Toạ đàm và ra mắt cuốn sách “Ả Đào – một khảo cứu về lịch sử và hệ Âm luật”

Địa điểm tổ chức
Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, số 32 Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
Đơn vị tổ chức
Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam & Công ty CP Sách Omega Việt Nam

Ngày 06/04, tại Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, số 32 Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội đã diễn ra buổi Toạ đàm và ra mắt Cuốn sách Ả Đào – một khảo cứu về lịch sử và hệ Âm luật của Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền.

Quang cảng buổi Tọa đàm và ra mắt sách “Ả Đào – một khảo cứu về lịch sử và hệ Âm luật”

Tham dự buổi toạ đàm, về phía Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VHNTQGVN) có PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng, các cán bộ cùng tham gia và tạo nên sự thành công của cuốn sách Ả Đào, các cán bộ hiện đang công tác tại Viện; Cùng nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các ca nương, câu lạc bộ ca trù, sinh viên các trường đại học… từ các tỉnh thành trong cả nước về tham dự.

Về phía các đơn vị đồng tổ chức: Công ty CP Sách Omega Việt Nam có bà Trần Thị Hoài Phương – Giám đốc; PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương, Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF). Ngoài ra còn có nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, người đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong quá trình lập hồ sơ để UNESCO công nhận Ả đào là di sản văn hóa Phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Cuốn sách “Ả đào – Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” của Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, Ông là người có nhiều cống hiến cho việc phục dựng và nghiên cứu chuyên sâu âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Trong hành trình nghiên cứu và tìm tòi khám phá những ngóc ngách bí ẩn của lịch sử âm nhạc dân tộc, ông đã có những đóng góp đáng kể, đặc biệt là đối với Ả đào và Cồng chiêng Tây Nguyên – cả hai đều được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Gần một thập kỷ, với sự ủng hộ của các tổ chức và cá nhân luôn quan tâm tới việc bảo tồn và phát huy di sản Ca trù trong đời sống đương đại, đặc biệt, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền chủ nhiệm 02 dự án thuộc Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa: “Bảo tồn và phát huy di sản Ca trù tại thành phố Hà Nội” được bắt đầu tiến hành thực hiện từ năm 2017 với mục tiêu tập huấn nhạc Ả đào cổ điển theo phương pháp tiếp cận mới và “Hiệu chỉnh khuôn thước, âm luật và bài bản tại các CLB Ca trù Hải Phòng”, thực hiện năm 2020.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương nhấn mạnh, sau các dự án tập huấn, những nghiên cứu ứng dụng đã được tác giả chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện, cuối năm 2022 khi công trình nghiên cứu đến những trang cuối và NNC Bùi Trọng Hiền gần như kiệt sức… đã được Lãnh đạo Viện VHNTQGVN và các đồng nghiệp động viên xuất bản sách. Thời gian đó có nhiều khó khăn, nhiều sự lựa chọn cuối cùng NNC Bùi Trọng Hiền đã lựa chọn Công ty cổ phần sách Omega Việt Nam, cùng sự hỗ trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup. Và ngày hôm nay, với tâm huyết và kinh nghiệm của Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cùng sự hỗ trợ của nhiều bạn bè, đồng nghiệp như ThS Nguyễn Tuấn Anh, ThS Bùi Thị Kim Phương, đối tác như công ty Truyền thông Bi Bi (Bi Bi Media)…, cuốn sách đã đến với đông đảo độc giả.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương tin tưởng cuốn sách “Ả đào – Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu cũng như những người thực hành nghề. Sau cuốn sách này, Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền tiếp tục cống hiến và ra mắt nhiều công trình khác về lĩnh vực âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam trong thời gian tới.

PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương, Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) phát biểu tại sự kiện

Tại Toạ đàm, PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương, Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) – quỹ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhằm mục đích tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam cũng chia sẻ sự đồng hành trong quá trình ra mắt cuốn sách của NNC Bùi Trọng Hiền.

Chương trình Toạ đàm diễn ra dưới điều phối của Bà Trần Thị Hoài Phương – Giám đốc Công ty Omega Plus cùng các Diễn giả: Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền – Tác giả cuốn sách và Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan.

Bùi Trọng Hiền - người “giải mã" được bí ẩn hệ âm luật Ả đào: “Người ta say sưa đàn phô mà họ không biết"- Ảnh 2.
Ảnh từ trái sang: Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, tác giả Bùi Trọng Hiền (giữa) tại sự kiện ra mắt sách.

Toạ đàm sôi nổi với những câu hỏi được đặt ra cho các diễn giả và những trả lời, giải đáp của diễn giả đã mang đến cho các vị khách, các độc giả những góc nhìn khác nhau về khía cạnh nghiên cứu âm nhạc cổ truyền dân tộc mà cuốn sách “Ả đào – Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” có đề cập đến: Vẻ đẹp, nét độc đáo của hát ả đào được thể hiện thế nào qua tiến trình lịch sử từ khi xuất hiện, thoái trào, đến khi trở lại đầy mạnh mẽ và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và trong thời gian gần đây?; Những khó khăn, góc khuất trong công cuộc nghiên cứu, bảo tồn hát Ả đào nói riêng và các loại hình âm nhạc dân tộc nói chung?…

Cuốn sách “Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” là công trình nghiên cứu tâm huyết cả cuộc đời của nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Bùi Trọng Hiền đã dành nhiều năm trời đi lại, ghi chép, thu âm… từ các nghệ nhân cao niên. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích để những người trong nghề lấy đó làm quy chuẩn cho các công trình nghiên cứu sâu vào các khía cạnh lịch sử, không gian văn hóa và hệ âm
luật của chính loại hình nghệ thuật cổ truyền này.

Nội dung sách chia làm 7 phần:

  • Phần 1: Không gian văn hóa – chức năng xã hội và những hình thức biểu hiện của
    nghệ thuật Ả đào
  • Phần 2: Khổ phách – khổ đàn
  • Phần 3: Cung điệu nhạc Ả đào
  • Phần 4: Hình thức – cấu trúc bài bản
  • Phần 5: Nghệ thuật trống chầu
  • Phần 6: Nhà hát Cô đầu – Góc nhìn lịch sử văn hóa
  • Phụ lục ảnh: 14 trang ảnh tư liệu đào kép thế kỷ 20 (in màu sắc nét)./.

Một số hình ảnh khác tại sự kiện:

2cbce738168f24a975b303cec5f0b6d7.jpeg
Cuốn sách được xem là công trình nghiên cứu cơ bản về nghệ thuật ca trù.
Bùi Trọng Hiền - người “giải mã" được bí ẩn hệ âm luật Ả đào: “Người ta say sưa đàn phô mà họ không biết"- Ảnh 1.
Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền – tác giả cuốn sách “Ả đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật”
Có thể là hình ảnh về 11 người, loa, đám đông và văn bản
Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền giới thiệu về lịch sử ca trù
Có thể là hình ảnh về 5 người, kèn oboe, đàn violin, sáo, kèn clarinet và văn bản
Tiết mục biểu diễn ca trù tại sự kiện
Có thể là hình ảnh về 9 người và cái bục

Hãy cùng tìm hiểu thêm về chương trình thông qua các bài viết sau đây:

Báo Tiền phong: Những phát hiện rúng động về ả đào (tienphong.vn)

Báo Tuổi trẻ: Bùi Trọng Hiền muốn giải oan cho các cô đầu – Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

Báo Tuổi trẻ: Cuộc điền dã lớn nhất lịch sử đưa ca trù thành di sản thế giới – Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

Báo VOV2: “Ả Đào – một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” – góp phần tường minh một di sản | VOV2.VN

Báo Tổ quốc: Ả đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật (toquoc.vn)

Báo Mới: Ả đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật – Báo Hà Nội Mới (baomoi.com)

Báo Dân Việt: Bùi Trọng Hiền – người “giải mã” được bí ẩn hệ âm luật Ả đào: “Người ta say sưa đàn phô mà họ không biết” (danviet.vn)

Địa điểm tổ chức
Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, số 32 Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
Đơn vị tổ chức
Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam & Công ty CP Sách Omega Việt Nam

Tags

Tags