 2.821.300.000 đồng

🚩ThS. Nguyễn Văn Minh (chủ nhiệm dự án) chia sẻ: “AgriBiosol là một dự án đầy tâm huyết của cả nhóm cũng như công ty TNHH Midoli; nhìn lại, chúng tôi đã có một chặng đường thật đáng nhớ, đầy trân trọng và không thể nào quên với Quỹ VinIF. Nếu không có tài trợ của VinIF, dự án của chúng tôi khó có những bước phát triển như hiện nay với sự hoàn thiện hơn rất nhiều về cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ, sản phẩm, tài sản trí tuệ. Dự án biết ơn lãnh đạo Tập đoàn Vingroup, Viện nghiên cứu dữ liệu lớn (VinBigdata) đã thành lập VinIF để tiếp lửa cho chúng tôi cũng như các dự án khởi nghiệp ĐMST tại Việt Nam. VinIF cũng thể hiện đổi mới trong phương thức quản lý, thủ tục hành chính, tạo điều kiện để chúng tôi tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những phát sinh trong quá trình làm dự án, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19,… Chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực phát triển dự án cao hơn nữa để tạo ra những sản phẩm hữu ích vì một nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng an toàn, hữu cơ và bền vững. Cũng mong rằng VinIF sẽ tiếp tục đồng hành, tiếp sức cho các nhà khoa học tâm huyết, doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp ĐMST đang từng bước góp sức trong các lĩnh vực để đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Kính chúc Tập đoàn Vingroup, VinBigdata và Quỹ VinIF ngày càng phát triển và thịnh vượng.”

📍Website Dự án: https://biomidoli.com/

Tất cả cảm xúc:87Bạn và 86 người khác

💥💥💥 Dự án Khoa học công nghệ “VAIPE – Hệ thống theo dõi và hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật cho người Việt” (mã số VINIF.2021.DA00128; chủ nhiệm: GS.TS. Đỗ Ngọc Minh; tổ chức chủ trì: VinUniversity) vừa vinh dự nhận được 02 giải thưởng: “ISCN Excellence Awards” và “Best Paper Fanalist Awards”:

⭐️ Giải thưởng danh giá về phát triển bền vững do tổ chức International Sustainable Campus Network (ISCN) trao tặng – ISCN Excellence Awards. Đây là giải thưởng thường niên nhằm tôn vinh những đóng góp xuất sắc trong việc thúc đẩy các chương trình, dự án và sáng kiến bền vững có ảnh hưởng lớn tới cộng đồng.

⭐️ Bài báo: “CADIS: Handling Cluster-skewed Non-IID Data in Federated Learning with Clustered Aggregation and Knowledge Distilled Regularization” được chấp nhận trình bày tại hội thảo quốc tế The 23rd IEEE/ACM International Symposium on Cluster, Cloud and Internet Computing 2023 (CCGRID 2023) và giành giải thưởng Best Paper Finalist Awards. CCGRID 2023 là hội thảo quốc tế xếp hạng A (Rank A).

⭐️ Dự án do Quỹ VinIF tài trợ và phát triển bởi Trung tâm Sức khỏe Thông minh VinUni – Illinois (VISHC) cùng các cộng sự tại Trung tâm BKAI, Đại học Bách khoa Hà Nội. Dự án đề xuất, thiết kế, đánh giá, và triển khai thử nghiệm VAIPE – một hệ thống thông minh ứng dụng AI và IoT, giúp người dùng thu thập, quản lý các dữ liệu liên quan tới sức khoẻ, và hỗ trợ người dùng trong việc chăm sóc sức khỏe cá nhân.

💎💎💎 ISCN bao gồm hơn 100 cơ sở thành viên danh tiếng từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có các trường đại học hàng đầu như Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Princeton, Đại học Pennsylvania… Giám đốc điều hành ISCN – Bà Victoria Smith đánh giá: “VISHC là một dự án thú vị, cung cấp một giải pháp sáng tạo cho vấn đề về sức khỏe và phúc lợi ngày càng tăng của người dân, gắn liền với sự bền vững. Với một phương pháp độc đáo về các công nghệ thông minh, dự án này có tiềm năng để nâng cao nghiên cứu y tế và giảm gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng trên toàn thế giới. Với những cam kết và sáng tạo trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí hướng dẫn và hoạt động của ISCN, tôi hy vọng VISHC sẽ là một dự án truyền cảm hứng cho tất cả mọi người”.

💎💎💎 Hội thảo quốc tế CCGRID 2023 là một diễn đàn hàng đầu để phổ biến và thảo luận về các hoạt động, kết quả nghiên cứu về nhiều chủ đề trong các hệ thống phân tán, từ điện toán cụm và tính toán hiệu năng cao đến điện toán đám mây phân tán rộng và các mô hình điện toán internet mới nổi như Fog và Edge cho IoT và các ứng dụng dữ liệu lớn.

👏👏👏 Chúc mừng GS.TS. Đỗ Ngọc Minh, VinUniversity cùng các thành viên và tổ chức tham gia thực hiện, triển khai Dự án.

🎯🎯🎯 Tạp chí chuyên ngành/Báo chí đăng tin về bài báo và giải thưởng:

1. Bài báo trên CCGRID 2023: https://ccgrid2023.iisc.ac.in/papers/

2. Website VinUniversity: https://vinuni.edu.vn/the-first-vietnamese-university…/….

3. Báo Vietnamnet: https://vietnamnet.vn/vinuni-nhan-giai-iscn-excellence…

4. Báo Tiền Phong: https://tienphong.vn/vinuni-dai-hoc-dau-tien-cua-viet-nam…

(Báo Thanh niên) Thuộc khuôn viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (ĐH Quốc gia TP.HCM), phòng thí nghiệm của PGS-TS Lê Thị Kim Phụng (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu) và cộng sự sở hữu một không gian xanh mát với sự hiện diện của cây xanh. Đó là nơi mà hằng ngày nhà khoa học nữ nuôi dưỡng tâm huyết với con đường tìm kiếm những giá trị tiềm ẩn từ những thứ tưởng như vứt đi: các phế phẩm nông nghiệp, để tạo ra nguồn nhiên liệu sạch, có nguồn gốc sinh học, phù hợp triết lý tôn trọng tự nhiên để phát triển bền vững.

Trước khi quan tâm đến các phế phẩm nông nghiệp như một đề tài khoa học, chị có ký ức nào gắn liền với tâm thức “thương nhớ đồng quê”?

Bố mẹ tôi tuy không phải là nhà nông nhưng suốt tuổi thơ tôi gắn liền với đồng ruộng theo những bước “du canh du cư” của gia đình: hết Biên Hòa tới Phước Long, lại Đồng Nai, Bình Thuận… Ngày đó ở đấy, gần như nhà ai cũng được phân cho một sào đất để cải thiện, trẻ con chúng tôi cứ ngoài giờ học là hào hứng vứt cặp, mải miết ra vườn hái bắp, trỉa đậu. Tới mùa nhổ đậu, học sinh còn được nhà trường cho nghỉ học để giúp ba mẹ thu hoạch, ngày hè thì làm cỏ sân trường, hoặc kéo nhau đi xem người lớn gặt đập lúa. Tôi mê rơm rạ chắc cũng là từ đó…

Ký ức đồng quê trong tôi vì thế luôn là một cái gì đó rất đỗi đầm ấm, thân thương về một thời nghèo mà không thấy cực, khó mà không thấy buồn, chỉ thấy toàn vui là vui.

PGS-TS Lê Thị Kim Phụng cùng nhóm nghiên cứu các sản phẩm aerogel composite và vật liệu khác từ chất thải rắn

Đào Ngọc Thạch

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no/Riêng cái ấm nồng nàn như lửa/Cái mộc mạc lên hương của lúa/Đâu dễ chia cho tất cả mọi người…“. Hẳn chị vẫn còn nhớ cái “hơi ấm ổ rơm” trong bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Duy mà chúng ta từng học? Và rơm rạ đã mang hơi ấm nào tới cho hành trang làm nghề của chị?

Tôi có biết và rất thích bài thơ đó. Hồi đi học, tôi học rất khá môn văn, không hiểu sao về sau lại theo khoa học tự nhiên.

Rơm rạ là thân thuộc, hơi ấm của sự thân thuộc, là nơi mà học trò thôn quê cứ đi học về là có thói quen quẳng cặp lăn vào đụn rơm nào đó bên đường để đùa nghịch; những món ăn ngày bé như miếng cơm cháy, niêu cá kho tiêu… cũng đượm mùi rơm rạ; là khói đốt đồng gợi nhắc quê hương trong ký ức những người con xa quê… Mỗi nông dân có thể nói là một “nhà khoa học”, khi họ luôn nắm bắt được cốt lõi của tự nhiên và luôn biết cách tận dụng những thứ tưởng như bỏ đi: trầu với cau là cả một bài toán dược liệu; rơm rạ khi đốt đồng vừa giúp tạo thêm chất mùn, trả lại mỡ màu cho đất, lại vừa giúp loại bỏ những vi sinh vật có hại cho cây trồng. Nhưng rơm rạ khi đốt lên ở quy mô lớn cũng có thể gây ô nhiễm không khí cho làng quê hay những khu đô thị ven đô vì sản sinh ra một lượng khí thải CO2.

Đó là lúc những nhà khoa học nhiều suy tư về nghề nông như chúng tôi “vào việc”. Rơm rạ, vỏ trấu…, hay rộng hơn là các phế phẩm nông nghiệp, những thứ mà chúng ta vẫn quen vứt đi khi ăn hay chế biến hoa quả: vỏ táo, đài dứa, vỏ dứa, vỏ măng cụt… (trong khi nó chứa tới 70 – 80% hàm lượng, chất kháng ô xy có lợi cho sức khỏe), vừa lãng phí vừa gây áp lực cho môi trường. Những thứ tưởng chừng như vô giá trị đó, khi soi chiếu dưới cái nhìn khoa học, đều có thể cho ra những nguyên liệu sạch để giúp tạo ra những chuỗi sản phẩm có nguồn gốc sinh học – một xu hướng tất yếu khi nguồn nhiên liệu hóa thạch dần cạn kiệt và tạo ra những hệ lụy khôn lường cho môi trường. Bạn có tin rằng một cái đế giày hay lót giày cũng có thể góp phần làm trái đất nóng lên không? Không phải ngẫu nhiên mà các đơn đặt hàng đến từ các thương hiệu giày uy tín của châu Âu đã đưa ra khuyến nghị rằng, tối thiểu phải có 30% nguyên liệu được sử dụng trong mỗi đôi giày phải có nguồn gốc sinh học. Cụ thể, chất liệu silica để sản xuất đế giày, trước đây có nguồn gốc hóa thạch, giờ được yêu cầu phải từ nguồn gốc sinh học…

Suy cho cùng thì cái gì thuộc về thiên nhiên đều phải trả lại cho thiên nhiên. Đường hướng phát triển sản phẩm mà tôi và cộng sự theo đuổi cũng là nằm trong quy luật đó. Bản chất tự nhiên là vậy, việc của chúng ta là trình bày đúng sự thật về nó, đưa tri thức vào để lần ra cốt lõi và gọi đúng tên của nó. Đó là lý do tôi tâm đắc với câu danh ngôn này: “Giá trị của sáng tạo không phải là sự mới mẻ, đó là sự thành thật” (Thomas Carlyle).

Thiên nhiên và khoa học về nó đã dạy chúng ta điều gì?

Mọi cái được sinh ra trên đời này đều có lý do của nó. Đúng như câu thơ nổi tiếng: “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời/Mỗi số phận chứa một phần lịch sử”. Tới giờ này, sau một chặng dài miệt mài tìm kiếm các giá trị bị bỏ qua, tôi tin rằng chẳng có gì trên đời này là thừa cả, nếu như chúng ta biết cách trân trọng nó, gạn lọc những điều tốt đẹp nhất của nó và biết điều hướng nó tới miền sáng cần thiết cho vòng đời tuần hoàn của nó… Khi dạy học trò cách làm ra những sản phẩm giá trị từ những thứ bỏ đi, tôi hạnh phúc trao tới các em một bài học nhỏ: đừng bao giờ bỏ qua những giá trị chưa hiển thị hoặc bị khuất lấp. Giá trị nằm trong chính mắt nhìn và bộ lọc của người dùng. Biết đủ là đủ, nhưng biết thiếu, biết thừa, cũng là đủ!

Chị không ủng hộ những chỉnh sửa lỗi?

Chỉnh sửa lỗi là cần thiết, chẳng hạn trong công nghệ gien, ở một khía cạnh nào đó. Hay như một trong những hướng nghiên cứu của tôi là hiện đại hóa các bài thuốc Đông y, thì bên cạnh tôn trọng những kinh nghiệm dân gian, cũng cần biết loại bỏ những hợp chất không tốt… Nhưng về cơ bản, tôi luôn tâm niệm: hiểu biết về khoa học là để phát triển và vận hành tốt hơn, chứ đừng loại bỏ, đừng làm tự nhiên mất cân bằng, đừng đi ngược những quy luật phát triển của tự nhiên.

PGS-TS Lê Thị Kim Phụng
Đào Ngọc Thạch


Đời sống, nói 
cho cùng, vẫn là phép cân bằng giữa thừa và thiếu. Chị có chắc là không có gì thừa trên đời này?

Thừa thiếu thật ra là vô cùng và luôn là một khái niệm có tính tương đối. 24 giờ với người này là đủ hoặc thừa, nhưng với người kia lại là thiếu, để mà không bao giờ có thời gian chết. Đời sống lúc này vẻ như người ta lo thừa hơn là lo thiếu: trẻ thừa cân, nhà thừa tiện ích, thông tin thừa mứa… Nhưng nếu điềm tĩnh ra, chúng ta sẽ thấy: tận cùng của thừa chính là thiếu. Trong đó, đáng lo nhất là thiếu đi động lực sống, cống hiến và một bộ lọc đủ mạnh để ngăn ngừa được sự tấn công của những “mã độc” vốn đầy rẫy trên mạng cũng như trong đời sống.

Con đường làm khoa học của chị đã bao giờ phải giằng xé giữa thừa và thiếu?

Lúc mới ra nghề, tôi từng thiếu tiền vì lương giảng viên không đủ để trang trải cuộc sống và giúp bố mẹ lo cho hai em lên thành phố ăn học, nên từng buộc lòng phải rời trường, đầu quân cho doanh nghiệp và mất tới 9 tháng sống trong môi trường “việc nhẹ, lương cao” nhưng gần như mất đi hoàn toàn động lực tạo ra cái mới. Kể mà chịu được thiếu tiền, hay thiếu gia đình, quê hương như quãng thời gian sau này tôi du học tại Anh, thì chắc hẳn các lựa chọn cho con đường khoa học của tôi sẽ thẳng hơn và dứt khoát hơn; làm khoa học tập trung hơn, thuận lợi hơn, tại những lab ở nước ngoài vốn đồng bộ về ê kíp, thiết bị cùng quy trình khép kín hoàn hảo từ đầu vào tới đầu ra… Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, 9 tháng làm cho doanh nghiệp ấy tuy có lúc vô vị nhưng cũng không phải là vô nghĩa vì nó giúp mở rộng tầm mắt của mình về đầu ra của những sáng chế, nhu cầu của doanh nghiệp… Và đất nước có đang phát triển, có thiếu những điều kiện cần và đủ, thì mình mới càng có thêm động lực vượt khó, khám phá những khả năng tiềm ẩn ở mình hơn…

Ở vào những thời điểm hoang mang và bế tắc của sáng tạo, chị đã tìm cách “tái sinh” cảm hứng sáng tạo của mình thế nào?

Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, tôi cũng có đôi ba lần “làm lại từ đầu”. Làm nghiên cứu thực nghiệm như bọn tôi, quan trọng nhất là phải có phòng thí nghiệm. Đã đôi lần tôi gầy dựng nhóm nghiên cứu, cơ sở vật chất nghiên cứu rồi bị dịch chuyển, làm lại từ đầu, mua sắm lại từng cái ống nghiệm, đũa khuấy. Đối với tôi mà nói, nó như chim mất tổ. Nản và mất động lực ghê lắm. Mỗi lần như thế, cái còn lại là nội lực tự thân, sức mạnh của trí tuệ, kiến thức và đam mê khoa học. Tôi lại cặm cụi gầy dựng lại và lại thực hiện các dự án tốt hơn, phát triển mạnh hơn. Mình luôn tin vào thế năng càng lớn, động lực càng mạnh – nghĩa là càng thiếu thốn, càng khó khăn thì sức sáng tạo của con người càng mạnh mẽ.

Ngoài những nỗ lực tự thân, sự chung tay của xã hội trong bối cảnh làm nghiên cứu khoa học ở VN có ý nghĩa thế nào?

Dự án VINIF (Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup) đã thực sự giúp nhóm tạo ra một nền tảng nghiên cứu cho định hướng vật liệu aerogel. Việc đầu tư R&D (nghiên cứu và phát triển) ngay tại doanh nghiệp, hoặc tài trợ kinh phí cho các đơn vị làm công tác R&D phát triển các công nghệ nền như VINIF đều góp phần thúc đẩy mạnh sự phát triển khoa học công nghệ của một đất nước.

Có thể tìm thấy triết lý sống nào từ những thuật ngữ chuyên môn đặc thù gắn liền với công việc của chị: công nghệ sấy thăng hoa, kỹ thuật tầng sôi…?

Thể rắn, khi chuyển sang thể khí (thay vì thể lỏng), sẽ đảm bảo cho việc cấu trúc vật liệu được giữ nguyên, ấy là giá trị của công nghệ sấy thăng hoa. Cái cần nhất cho vật liệu cách nhiệt là càng chứa nhiều không khí càng tốt. Khi vật liệu càng rỗng càng nhẹ, bề mặt của nó càng có cơ hội “ghi bàn” nhờ giàu năng lực hấp thu hơn. Xử lý nước thải, sự cố dầu tràn, dệt nhuộm… cần đến những vật liệu có độ rỗng cao là vì vậy. Sự trống rỗng, theo đó, có thể coi như một cơ hội để được lấp đầy, để được thẩm thấu cái mới, cái khác, cái ngoài mình. Làm sáng tạo, với tôi, trước khi được lấp đầy cũng cần lắm, sự trống rỗng hóa mình để mở lòng đón nhận cái mới.

Kỹ thuật tầng sôi cũng mang tới một triết lý khác với cách nghĩ thông thường. Trong 3 trạng thái tồn tại của vật liệu: tĩnh (đứng yên), lôi cuốn (bị đẩy lên), lơ lửng (đẩy lên, rớt xuống, lại được đẩy lên, cứ thế…) thì lơ lửng mới được cho là trạng thái ổn định nhất, vì nó giúp cho vật liệu giữ được độ rỗng ổn định nhất để có cơ hội tiếp xúc nhiều nhất với không khí.

Thường chị có khó ngủ không, trước những thao thức sáng tạo? Giấc mơ nào thường trở đi trở lại?

Vì luôn muốn trải mình rộng ra trên nhiều đầu việc và đa dạng hướng quan tâm, và tương ứng với những định hướng sản phẩm khác nhau sẽ đòi hỏi những khối kiến thức khác nhau; lại thêm cái bệnh cầu toàn… nên rất nhiều khi tôi bị stress, suy giảm trí nhớ… vì luôn cảm thấy không đủ thời gian cho những việc mình muốn làm.

Lại cũng có những đêm mất ngủ vì… nản, khi những tâm huyết sáng tạo của mình khó tìm được đầu ra và điểm chạm với nhà sản xuất và văn hoá doanh nghiệp: cái lợi cho môi trường không tỷ lệ thuận với lợi nhuận của doanh nghiệp, nên đây đó ít nhiều còn lắm nỗi thờ ơ; triết lý phát triển bền vững chưa hẳn đã nhận được sự đồng thuận, đồng hành của cả xã hội và của các nhà hoạch định chính sách để có thể cho ra các giải pháp đồng bộ…

Tôi hay mơ mình bay được lắm. Hoặc đến một con suối có rất nhiều cá, cứ với tay là bắt được nó. Và mỗi lúc mất ngủ, lại luôn tự an ủi mình rằng: “Chúng ta còn triệu đêm để ngủ trong lòng đất”, như ai kia từng nói…

PGS-TS Lê Thị Kim Phụng nhận Giải thưởng Sáng tạo Châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi 2022
NVCC

Bài viết trên Báo Thanh niên

👉Khoa học mở (Open science) là chủ đề quan trọng và có nhiều góc nhìn khác nhau trong thời đại chuyển đổi số khi tri thức nhân loại ngày càng rộng mở và cần được chia sẻ. Khuyến nghị về Khoa học mở của UNESCO định nghĩa: Khoa học mở là một kiến trúc tổng thể bao gồm những sự dịch chuyển và thực thi có mục đích làm cho tất cả tri thức khoa học đa ngôn ngữ trở thành có thể tự do truy cập, sử dụng và tái sử dụng bởi mọi người, nhằm nâng cao sự hợp tác và chia sẻ thông tin vì lợi ích của khoa học, cộng đồng, và mở ra các quy trình kiến tạo, đánh giá và truyền thông tri thức khoa học tới đa dạng các nhóm xã hội.

🇻🇳 Việt Nam đã có những bước đầu quan tâm đến Khuyến nghị này, khi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo “Khoa học mở – Khuyến nghị của UNESCO: Cơ hội và thách thức với Việt Nam” vào ngày 20/10/2021. Đây là khái niệm mới và sẽ cần nhiều thời gian để cộng đồng khoa học nói riêng và xã hội nói chung hiểu hơn về các xu thế trên thế giới và tìm ra các quy chế hợp lý cho chúng ta.

🚩Nhân ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18/05/2023, hưởng ứng tinh thần của UNESCO nhằm lan tỏa nhận thức về khoa học mở trong cộng đồng, Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học (ICRTM) cùng với Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), phối hợp với Trung tâm Vật lý quốc tế (ICP), Trung tâm thông tin – Tư liệu Viện HL KH & CN VN tổ chức Hội thảo với chủ đề:

KHOA HỌC MỞ DƯỚI CÁC GÓC NHÌN

1. Thời gian: 9h00 – 12h00, thứ Năm, ngày 18 tháng 05 năm 2023

2. Địa điểm: Hội trường Hoàng Tụy, Viện Toán học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

3. Chương trình Hội thảo: Hội thảo được tổ chức với nội dung chính là các Bài giảng đại chúng về các chủ đề liên quan đến khoa học mở, được xã hội quan tâm. Đặc biệt, phần Tọa đàm giữa các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau về chủ đề “Khoa học Mở dưới các góc nhìn” sẽ mang đến cho người nghe những quan điểm mới và đầy thú vị.

🌈 Phần Bài giảng đại chúng

💥 𝐵𝑎̀𝑖 𝑔𝑖𝑎̉𝑛𝑔 01: 𝐷𝑢̛̃ 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝐾ℎ𝑜𝑎 ℎ𝑜̣𝑐 𝑀𝑜̛̉ – 𝐺𝑆.𝑇𝑆𝐾𝐻. 𝐻𝑜̂̀ 𝑇𝑢́ 𝐵𝑎̉𝑜.

👉GS.TSKH. Hồ Tú Bảo nghiên cứu và giảng dạy về Trí tuệ nhân tạo (AI), tập trung vào Học máy (machine learning) hơn bốn mươi năm qua. GS từng làm việc tại Viện Công nghệ Thông tin, Viện Khoa học và Công nghệ Tiến tiến Nhật Bản. GS tham gia nhiều sự kiện và hoạt động khoa học quốc tế và là một trong những nhà khoa học đầu ngành. Hiện nay, GS đang công tác tại Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.

💥 𝐵𝑎̀𝑖 𝑔𝑖𝑎̉𝑛𝑔 02: 𝐻𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢 𝑘ℎ𝑜𝑎 ℎ𝑜̣𝑐 ℎ𝑜̣̂𝑖 𝑡𝑢̣ 𝑣𝑎̀ 𝑣𝑎𝑖 𝑡𝑟𝑜̀ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑣𝑎̣̂𝑡 𝑙𝑦́ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑠𝑖𝑛ℎ ℎ𝑜̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑛 ℎ𝑜́𝑎 – 𝐺𝑆.𝑇𝑆. 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂̃𝑛 𝑇ℎ𝑒̂́ 𝑇𝑜𝑎̀𝑛.

👉GS.TS. Nguyễn Thế Toàn có thành tích nghiên cứu rất thành công khi đã xuất bản nhiều báo cáo chuyên ngành trên các tạp chí uy tín hàng đầu thế giới: Nature, Physical Review Letter, Review of Modern Physics, ba cuốn sách viết chung ở các nhà xuất bản nổi tiếng Princeton University Press, Oxford University Press, và Wiley. Hiện nay, GS đang là trưởng Khoa Vật lý, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

💥 𝐵𝑎̀𝑖 𝑔𝑖𝑎̉𝑛𝑔 03: 𝐾ℎ𝑜𝑎 ℎ𝑜̣𝑐 𝑚𝑜̛̉: 𝑔𝑜́𝑐 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑙𝑖̣𝑐ℎ 𝑠𝑢̛̉, 𝑘ℎ𝑢𝑦𝑒̂́𝑛 𝑛𝑔ℎ𝑖̣ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑈𝑁𝐸𝑆𝐶𝑂, 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚 – 𝐶ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑔𝑖𝑎 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂̃𝑛 𝑉𝑜̃ 𝐻𝑢̛𝑛𝑔.

👉Chuyên gia Nguyễn Võ Hưng là nghiên cứu viên chính tại Viện Chiến lược và Chính sách KHCN, thuộc Học viện KHCN và ĐMST, Bộ KH&CN, có bằng Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1993 và Đại học Lancaster, Anh vào năm 1997. Đặc biệt, chuyên gia đã tham dự phiên họp chuyên gia liên chính phủ về góp ý xây dựng Dự thảo Khuyến nghị khoa học mở của UNESCO. Đến với Hội thảo, chuyên gia sẽ chia sẻ về các khía cạnh liên quan đến chính sách cho một nền khoa học mở phát triển tại Việt Nam.

🌈 Phần Tọa đàm

🎯Chuyên mục Tọa đàm với các khách mời: GS.TSKH. Hồ Tú Bảo, GS.TS. Nguyễn Thế Toàn, Chuyên gia Nguyễn Võ Hưng, PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương, TS. Nguyễn Nhật Quang, Chuyên gia Nguyễn Trọng Khánh.

✅Chuyên gia Nguyễn Trọng Khánh: Trưởng phòng Hạ tầng và Dữ liệu số, Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin & Truyền thông. Trong nhiều năm qua, chuyên gia chủ trì trong việc xây dựng chính sách, quản lý nhà nước về dữ liệu trong phát triển chính phủ số, xúc tiến thúc đẩy dữ liệu mở của cơ quan nhà nước phục vụ người dân, doanh nghiệp.

✅TS. Nguyễn Nhật Quang: Viện trưởng Viện khoa học và công nghệ VINASA, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần công nghệ phần mềm Hài Hòa. Hoạt động chính hiện nay của TS bao gồm nghiên cứu và giảng dạy về chuyển đổi số và đô thị thông minh, tư vấn chính sách chuyển đổi số các tổ chức nhà nước và tư nhân.

👉Chuyên mục tọa đàm “Khoa học mở dưới các góc nhìn” với sự góp mặt của đa dạng khách mời, từ các chuyên gia hoạch định chính sách đến từ Bộ KHCN, Bộ TTTT, các nhà quản lý và chuyên gia đến từ doanh nghiệp đến các nhà khoa học có uy tín ở Việt Nam đến từ các Viện nghiên cứu, hứa hẹn sẽ mang đến cho người nghe những khía cạnh, quan điểm và ý kiến đa chiều về Khoa học mở – một khái niệm, lĩnh vực đang còn rất mới mẻ, nhận được nhiều sự quan tâm nhưng cũng không ít tranh luận. Các diễn giả sẽ trả lời và trao đổi với các câu hỏi, các phản biện từ tất cả đại biểu tham dự trực tiếp cũng như thông qua kênh trực tuyến ngay tại sự kiện.

📍 Bài viết đưa tin về sự kiện: https://kienthuc.net.vn/…/khoa-hoc-mo-duoi-cac-goc-nhin…

#Ngaykhoahoccongnghe

#khoahoccongnghe

#Khoahocmo

#Openscience

#VINIF#ICRTM#VAST#ICP#UNESCO

👉 Hưởng ứng tinh thần của UNESCO nhằm lan tỏa nhận thức về khoa học mở trong cộng đồng, Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học (ICRTM) phối hợp với Trung tâm Vật lý Quốc tế (ICP), Trung tâm Thông tin – Tư liệu và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) tổ chức Hội thảo với chủ đề: “KHOA HỌC MỞ DƯỚI CÁC GÓC NHÌN”

🚩Sự kiện với sự tham gia của các giáo sư uy tín, các chuyên gia hoạch định chính sách từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, và đại diện doanh nghiệp sẽ giới thiệu những khái niệm mới về Khoa học mở cùng các đặc điểm, lợi ích và các tiêu chí của nó: dữ liệu mở, hệ thống xuất bản mở, hạ tầng khoa học mở, nguồn lực giáo dục mở, phần cứng mở, phần mềm mã nguồn mở, tính mở đối với đa dạng hóa kiến thức, đánh giá mở và sự tiếp cận mở của các nhóm xã hội.

☘️ Ba bài giảng đại chúng sẽ giới thiệu các chủ đề quan trọng của Khoa học mở.

👉 Đặc biệt, trong phần Tọa đàm Mở các chuyên gia sẽ trả lời trực tiếp các câu hỏi của khán giả về chủ đề rất thời sự này nhằm mang đến cho người nghe những quan điểm và góc nhìn khác nhau.

📌 Thời gian: 9h00 – 12h00, thứ Năm, ngày 18 tháng 05 năm 2023.

📌 Địa điểm: Hội trường Hoàng Tụy, Viện Toán học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

📌 Thành phần tham dự:

– Đại diện Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

– Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ;- Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Đại diện Ủy ban UNESCO;- Lãnh đạo Viện Toán học, Viện Vật lý cùng các Viện, Trường khác;

– Lãnh đạo Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học (ICRTM), Trung tâm Vật lý Quốc tế (ICP);

– Lãnh đạo Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF);

– Lãnh đạo Trung tâm Thông tin – Tư liệu (ISI-VAST);

– Đại diện các cơ quan có liên quan khác;

– Các nhà khoa học, các bạn trẻ quan tâm đến Khoa học Mở.

📌 Chương trình Hội thảo:

💎 Bài giảng đại chúng:

– Bài giảng 01: Dữ liệu Khoa học Mở – GS.TSKH. Hồ Tú Bảo.

– Bài giảng 02: Vật lý trong sinh học tiến hóa – GS.TS. Nguyễn Thế Toàn.

– Bài giảng 03: Chuyên gia Nguyễn Võ Hưng.

💎 Chuyên mục Tọa đàm với các khách mời: GS.TSKH. Hồ Tú Bảo, GS.TS. Nguyễn Thế Toàn, Chuyên gia Nguyễn Võ Hưng, PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương, TS. Nguyễn Nhật Quang, Chuyên gia Nguyễn Trọng Khánh.

📌 Các chuyên gia, diễn giả:

– GS.TSKH. Hồ Tú Bảo: Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu, Viện Nghiên cứu Cao cấp về toán.

– GS.TS. Nguyễn Thế Toàn: Trưởng Khoa Vật lý, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

– Chuyên gia Nguyễn Võ Hưng: Trưởng ban Chính sách Đổi mới sáng tạo, Học viên Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ.

– PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương: Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Toán học Quốc tế (UNESCO), Viện Toán học – VAST; GĐ ĐH Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF.

– TS. Nguyễn Nhật Quang: Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ VINASA, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Công nghệ Phần mềm Hài Hòa.

– Chuyên gia Nguyễn Trọng Khánh: Trưởng phòng Hạ tầng và Dữ liệu số, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông.

🚩 Ngoài ra, tại sự kiện sẽ có trưng bày một số mô hình tính toán và sách báo khoa học thường thức.

🌺 Hân hạnh được đón tiếp các quý vị đại biểu tại Sự kiện!

👉“LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO, LẮP RÁP LÀ TIỀN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỂ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PIN SẠC LI-ION TRONG TƯƠNG LAI”

🌎🌎🌎 Xu hướng phát triển pin lithium-ion (Li-ion) ứng dụng trong các thiết bị tiêu thụ điện là tất yếu trên thế giới và Việt Nam. Việc nghiên cứu làm chủ công nghệ, dây chuyền lắp ráp pin sạc Li-ion và tiến tới xây dựng mô hình sản xuất công nghiệp đặt ra vai trò rất quan trọng của những nhà khoa học, các tổ chức và doanh nghiệp đồng hành. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang dần làm chủ công nghiệp sản xuất xe điện với những lợi ích môi trường to lớn, tiết giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, việc tự chủ sản xuất pin sạc Li-ion đóng vai trò cốt lõi để có thể bắt kịp thế giới về công nghệ, hàm lượng tri thức và các giá trị kinh tế bền vững.

🔋🔋🔋 Dự án “Ứng dụng quy trình tổng hợp vật liệu điện cực từ vỏ trấu để sản xuất thử nghiệm pin sạc Li-ion 4V dạng cúc áo (coin cell) và dạng túi (pouch cell)” do PGS.TS. Lê Mỹ Loan Phụng làm chủ nhiệm (CNDA) và trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (đơn vị chủ trì) được thực hiện từ năm 2020, đến nay đã nghiệm thu thành công. Dự án nhằm nghiên cứu chế tạo, lắp ráp các loại pin sạc với kiểu dáng khác nhau từ những vật liệu tự tổng hợp được trong nước, đặc biệt là sử dụng nguyên liệu chế tạo điện cực từ vỏ trấu – một phụ phẩm nông nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam.

🎯Sau hai năm triển khai, dự án đã đạt được những kết quả nổi bật như sau:

🔹Công bố 05 công trình nghiên cứu có chất lượng cao trên các tạp chí quốc tế, trong đó có 03 bài thuộc tạp chí Q1, 02 bài thuộc tạp chí Q2, đóng góp chung vào sự phát triển công nghệ sản xuất pin Li-ion trên thế giới;

🔹Công bố 04 công trình nghiên cứu trên tạp chí cấp quốc gia;

🔹Sáng chế về quy trình lắp ráp pin sạc Li-ion từ vỏ trấu: 01 sáng chế đã có quyết định chấp nhận đơn;

🔹Sản xuất ở quy mô phòng thí nghiệm và tiến tới sản xuất ở quy mô pilot vật liệu chế tạo điện cực pin sạc Li-ion từ vỏ trấu;

🔹Sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm thành công 50 pin sạc dạng cúc áo CR-2032, 50 pin sạc dạng túi (pouch cell);

🔹Các kết quả nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm, quy trình và bảng đánh giá đã được hội đồng chuyên gia đầu ngành thẩm định.

💥Kết quả nghiên cứu của dự án đã tạo cơ sở cho sự phát triển các sản phẩm công suất nhỏ, gọn sử dụng pin sạc Li-ion như nguồn điện cung ứng: các thiết bị y tế (máy trợ thính, máy hỗ trợ tim, áo chống cháy thông minh), nguồn dự phòng ứng dụng trong thiết bị điện tử (máy tính) v.v.

👉PGS.TS. Lê Mỹ Loan Phụng (CNDA) chia sẻ: “Sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực xe điện những năm gần đây đã thúc đẩy công nghệ pin sạc Li-ion cải tiến không ngừng để đáp ứng các tiêu chí về giá thành, an toàn và tính bền vững. Nghiên cứu tạo ra vật liệu điện cực cho pin sạc từ vỏ trấu là một giải pháp giúp giảm giá thành của pin sạc, thông qua tận dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp để tạo ra sản phẩm ứng dụng có giá trị cao. Đây là tiền đề quan trọng đánh dấu sự phát triển của công nghệ chế tạo và lắp ráp pin sạc Li-ion tại Việt Nam. CNDA đã nghiên cứu về lĩnh vực pin sạc từ năm 2010 và ấp ủ dự định phát triển, tự chủ công nghệ sản xuất, lắp ráp và ứng dụng tại Việt Nam từ nhiều năm nay. Thông qua chương trình tài trợ Dự án Khoa học Công nghệ của Quỹ Đổi mới Sáng tạo VinGroup (VINIF), dự án đã có một bước tiến lớn để hiện thực hóa các ý tưởng phát triển từ phòng thí nghiệm. Đồng thời, nhiều cơ hội trong việc hợp tác với các doanh nghiệp để thương mại hóa sản phẩm cũng được mở ra.”

👏👏👏 Xin chúc mừng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM và nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Lê Mỹ Loan Phụng!!!

🚩Tìm hiểu thêm về dự án tại đây: https://vinif.org/annual/vinif-2020-ncud-da039-ung-dung-quy-trinh-tong-hop-vat-lieu-dien-cuc-tu-vo-trau-de-san-xuat-thu-nghiem-pin-sac-li-ion-4-v-dang-cuc-ao-coin-cell-va-dang-tui-pouch-cell/

Tại sự kiện Ngày Toán học quốc tế 2023: “Toán học cho mọi người” do Viện Toán học, Trung tâm Toán Unesco, Tạp chí Pi và Trung tâm Thông tin – Tư liệu phối hợp đồng tổ chức, TS. Nguyễn Quý Hà đã trình bày Bài giảng đại chúng “Toán học đằng sau các mô hình trí tuệ nhân tạo”.

✨ Bài giảng đã giới thiệu một số khái niệm toán học cơ bản được sử dụng trong các mô hình trí tuệ nhân tạo (TTNT) hiện đại như kiến trúc mạng nơ-ron, hàm tổn thất, phương pháp tối ưu. Đặc biệt, bài giảng đã gợi ý một số hướng nghiên cứu mở để tạo cơ sở toán học cho TTNT. “𝑁ℎ𝑢̛ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̃ 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡, 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑣𝑢̛̀𝑎 𝑞𝑢𝑎 𝑇𝑇𝑁𝑇 đ𝑎̃ 𝑐𝑜́ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑏𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑡𝑟𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑙𝑜̛́𝑛. 𝑉𝑒̂̀ 𝑚𝑎̣̆𝑡 𝑢̛́𝑛𝑔 𝑑𝑢̣𝑛𝑔, 𝑇𝑇𝑁𝑇 đ𝑎̃ 𝑡𝑎̣𝑜 𝑟𝑎 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑡 𝑡𝑜𝑎́𝑛 𝑐ℎ𝑎̣𝑦 𝑟𝑎̂́𝑡 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑞𝑢𝑎̉. 𝑇𝑢𝑦 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛, 𝑡𝑎̣𝑖 𝑠𝑎𝑜 𝑇𝑇𝑁𝑇 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑞𝑢𝑎̉ 𝑣𝑎̀ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑛𝑎̀𝑜 đ𝑒̂̉ 𝑛𝑜́ 𝑙𝑢𝑜̂𝑛 𝑙𝑢𝑜̂𝑛 𝑐ℎ𝑎̣𝑦 đ𝑢́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑎́𝑐 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢 𝑙𝑦́ 𝑡ℎ𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑡𝑜𝑎́𝑛 ℎ𝑜̣𝑐 𝑐ℎ𝑎̣̆𝑡 𝑐ℎ𝑒̃ ℎ𝑜̛𝑛” TS. Hà chia sẻ.

🔰 Dựa trên bài báo nghiên cứu “The Mathematics of Artificial Intelligence” của tác giả Gitta Kutyniok, TS. Hà cũng đưa ra 04 hướng nghiên cứu có thể tạo ra cơ sở toán học cho TTNT. Đó là:

❓ 𝑇𝑖́𝑛ℎ 𝑏𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑑𝑖𝑒̂̃𝑛 (𝐸𝑥𝑝𝑟𝑒𝑠𝑠𝑖𝑣𝑖𝑡𝑦): Lượng hóa khả năng xấp xỉ một lớp hàm số nào đó của các kiến trúc mạng nơ-ron khác nhau?

❓ 𝐾ℎ𝑎̉ 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 ℎ𝑜̣𝑐 (𝐿𝑒𝑎𝑟𝑛𝑖𝑛𝑔): Khi nào và tại sao các phương pháp tối ưu như SGD lại hội tụ đến một cực trị địa phương “tốt”?

❓ 𝐾ℎ𝑎̉ 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑡𝑜̂̉𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎́𝑡 ℎ𝑜́𝑎 (𝐺𝑒𝑛𝑒𝑟𝑎𝑙𝑖𝑧𝑎𝑡𝑖𝑜𝑛): Khi nào và tại sao các mô hình Ai có khả năng tổng quát hóa tốt trên dữ liệu mới mà không bị overfit?

❓ 𝑇𝑖́𝑛ℎ 𝑔𝑖𝑎̉𝑖 𝑡ℎ𝑖́𝑐ℎ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 (𝐸𝑥𝑝𝑙𝑎𝑖𝑛𝑎𝑏𝑖𝑙𝑖𝑡𝑦): Mô hình Ai rút ra một kết luận dựa trên các đặc điểm nào của input?

TS. Nguyễn Quý Hà trình bày bài giảng “Toán học đằng sau các mô hình trí tuệ nhân tạo”

👉 Để trả lời các câu hỏi như trên, vai trò của Toán học là rất quan trọng. Các hướng nghiên cứu trên sẽ giúp giải thích và phát triển các mô hình TTNT hơn nữa. Bài giảng đại chúng của TS. Nguyễn Quý Hà đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, thảo luận từ các nhà toán học và nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

✨ Chi tiết bài giảng và phần thảo luận, bạn đọc vui lòng xem tại đây: https://www.facebook.com/bantin.khcn/videos/892597308478974/

🌏 𝐓𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧 𝐝𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐠𝐢𝐚̉:

✨ TS. Nguyễn Quý Hà hiện đang giữ chức vụ Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, kiêm Giám đốc Khối Công nghệ Phân tích hình ảnh VinBigData. Tại đây, anh phụ trách nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thị giác máy tính. Trước khi gia nhập Vingroup, TS. Hà làm việc tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel (Nay là Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel) với vai trò kỹ sư cao cấp về xử lý tín hiệu. Anh đã công bố 46 bài báo khoa học trên các tạp chí và tại các hội nghị hàng đầu thế giới về Xử lý ảnh và xử lý tín hiệu.

✨ TS. Nguyễn Quý Hà tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên ngành Toán học; lấy bằng Thạc sĩ tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT); bằng Tiến sĩ tại Đại học Illinois, Urbana-Champaign, Hoa Kỳ, đều về chuyên ngành Kĩ thuật điện và máy tính. Tiến sĩ cũng có 03 năm làm nghiên cứu hậu tiến sĩ tại đại học EPFL, Thụy Sĩ.

——☘️—————☘️————–☘️———

🔰 “Toán học đằng sau các mô hình trí tuệ nhân tạo” là một trong 02 bài giảng đại chúng nằm trong sự kiện “Toán học cho mọi người” nhằm hưởng ứng Ngày Toán học quốc tế 2023. Sự kiện đã diễn ra với chung kết cuộc thi “Bài giảng và bài viết về Toán học, mang tên Hoàng Tụy”, 02 bài giảng đại chúng và 02 nội dung xuyên suốt toàn sự kiện gồm Hội chợ và Triển lãm sách của Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Alpha Book; Triển lãm poster Mathematical Moments.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

🔰 Sự kiện được livestream trực tiếp trên trang Fanpage Viện Toán học – Institute of Mathematics

https://www.facebook.com/vientoanhoc (VAST),

Facebook Bản tin KHCN của Trung tâm Thông tin – Tư liệu: https://www.facebook.com/bantin.khcn.

Nguồn ảnh: Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Viện Hàn lâm KHCNVN.

🌏 Dự án “Một số hướng mới của Giải tích điều hòa, Tối ưu và Điều khiển với ứng dụng vào phân tích dữ liệu và công nghiệp” do PGS. TSKH. Huỳnh Văn Ngãi (chủ nhiệm dự án) và Trường Đại học Quy Nhơn (tổ chức chủ trì) thực hiện vừa được nghiệm thu thành công sau ba năm triển khai.

👉 Dự án nhằm giải quyết một số bài toán trong các lĩnh vực Giải tích và Toán học ứng dụng: Giải tích điều hòa hiện đại với ứng dụng trong xử lý tín hiệu; phát triển các thuật toán tối ưu để giải các bài toán tối ưu không lồi thực tế xuất hiện trong khoa học dữ liệu, khai phá dữ liệu, học máy và những lĩnh vực khác của khoa học ứng dụng; nghiên cứu thiết lập cách tiếp cận mới và hữu hiệu cho bài toán điều khiển số cho các hệ có kết nối mạng và ứng dụng các kết quả đạt được cho một số bài toán điều khiển thực tế trong tự động hóa, mạng robot, mạng hạ tầng, v.v.

Nhóm dự án tổ chức các buổi seminar chuyên môn.

👉 Sau ba năm triển khai, dự án đã hoàn thành và được nghiệm thu với những kết quả như sau:

🔹 09 bài báo được công bố trên các tạp chí chuyên ngành thuộc danh mục ISI, xếp hạng Q1 và Q2, trong đó có một số bài nằm trong top 3% của lĩnh vực nghiên cứu.

🔹 Hướng dẫn 03 nghiên cứu sinh ngành Toán bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Quy Nhơn.

🔹 Hướng dẫn 10 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Toán học với xếp loại Xuất sắc.

👉 PGS. TSKH. Huỳnh Văn Ngãi, chủ nhiệm dự án, chia sẻ: “Ranh giới giữa toán học lý thuyết và toán học ứng dụng ngày càng trở nên mờ nhạt, không dễ để phân định rạch ròi. Nhiều thành tựu của toán học trước đây được coi là thuần túy lý thuyết, đã tìm thấy nhiều ứng dụng sâu sắc trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ; ngược lại, nhiều vấn đề xuất hiện trong các bài toán mang tính thực tiễn là động lực thúc đẩy cho những nghiên cứu mới về mặt lý thuyết. Điều đó như một sự trở về nguồn gốc ban đầu của toán học, là một sự thống nhất, tác động tương hổ giữa lý thuyết và ứng dụng. Dự án nghiên cứu của chúng tôi thuộc vào ba lĩnh vực của giải tích và toán học ứng dụng: tối ưu, điều khiển và giải tích điều hòa. Những vấn đề nghiên cứu của dự án là những vấn đề toán học xuất phát từ những bài toán thực tiễn thuộc các lĩnh vực machine learning, xử lý ảnh và tự động hóa, bao hàm trong chúng cả hai phương diện lý thuyết và ứng dụng. Những kết quả đạt được của dự án là sự đóng góp khoa học ý nghĩa vào các lĩnh vực nghiên cứu nói trên. Chương trình tài trợ dự án khoa học công nghệ thường niên của Quỹ VINIF cho các nhà khoa học Việt Nam là một sự đóng góp rất đáng kể, là động lực thúc đẩy sự phát triển nền khoa học và công nghệ nước nhà trong điều kiện hiện nay.”

📌 Để tìm hiểu thông tin về dự án, vui lòng xem tại: