Một số lỗi sai thường gặp bao gồm:
1. Sử dụng sai mẫu hồ sơ hoặc dùng mẫu cũ.
Hướng xử lý: Sử dụng đúng mẫu đơn đăng ký và thuyết minh dự án được đăng tải trên website của Quỹ VINIF. Tải mẫu hồ sơ tại đây.
2. Nộp hồ sơ đề xuất bằng bản cứng.
Hướng xử lý: Đơn vị gửi hồ sơ đề xuất bản mềm (file Word, file PDF có chữ ký và đóng dấu) qua email scholarship@vinif.org.
Chỉ nộp hồ sơ bản cứng khi Quỹ yêu cầu.
3. Hồ sơ đề xuất bản PDF không chữ ký, đóng dấu
Hướng xử lý: Trường hợp đơn vị đề xuất là cá nhân, file PDF sẽ ký chữ ký của cá nhân đó. Trường hợp đơn vị đề xuất là tổ chức, file PDF phải có chữ ký và đóng dấu của tổ chức đó.
4. Nộp thiếu đơn đăng ký, thuyết minh dự án bản word
Hướng xử lý: Hồ sơ đề xuất cần đính kèm cả đơn đăng ký và thuyết minh dự án bản word.
5. Điền không đầy đủ thông tin
Hướng xử lý: Tất cả các trường dữ liệu trong các mẫu hồ sơ đăng ký đều phải được điền đầy đủ thông tin, trừ trường hợp có hướng dẫn không bắt buộc điền.
6. Không thực hiện đúng thời hạn nộp hồ sơ
Hướng xử lý: Lưu ý hạn nộp hồ sơ trong năm 2023
Đối với sự kiện: tối thiểu 30 ngày trước ngày khai mạc hội thảo, sự kiện;
Đối với dự án: 27/04/2023.
Thời gian thực hiện tối đa của một dự án là 36 tháng và tổng thời gian gia hạn, nếu được chấp thuận, không quá 12 tháng.
Mỗi tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ cho nhiều ý tưởng, dự án; tuy nhiên, mỗi ý tưởng, dự án cần có 1 bộ hồ sơ riêng và không giới hạn số lương hồ sơ đề xuất.
Có. Tuy nhiên, mỗi mạng lưới hoặc nhóm các tổ chức cần cử 01 tổ chức đại diện nộp đề xuất. Nếu đề xuất được duyệt để nhận tài trợ từ Quỹ VINIF, tổ chức đại diện này sẽ thay mặt mạng lưới/nhóm tổ chức làm việc với Quỹ VINIF trong các hoạt động điều phối thực hiện và giám sát dự án.
Ở giai đoạn nộp đề xuất, dự án có thể nộp văn bản thỏa thuận chính thức hoặc quyết định cho phép triển khai sáng kiến tại địa phương (nếu có). Các thủ tục này sẽ cần thiết khi đề xuất được lọt vào danh sách xem xét tài trợ.
Các cá nhân hoặc tổ chức này vẫn có thể tham gia nộp đề xuất tài trợ năm nay. Hiện tại, Quỹ không loại trừ bất kỳ hồ sơ nào do đơn vị đề xuất từng nhận tài trợ trước đây, trừ các trường hợp được nêu tại Quy định quản lý các Chương trình Khoa học Đào tạo của Quỹ VINIF.
Các dự án đã và đang thực hiện hoặc chưa thực hiện đều có thể nộp hồ sơ đề xuất tài trợ. Tuy nhiên, nếu dự án đã nhận được kinh phí từ tổ chức khác, đơn vị đề xuất phải công bố các khoản tài trợ (từ nguồn nào, tài trợ dưới dạng gì, v.v.) cũng như các chi phí đối ứng khác một cách rõ ràng trong đơn đăng ký, thuyết minh dự án cũng như dự toán kinh phí.
Thành viên dự án hoàn toàn có thể là người nước ngoài.
Chương trình lưu giữ các giá trị Văn hoá, Lịch sử không quy định về tiêu chí bằng cấp hay học hàm, học vị của các thành viên tham gia dự án. Điều quan trọng là danh sách nhân sự tham gia dự án cần thể hiện được vai trò và năng lực của họ với việc triển khai dự án có hiệu quả.
Chương trình lưu giữ các giá trị Văn hoá, Lịch sử không giới hạn độ tuổi tham gia đề xuất dự án.
Lĩnh vực dự án được chủ động đề xuất bởi đơn vị tổ chức.
Về giấy phép thực hiện, dự án cần đáp ứng các quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào tính chất của dự án, đơn vị tổ chức sẽ phải xin các loại giấy phép thực hiện từ cơ quan có thẩm quyền (nếu cần).
Tất cả các hồ sơ của dự án bao gồm đơn đăng ký, thuyết minh dự án, giấy phép tổ chức và các tài liệu khác (nếu có) đều phải được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
Trường hợp đơn vị được chọn tài trợ là các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức, hồ sơ bản cứng phải được ký và đóng dấu của tổ chức.
Trường hợp đơn vị được chọn tài trợ là cá nhân, hồ sơ bản cứng sẽ được ký bởi cá nhân đó.
Quyền lợi của Nhà tài trợ được Đơn vị tổ chức đề xuất tùy theo năng lực đáp ứng của Đơn vị (VD: Các kết quả của Dự Án được công bố, đăng tải cũng như trong các hoạt động khác liên quan đến Dự Án có ghi lời cảm ơn tới nhà tài trợ; logo của nhà tài trợ được xuất hiện tại các sự kiện/sản phẩm/ấn phẩm của dự án, v.v.).
Có. Dự án có thể đính kèm Phụ lục để giải thích thêm thông tin, đặc biệt là các thông tin chứng tỏ năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực đề xuất.
Anh/chị có thể sử dụng biểu mẫu lý lịch khoa học mà đơn vị mình đang dùng.
Anh/chị vui lòng tham khảo mẫu dự toán kinh phí tại đây.
Hiện tại chưa có quy định về tỷ lệ mức tài trợ trên tổng kinh phí dự án. Tuy nhiên, mức hỗ trợ tài chính của Chương trình lưu giữ các giá trị văn hóa lịch sử cụ thể như sau:
- Các sự kiện, chương trình trong nước: mức tài trợ tối đa 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng);
- Các sự kiện, chương trình quốc tế: mức tài trợ tối đa 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng);
- Các dự án: xem xét cụ thể đối với từng dự án.
Phần dự toán phải chính xác nhất có thể. Dự án sẽ không được yêu cầu thêm ngân sách sau đó, vì vậy hãy đảm bảo tính tất cả chi phí dự án nằm trong khoản ngân sách.
Quỹ VINIF chỉ sử dụng email để liên lạc với tất cả các dự án. Hãy chắc chắn kiểm tra email thường xuyên, bao gồm các thư mục spam. Các cập nhật về dự án, kết quả tài trợ sẽ được gửi tới dự án từ email scholarship@vinif.org.
Không. Quỹ VINIF chỉ thực hiện tài trợ thông qua Thỏa thuận Tài trợ.