Bảo tồn nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Dao ở Việt Nam

Chủ nhiệm dự án
TS. Đặng Thị Oanh
Tổ chức chủ trì
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai

Nghi lễ và dân ca nghi lễ là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong văn hóa của dân tộc Dao. Sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, miền núi, biên giới, người Dao rất coi trọng các lễ nghi và dân ca nghi lễ của dân tộc. Di sản văn hóa này không chỉ là những sinh hoạt văn hóa thông thường mà nó là một di sản chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, đạo đức, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, tri thức dân gian của người Dao.

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, di sản văn hóa nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Dao đang bị mai một, biến mất ngay tại cộng đồng Dao. Sự mai một, thất truyền này không chỉ ảnh hưởng tới các giá trị lịch sử, đạo đức, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Dao mà còn để lại những hậu quả khôn lường, tác động xấu đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên và nền tảng đạo đức, nhân cách của người Dao. Xuất phát từ thực tế đó, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai thực hiện dự án: “Bảo tồn nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Dao ở Việt Nam”.

Chủ nhiệm dự án
TS. Đặng Thị Oanh
Tổ chức chủ trì
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai

Tags

Tiến độ dự kiến
01/01/2023
31/12/2023
Giai đoạn 1

– Xây dựng đề cương và kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn của dự án ;
– Điền dã, điều tra, sưu tầm tư liệu và đánh giá thực trạng bảo tồn lưu truyền nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Dao;
– Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và tình hình nghiên cứu của dự án;
– Nội dung 2: Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng người Dao – hồn cốt của nghi lễ và dân ca nghi lễ;
– Hỗ trợ người Dao tổ chức 04 nghi lễ quan trọng để quay video;
– Nội dung 15: Tạo trang Web, youtube, fanpage: đăng tải quá trình thực hiện và kết quả số hóa của dự án, giới thiệu về nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Dao ở Việt Nam.

31/12/2024
Giai đoạn 2

– Nội dung 3: Nghiên cứu nghi lễ và dân ca nghi lễ sinh đẻ của người Dao;
– Nội dung 4. Nghiên cứu nghi lễ và dân ca nghi lễ cấp sắc của người Dao;
– Nội dung 5: Nghiên cứu nghi lễ và dân ca lễ cưới của người Dao;
– Nội dung 6: Nghiên cứu nghi lễ và dân ca nghi lễ tang của người Dao;
– Nội dung 7: Nghiên cứu nghi lễ và dân ca nghi lễ Hoàn Bàn Vương nguyện của người Dao;
– Nội dung 8: Nghiên cứu nghi lễ và dân ca nghi lễ cúng Bàn Vương Cổ của người Dao;
– Nội dung 9. Nghiên cứu giá trị văn hóa của nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Dao;
– Nội dung 10. Nghiên cứu giá trị phản ánh lưu giữ lịch sử tộc người của nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Dao;
– Nội dung 11: Nghiên cứu vấn đề thi pháp trong dân ca nghi lễ của người Dao;
– Nội dung 12: Nghiên cứu vấn đề bảo tồn di sản dân ca nghi lễ của người Dao trong cộng đồng hiện nay;
– Hỗ trợ người Dao tổ chức 04 nghi lễ quan trọng để quay video (tiếp theo);
– Nội dung 13: Biên soạn sách: “Nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Dao”; biên tập hệ thống ảnh liên quan đến nghi lễ người Dao;
– Nội dung 14. Biên tập băng video về nghi lễ của người Dao;
– Nội dung 15. Đăng tải, giới thiệu về nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Dao trên trang web, Youtube, Fanpage;
– Xây dựng báo cáo giải pháp, cơ chế chính sách bảo tồn di sản nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Dao;
– Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo khuyến nghị;
– Tổ chức hội thảo khoa học 2 về các sản phẩm của dự án;
– In sách “Nghi lễ và dân ca nghi lễ người Dao”;
– In sao Ổ cứng về nghi lễ của người Dao;
– Đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở.

Tags