Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng

Chủ nhiệm dự án
TS. Bùi Thị Bích Lan
Tổ chức chủ trì
Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Dự án “Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng” là xây dựng cơ sở khoa học cho ngành văn hóa, du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh Cao Bằng tham khảo trong việc đổi mới, hoàn thiện đường lối, chính sách về bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch và cho chính quyền địa phương các làng nghề, các doanh nghiệp lữ hành tham khảo trong việc định hướng hoạt động kinh doanh làng nghề, trong việc bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề hướng đến phát triển du lịch bền vững… Các hoạt động của Dự án còn tạo cơ hội để người dân làng nghề được truyền nghề và nâng cao kỹ năng phục vụ du lịch, giúp họ hiểu biết sâu sắc hơn, tự nâng cao ý thức bảo tồn nghề truyền thống trong bối cảnh hội nhập cũng như phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch vùng Công viên địa chất toàn cầu.

Kết quả của Dự án này sẽ góp phần:

1. Bảo tồn, phát huy giá trị của các nghề thủ công truyền thống;

2. Đánh thức tiềm năng du lịch của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng;

3. Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiếu số trong bối cảnh hội nhập;

4. Hướng tới những tôn chỉ mà danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu” đặc biệt chú trọng, đó là: bảo vệ môi trường, bảo vệ bản sắc văn hóa cộng đồng nơi có di sản, huy động cộng đồng trong công tác bảo tồn và khai thác hợp lý di sản.

Chủ nhiệm dự án
TS. Bùi Thị Bích Lan
Tổ chức chủ trì
Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Tags

Tiến độ dự kiến
15/12/2021
15/08/2022
Giai đoạn 1

– Thuyết minh và dự toán;
– Xây dựng và in ấn mẫu phiếu điều tra;
– Nội dung 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và khai thác nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch;
– Nội dung 2: Khái quát về thực trạng phát triển của nghề thủ công truyền thống và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Cao Bằng;
– 06 cuộc tọa đàm.

15/08/2023
Giai đoạn 2

– Điều tra khảo sát tại tỉnh Cao Bằng 3 đợt;
– Xử lý phiếu điều tra;
– Đào tạo hướng dẫn viên du lịch và truyền nghề tại địa phương;
– Nội dung 3: Đánh giá cơ hội, thách thức trong bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng;
– Nội dung 4: Đề xuất quan điểm, giải pháp và đề xuất mô hình về bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch vùng công viên địa chất non nước Cao Bằng;
– Xây dựng 01 bộ phim tư liệu (45 phút) giới thiệu du lịch làng nghề truyền thống tại 01 làng nghề được lựa chọn để xây dựng mô hình;
– 05 cuộc tọa đàm;
– Hội thảo tại Hà Nội (cuộc thứ nhất).

15/12/2023
Giai đoạn 3

– Hội thảo tại Hà Nội (cuộc thứ hai);
– Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo khuyến nghị;
– Cuốn tài liệu “Cẩm nang du lịch nghề thủ công truyền thống tỉnh Cao Bằng”;
– Bản thảo sách “Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch Công viên địa chất Non nước Cao Bằng”;
– Bài Tạp chí;
– Đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở.

Tags