Hội thảo ứng dụng dược lý học di truyền trong lâm sàng

? Dược lý học di truyền là lĩnh vực nghiên cứu về cơ chế tương tác giữa thuốc và các gen di truyền. Đây được coi là công cụ quan trọng giúp dự phòng nguy cơ phản ứng có hại của thuốc trong điều trị, thông qua việc cho phép lựa chọn thuốc hoặc liều lượng phù hợp, dựa trên khả năng chuyển hóa được quy định bởi yếu tố di truyền của mỗi cá nhân. Dù được coi là một phương pháp hữu hiệu của y học cá thể hoá nhưng ứng dụng của nó trong môi trường chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam còn khá mới mẻ và hạn chế.

? Vậy thực trạng phản ứng có hại của thuốc trong y học thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng hiện nay như thế nào? Làm thế nào để triển khai hiệu quả ứng dụng dược lý di truyền trong giảm thiểu phản ứng có hại đồng thời tối ưu lợi ích kinh tế cho bệnh viện? Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng Dược lý học di truyền trong lâm sàng” tổ chức bởi Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và Công ty Cổ phần GeneStory, sẽ mang tới câu trả lời cho Quý vị quan tâm.

? Đặc biệt, Hội thảo có sự tham gia của Giáo sư di truyền học George Patrinos – Giám đốc Khoa học của tổ chức Golden Helix Foundation. Ông cũng đồng thời là Tổng biên tập Tạp chí Dược lý di truyền của Nature, đồng Chủ tịch mạng lưới hợp tác y học hệ gen toàn cầu (Global Genomic Medicine Collaborative – G2MC).

? GS. Patrinos là tác giả của hơn 250 công bố được bình duyệt và đăng trên các tạp chí khoa học hàng đầu, như Nature Genetics, Nature Rev Genet, Nucleic Acids Res… và là khách mời danh dự tại nhiều hội nghị quốc tế danh tiếng. Với hơn 10 năm nghiên cứu chuyên sâu cộng với kinh nghiệm triển khai ứng dụng Dược lý di truyền tại nhiều nơi trên thế giới, GS. Patrinos chính là người đã tham gia dẫn dắt và định hướng cho đội ngũ khoa học của GeneStory ngay từ những ngày đầu triển khai dự án.

? Các diễn giả chính của buổi Hội thảo:

• GS. George Patrinos – Giáo sư Dược lý Di truyền, Giám đốc Khoa học của tổ chức Golden Helix Foundation (Anh), Tổng biên tập tạp chí Dược lý học di truyền của Nature, đồng Chủ tịch mạng lưới hợp tác y học hệ gen toàn cầu (Global Genomic Medicine Collaborative – G2MC)

• PGS. TS. Phùng Thanh Hương – Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Đại học Dược Hà Nội• TS. Nguyễn Văn Đĩnh – Giám đốc khối Dược – Hệ thống Y tế Vinmec

? Tọa đàm với sự tham gia của TS. Võ Sỹ Nam – Giám đốc Khoa học, đồng sáng lập GeneStory (chủ tọa), GS. George Patrinos và các GS, TS đầu ngành của lĩnh vưc dược lý và di truyền đên từ các cơ quan y tế đầu ngành như Đại học Dược Hà Nội, Bệnh viện Quân y 108, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec,..

• TS. Võ Sỹ Nam – Giám đốc Khoa học, đồng sáng lập GeneStory (Chủ tọa)

• GS. George Patrinos – Giáo sư Dược lý Di truyền, Giám đốc Khoa học của tổ chức Golden Helix Foundation (Anh), Tổng biên tập tạp chí Dược lý học di truyền của Nature, đồng Chủ tịch mạng lưới hợp tác y học hệ gen toàn cầu (Global Genomic Medicine Collaborative – G2MC)

• Đại tá PGS.TS. Lê Hữu Song – Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm & các bệnh nhiệt đới – Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108

• PGS. TS. Phùng Thanh Hương – Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Đại học Dược Hà Nội

• PGS. Vũ Đình Hòa – Phó Giám đốc trung tâm DI & ADR

• TS. DS Phan Quỳnh Lan – Giám đốc khối Dược – Hệ thống Y tế Vinmec kiêm Trưởng khoa DượcCùng sự góp mặt của đại diện cấp cao của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Công ty Cổ phần GeneStory cũng như các nhà khoa học và y bác sĩ đến từ các bệnh viện đầu ngành trong cả nước.

—–

⏰ Thời gian: 09:00 – 11:30, Thứ Ba (ngày 26/07/2022)

? Livestream trên fanpage GeneStory và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF)

? Theo dõi thêm thông tin về sự kiện tại: https://fb.me/e/lCLMkZpYb

#VINIF#GeneStory#Vinmec#GeneticTesting#giaimagen#xetnghiemgen#phantichDNA#tacdungphucuathuoc#adversedrugreaction#pharmacogenomics

Tags:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Hệ SIR: Từ lý thuyết đến ứng dụng”

Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) cùng Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM)

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Nghiên cứu cơ bản vẫn luôn là một phần quan trọng

(Báo Khoa học & Phát triển) Sự ra đời của hai Trung tâm Quốc tế Đào tạo