Hội thảo: “Một số vấn đề tộc người trong phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, chính trị ở nước ta hiện nay”

Địa điểm tổ chức
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Đơn vị tổ chức
Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Sáng 26/11, tại Hà Nội, Viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) tổ chức Hội thảo Dân tộc học quốc gia thường niên năm 2024 với chủ đề “Một số vấn đề dân tộc trong phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, chính trị ở nước ta hiện nay”.

Chú thích ảnh
TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: TTXVN

Tham dự hội thảo có Tiến sỹ Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Dân tộc học cùng đông đảo các nhà khoa học, các giảng viên đang công tác tại các tổ chức nghiên cứu, giáo dục và quản lý Nhà nước về dân tộc, các lĩnh vực có liên quan đến dân tộc tại Hà Nội và một số địa phương trên cả nước. Hội thảo được tài trợ bởi Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF).

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Tiến sỹ Phan Chí Hiếu cho biết, lý luận về dân tộc, nhất là quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia – dân tộc cũng như thực hiện chính sách dân tộc, chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực tiễn và bài học kinh nghiệm trên thế giới. Các nội dung cốt lõi được xác định bao gồm: Đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược của Cách mạng Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

Tuy nhiên, do sự đa dạng về thành phần, nguồn gốc lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo…, theo Tiến sỹ Phan Chí Hiếu, vấn đề dân tộc trên thế giới cũng như ở nước ta luôn vận động, phát triển với những nội dung, nội hàm mới, nhất là về ý thức tộc người, quyền và nghĩa vụ của các tộc người, quan hệ dân tộc trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc, phong phú về tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, có những vấn đề tiềm ẩn nguy cơ phức tạp ở một số tộc người, tại một số địa bàn, có thể tác động tới tình hình an ninh, chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước.

“Vì vậy, mục đích của hội thảo này nhằm tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển lý luận và thực tiễn về tộc người, trong xây dựng, thực hiện chính sách dân tộc, chiến lược đại đoàn kết dân tộc và xây dựng cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam”, Tiến sỹ Phan Chí Hiếu nhấn mạnh.

Chú thích ảnh
PGS.TS Nguyễn Văn Sửu, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, nhấn mạnh 3 quan điểm về mạng xã hội, tộc người ở Việt Nam và nhân học. Ảnh: TTXVN

Bàn về mạng xã hội, tộc người ở Việt Nam và nhân học, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Sửu, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho rằng, có 3 quan điểm về nhân học, theo đó trên phương diện kết hợp nghiên cứu mạng xã hội và tộc người ở Việt Nam mở ra một hướng khám phá mới về mối quan hệ giữa mạng xã hội và tộc người trong kỷ nguyên số. Trên phương diện tiếp cận nghiên cứu, song hành với các tiếp cận dân tộc học truyền thống, các tiếp cận dân tộc học mới gắn với Internet đã tạo nên một bước ngoặt trong cách tiếp cận dân tộc học nói riêng, trong nghiên cứu nhân học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Còn trên phương diện ứng dụng chính sách, kết hợp phân tích mạng xã hội và tộc người để thấu hiểu thực tiễn sử dụng mạng xã hội của các cộng đồng tộc người giúp các nhà nhân học có thêm cơ hội đóng góp cho ứng dụng chính sách trong kỷ nguyên số.

Khuyến nghị chính sách phát triển sinh kế tộc người ở vùng biên giới Việt Nam – Lào tại tỉnh Quảng Nam, Tiến sỹ Trần Hồng Thu, Viện Dân tộc học cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược phát triển riêng cho vùng biên giới, tận dụng điều kiện tự nhiên và văn hóa đặc thù để nâng cao đời sống cư dân; cần rà soát, đơn giản hóa các văn bản quản lý, đảm bảo hiệu quả triển khai chính sách và sớm cấp nguồn ngân sách cho địa phương. Đồng thời, Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, để kết nối vùng biên giới với các khu vực nội địa; có chính sách thu hút doanh nghiệp đến tổ chức sản xuất trên địa bàn, kết nối liên kết chuỗi giá trị và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của người dân.

Cùng với đó, Việt Nam cần nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã và tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức hỗ trợ trong việc phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, từ đó tạo động lực bền vững cho sự phát triển toàn diện của vùng biên giới. Các chính sách cần phát triển dựa trên các thế mạnh của tộc người để động viên, khích lệ người dân tham gia sản xuất, thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị, hình thành các vùng nguyên liệu và sản xuất hàng hóa.

Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận một số nội dung như: Hạn chế của một số chính sách phòng, chống thiên tai ở vùng dân tộc thiểu số nước ta; tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số – một số vấn đề cần quan tâm… Từ đó, các đại biểu thảo luận, bổ sung các luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện và thực hiện thực chất, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc, công tác dân tộc.

Nguồn: TTXVN

Tìm hiểu thêm về sự kiện tại:

Trang TT Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam: Hội thảo Dân tộc học Quốc gia thường niên năm 2024: Một số vấn đề dân tộc trong phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh, chính trị ở nước ta hiện nay

Báo Nhân dân: Một số vấn đề dân tộc trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh, chính trị ở nước ta hiện nay

Tạp chí Thanh niên Việt: Hội thảo quốc gia “Một số vấn đề dân tộc trong phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, chính trị ở nước ta hiện nay”

Tạp chí điện tử Kinh doanh & Phát triển: Một số vấn đề dân tộc trong phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, chính trị ở nước ta hiện nay

Tin tức Thông tấn xã Việt Nam: Đề xuất hoàn thiện chính sách về đại đoàn kết dân tộc | baotintuc.vn

Báo Công thương: Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế


Hội thảo: “Một số vấn đề tộc người trong phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, chính trị ở nước ta hiện nay”

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Ngoài những đặc điểm tương đồng, các tộc người ở nước ta còn có nhiều nét khác biệt về đặc điểm cư trú, kinh tế, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc lịch sử, ý thức tộc người,… Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam cho thấy, vấn đề tộc người và dân tộc, nhất là quan hệ tộc người với quốc gia – dân tộc, chính sách dân tộc và công tác dân tộc luôn là những vấn đề trọng yếu. Giải quyết đúng đắn các vấn đề tộc người, dân tộc, nhất là quan hệ của các tộc người với quốc gia – dân tộc, thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc và chính sách phát triển bình đẳng các tộc người là yếu tố quyết định cho thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước thống nhất, vững mạnh theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Trong những năm qua, do hiệu quả của các chính sách dân tộc, chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta nên cả nước ta nói chung cũng như vùng tộc người thiểu số nói riêng đã có những biến đổi sâu sắc, to lớn trên mọi lĩnh vực. Quyền con người được tôn trọng và đảm bảo; các mối quan hệ dân tộc tốt đẹp được tăng cường; cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế… phát triển tương đối đồng bộ. Đây là cơ sở nền tảng vững chắc để đất nước được ổn định và phát triển, trật tự xã hội được đảm bảo, các tộc người đoàn kết trong cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam thống nhất, vững mạnh.

Tuy nhiên, các vấn đề dân tộc ở nước ta luôn vận động và xuất hiện những vấn đề mới, bức xúc, nổi cộm, gây mất ổn định hoặc tiềm ẩn nguy cơ phức tạp ở một số tộc người tại một số địa bàn trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, chính trị. Thực tiễn này đòi hỏi cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu tổng kết và bổ sung phát triển lý luận cũng như thực tiễn mới về dân tộc nhằm nhận diện, đánh giá đúng thực trạng, bản chất, các yếu tố tác động, ảnh hưởng của những vấn đề dân tộc trong phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, chính trị ở nước ta trong bối cảnh mới.

Từ năm 2004 đến nay, Viện Dân tộc học đã tái tổ chức thành công Hội thảo Dân tộc học Quốc gia thường niên, thu hút được sự tham gia đông đảo và hiệu quả của các nhà nghiên cứu, giảng viên, quản lý trong lĩnh vực dân tộc học và công tác dân tộc ở Trung ương và nhiều địa phương trên cả nước. Năm 2023, ngoài nguồn kinh phí thường xuyên được cấp từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hội thảo Dân tộc học Quốc gia thường niên với chủ đề “Một số vấn đề mới về dân tộc nước ta hiện nay” còn nhận được sự tài trợ từ Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF). Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 150 đại biểu là các nhà khoa học, giảng viên, cán bộ quản lý ở Trung ương và địa phương. Hội nghị cũng rất vinh dự trước sự hiện diện của 06 cơ quan Báo chí và 02 Đài truyền hình của Trung ương đến viết bài và đưa tin Hội nghị. Trong gần 120 báo cáo tham luận gửi đến, Ban tổ chức đã lựa chọn được 100 báo cáo để đưa vào danh mục tham luận Hội thảo, hiện đang trong quá trình biên tập để xuất bản Kỷ yếu và dự kiến sẽ được phát hành tại Hội nghị Quốc gia thường niên năm nay.

Tiếp nối kết quả của Hội thảo những năm qua,Viện Dân tộc học đã lựa chọnchủ đề Hội thảo Quốc gia thường niên năm 2024 là: “Một số vấn đề tộc người trong phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, chính trị ở nước ta hiện nay. Mục đích của Hội thảo là nhằm góp phần:

– Nhận diện một số vấn đề tộc người trong phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, chính trị ở nước ta hiện nay, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, ven biển và hải đảo.

– Đánh giá ảnh hưởng của một số vấn đề tộc người đến phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh, chính trị ở nước ta hiện nay.

– Phân tích các nguyên nhân tác động và dự báo những xu hướng của một số vấn đề tộc người trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh, chính trị ở nước ta thời gian tới.

– Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc, giải quyết tốt hơn các vấn đề dân tộc ở nước ta, đồng thời góp phần phát triển bền vững các tộc người, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam thống nhất trong bối cảnh đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay.

Một số hình ảnh về hội thảo:

Có thể là hình ảnh về 13 người và văn bản
Có thể là hình ảnh về 11 người và văn bản
Có thể là hình ảnh về 8 người, phòng tin tức và văn bản cho biết 'क VINIF HỘI THẢO DÂN TỘC Hoc QUỐC GIA THƯỜNG NIÊN NĂM 2024 MỘT SỐ VẤN ጋር DÂ VÀ ĐẢM ON HÍN HÁT aR N κι TRỊỚ τι TẾ VẶHC Ã HỘ'
Có thể là hình ảnh về 1 người, TV, phòng tin tức và văn bản
Có thể là hình ảnh về 10 người, phòng tin tức và văn bản
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang học và văn bản
Có thể là hình ảnh về 9 người và văn bản
Có thể là hình ảnh về 15 người, phòng tin tức và văn bản
Có thể là hình ảnh về 16 người, phòng tin tức và văn bản
Có thể là hình ảnh về 9 người và văn bản
Có thể là hình ảnh về 9 người và văn bản
Có thể là hình ảnh về 12 người
Có thể là hình ảnh về 5 người và văn bản
Có thể là hình ảnh về 6 người, cái bục, phòng tin tức và văn bản
Có thể là hình ảnh về 6 người, mọi người đang học và bàn
Địa điểm tổ chức
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Đơn vị tổ chức
Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Tags

Tags