Nghiên cứu bảo tồn tri thức sử dụng thực vật của người Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế

Chủ nhiệm dự án
TS. Lưu Đàm Ngọc Anh
Tổ chức chủ trì
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (VNMN) – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST)

Trong bức tranh đa sắc màu 54 dân tộc của Việt Nam Đại đoàn kết, người Cơ tu là cộng đồng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer với lịch sử sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên Việt Nam. Đồng bào Cơ tu hiện có khoảng 74 nghìn người sinh sống chủ yếu tại hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế, nơi họ hình thành một nền văn hóa mang bản sắc riêng thể hiện trong từng kiến trúc cảnh quan như nhà Gươl, trong đời sống tín ngưỡng, trong trang phục, trong hoạt động sản xuất gắn liền với đại ngàn, với tự nhiên. Nhờ các chính sách kinh tế và quá trình hội nhập, đời sống người Cơ Tu không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, song song với những chuyển biến tích cực, tiềm ẩn nhiều sức ép làm nguy cơ, phai mờ bản sắc của cộng đồng.

Trong bối cảnh này, Dự án được xây dựng với bốn hoạt động chính để kịp thời đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy văn hoá Cơ tu. (1) Dự án tập trung vào công tác điều tra, thu thập và bổ sung tư liệu, cơ sở dữ liệu số về tri thức sử dụng tài nguyên thực vật của đồng bào. Nguồn tri thức dồi dào được hình thành, chiêm nghiệm và truyền đạt qua nhiều thế hệ này chính là nguồn tư liệu vô giá góp phần phát triển nghiên cứu ứng dụng cũng như kinh tế xã hội địa phương; (2) Xây dựng cơ sở dữ liệu số về tri thức và kinh nghiệm trong sử dụng cây cỏ của đồng bào; (3) Xây dựng kịch bản về trưng bày các cây cỏ truyền thống và tri thức của người Cơ tu; (4) Tổ chức hội thảo, tập huấn về tri thức và kinh nghiệm trong sử dụng cây cỏ của đồng bào.

Những sản phẩm của Dự án, bao gồm bộ mẫu vật, kịch bản trưng bày, không gian trưng bày sẽ bảo đảm phục vụ công tác thuyết minh diễn giải các giá trị di sản của người Cơ Tu theo mô hình bảo tàng thiên nhiên văn hóa (eco-museum), kết hợp cùng phương thức trưng bày hiện đại phục vụ giáo dục truyền thông, bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng người Cơ tu tại Việt Nam.

Chủ nhiệm dự án
TS. Lưu Đàm Ngọc Anh
Tổ chức chủ trì
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (VNMN) – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST)

Tags

Tiến độ dự kiến
01/11/2023
30/06/2024
Giai đoạn 1

– 04 mẫu phiếu phục vụ thu thập tri thức
– Kế hoạch thực địa chi tiết cho Nội dung 01
– Danh lục các loài cây được sử dụng kèm thông tin lý lịch của mẫu
– Cách dùng, kinh nghiệm phối chế, ý nghĩa liên quan,…
Mẫu tiêu bản và mẫu vật phục vụ cho nội dung trưng bày về tri thức bản địa sử dụng thực vật của người Cơ tu (Phòng Trưng bày Bảo tàng thiên nhiên VN/Bảo tàng Quảng Nam)
+ Tập trung xây dựng bộ mẫu tiêu bản thực vật phục vụ cho cả công tác nghiên cứu và trưng bày, đồng thời nâng cao số lượng và thông tin đi kèm đối với các mẫu tiêu bản
+ Bên cạnh bộ mẫu thiêu bản thực vật, cần đảm bảo các mẫu thực vật quan trọng, phục vụ việc nghiên cứu và trưng bày
– Bài báo khoa học số.

31/12/2024
Giai đoạn 2

– 01 cơ sở dữ liệu (sử dụng phần mềm Excel để lưu giữ Cơ sở dữ liệu Danh lục) về danh lục các loài cây, phân bố, sinh thái, mô tả, công dụng, bộ phận dùng, kinh nghiệm sử dụng, các yếu tố văn hóa có liên quan
– Dữ liệu từ phiếu điều tra sẽ được nhập liệu vào phần mềm Microsoft Excel, phục vụ quản lý và tra cứu.
– Trao đổi và chia sẻ những kiến thức về sử dụng và bảo tồn cây cỏ của người Cơ Tu tại 2 tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế
– Người dân hiểu được ý nghĩa của việc bảo tồn, duy trì truyền thống sử dụng cây cỏ và thu hái bền vững các loài cây cỏ có ích
– Cẩm nang đầy đủ, chi tiết các thông tin về cây cỏ có ích của người Cơ Tu bao gồm hình ảnh, mô tả nhận biết, công dụng, kinh nghiệm sử dụng, kinh nghiệm chế biến
– Bài báo khoa học số.

31/12/2025
Giai đoạn 3

– Tổ chức được các buổi tuyên truyền và giáo dục người dân trong việc bảo tồn tri thức sử dụng các loài cây cỏ
– Người dân hiểu được ý nghĩa của việc bảo tồn, duy trì truyền thống sử dụng cây cỏ và thu hái bền vững các loài cây cỏ có ích
– Kịch bản trưng bày các cây cỏ truyền thống của người Cơ Tu sử dụng phục vụ giáo dục, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
– 01 kịch bản trưng bày và 01 không gian trưng bày tại Phòng trưng bày thuộc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (TP Huế)/ hoặc tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam
– Báo cáo khoa học tổng hợp kết quả đạt được của dự án
– 01 cẩm nang in màu, gồm ảnh và thông tin các loài được người Cơ tu sử dụng cho làm thuốc, nhuộm vải sợi, thức ăn, dệt cây độc, đan lát lấy sợi
– Bài báo khoa học.
– 01 bộ phim ngắn về tri thức bản địa của người Cơ tu phục vụ công tác giáo dục cộng đồng tại các Bảo tàng, trung tâm văn hóa.

Tags