Truyện tranh lớp học nghề cổ Việt

Chủ nhiệm dự án
Nguyễn Trí Nhân

Vẽ truyện tranh về mười nghề cổ Việt Nam đã được nhân hoá. Các nhân vật được đặt vào bối cảnh thế giới của các nghề nghiệp. Họ có học hỏi lẫn nhau về cách bảo tồn, ứng dụng và phát triển nghề của gia tộc họ. Trong thế giới này, sự ứng dụng của các hoa văn thổ cẩm Việt Nam sẽ được áp vào ký hiệu trường học, đồng phục và kiến trúc trong truyện.

Mười nghề cổ được chọn để nhân hoá bao gồm: nghề dệt thổ cẩm, nghề dệt chiếu cói, nghề làm pháo, nghề làm gốm, nghề làm giấy, nghề làm đồ chơi, nghề làm nhan (hương), nghề vẽ tranh dân gian, nghề đan lát, nghề rèn và nghề làm nón.

Các hoa văn thổ cẩm được chọn để ứng dụng được lấy từ thư viện mở về các hoa văn đã được số hoá của dự án Ethnicity.

Chủ nhiệm dự án
Nguyễn Trí Nhân

Tags

Tiến độ dự kiến
15/12/2021
15/03/2022
Giai đoạn 1

– Nghiên cứu nghề cổ và các hoa văn thổ cẩm sẽ ứng dụng. Tham vấn ý nghĩa văn hóa từ chuyên gia;
– Lựa chọn phong cách nét vẽ và cách định hình hướng mắt cho bộ truyện;
– Thiết kế nhân vật và trang phục;
– Viết kịch bản 12 chương.

15/06/2022
Giai đoạn 2

– Vẽ 3 chương truyện đầu và lên kế hoạch truyền thông cho 5 chương đầu;
– Vẽ chương 4, 5, 6 của truyện;
– Tham vấn kế hoạch truyền thông với các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông;
– Gửi 3 chương truyện đầu cho các nền tảng truyện tranh để kiểm duyệt và xuất bản trực tuyến.

15/09/2022
Giai đoạn 3

– Vẽ truyện chương 7, 8, 9;
– Triển khai các chiến dịch truyền thông giai đoạn 2;
– Vẽ truyện chương 10, 11, 12;
– Triển khai các chiến dịch truyền thông giai đoạn 3;
– Vẽ truyện chương 12.

Tags