Nghiên cứu niên đại của các kiến trúc cổ tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê: góp phần nâng cao giá trị lịch sử và công tác bảo tồn di tích

Chủ nhiệm dự án
PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng
Tổ chức chủ trì
Trường Đại học Duy Tân

Óc Eo – Ba Thê là một khu di tích khảo cổ đặc biệt cấp Quốc gia, ẩn chứa nhiều thông tin lịch sử về sự hình thành của một nền văn hoá cổ được cho là phát triển rực rỡ ở Nam Bộ. Khu di tích này cũng chứa đựng những thông tin quý giá về sự tồn tại của một vương quốc cổ có tên gọi là Phù Nam, từng được phỏng đoán đã trải rộng qua một phần của nam Việt Nam và một số Quốc gia Đông Nam Á ngay từ thế kỷ thứ 1 tới thế kỷ thứ 7 công nguyên. Do đó, nghiên cứu về niên đại của các di tích cổ đã được khai quật tại nơi đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải mã những bí ẩn lịch sử gắn liền với sự tồn tại và biến mất của nền văn hoá bản địa cũng như hình thái xã hội của nhà nước Phù Nam cổ xưa. Ngoài ra, các nghiên cứu về niên đại của các kiến trúc cổ nơi đây còn góp phần nâng cao giá trị bảo tồn cho khu di tích, hướng tới việc đưa Óc Eo – Ba Thê trở thành di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Trong dự án này, chúng tôi sẽ áp dụng các phương pháp khoa học tự nhiên vào việc phân tích niên đại của các di tích được xây dựng bằng gạch và đá tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê. Cụ thể, chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp nhiệt phát quang (thermoluminesence dating – TLD) đã được chúng tôi cải tiến gần đây với nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp TLD truyền thống trên thế giới, ví dụ như sai số của niên đại được giảm xuống dưới 5% so với sai số hiện tại trên thế giới (10% – 50%), đồng thời có khả năng phân biệt tốt các kiến trúc bị chồng lấn về niên đại. Các kết về quả niên đại với sai số nhỏ và khả năng phân biệt các kiến trúc chồng lấn niên đại như vậy sẽ giúp cho các nhà khảo cổ học hiểu được rõ và chính xác hơn về các tiến trình hình thành, phát triển, và sụp đổ của các kiến trúc tôn giáo nơi đây. Phương pháp TLD cải tiến mà chúng tôi phát triển dựa trên việc kết hợp phân tích các mẫu thu thập từ thực địa bằng các hệ phổ kế hạt nhân hiện đại trong phòng thí nghiệm với việc ghi nhận trực tiếp liều bức xạ tích luỹ tại hiện trường và xây dựng các mô hình mô phỏng vật lý chính xác theo cấu hình thực tế của kiến trúc. Các kết quả dự kiến thu được sẽ góp phần nâng cao giá trị lịch sử cũng như công tác bảo tồn của di tích khảo cổ Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê nói riêng, các di tích lịch sử tại Việt Nam nói chung

Chủ nhiệm dự án
PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng
Tổ chức chủ trì
Trường Đại học Duy Tân

Tags

Tiến độ dự kiến
01/11/2023
30/04/2024
Giai đoạn 1

– Báo cáo về đặc trưng kiến trúc gạch, đá tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê, trong đó có các kiến trúc có vết tích chồng lấp về niên đại xây dựng.
– Dữ liệu tổng quan và chi tiết mạng lưới lấy mẫu, đặt chip TLD.

31/10/2024
Giai đoạn 2

Bộ mẫu gạch, đá và đất môi trường

Tags