👉Khoa học mở (Open science) là chủ đề quan trọng và có nhiều góc nhìn khác nhau trong thời đại chuyển đổi số khi tri thức nhân loại ngày càng rộng mở và cần được chia sẻ. Khuyến nghị về Khoa học mở của UNESCO định nghĩa: Khoa học mở là một kiến trúc tổng thể bao gồm những sự dịch chuyển và thực thi có mục đích làm cho tất cả tri thức khoa học đa ngôn ngữ trở thành có thể tự do truy cập, sử dụng và tái sử dụng bởi mọi người, nhằm nâng cao sự hợp tác và chia sẻ thông tin vì lợi ích của khoa học, cộng đồng, và mở ra các quy trình kiến tạo, đánh giá và truyền thông tri thức khoa học tới đa dạng các nhóm xã hội.

🇻🇳 Việt Nam đã có những bước đầu quan tâm đến Khuyến nghị này, khi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo “Khoa học mở – Khuyến nghị của UNESCO: Cơ hội và thách thức với Việt Nam” vào ngày 20/10/2021. Đây là khái niệm mới và sẽ cần nhiều thời gian để cộng đồng khoa học nói riêng và xã hội nói chung hiểu hơn về các xu thế trên thế giới và tìm ra các quy chế hợp lý cho chúng ta.

🚩Nhân ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18/05/2023, hưởng ứng tinh thần của UNESCO nhằm lan tỏa nhận thức về khoa học mở trong cộng đồng, Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học (ICRTM) cùng với Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), phối hợp với Trung tâm Vật lý quốc tế (ICP), Trung tâm thông tin – Tư liệu Viện HL KH & CN VN tổ chức Hội thảo với chủ đề:

KHOA HỌC MỞ DƯỚI CÁC GÓC NHÌN

1. Thời gian: 9h00 – 12h00, thứ Năm, ngày 18 tháng 05 năm 2023

2. Địa điểm: Hội trường Hoàng Tụy, Viện Toán học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

3. Chương trình Hội thảo: Hội thảo được tổ chức với nội dung chính là các Bài giảng đại chúng về các chủ đề liên quan đến khoa học mở, được xã hội quan tâm. Đặc biệt, phần Tọa đàm giữa các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau về chủ đề “Khoa học Mở dưới các góc nhìn” sẽ mang đến cho người nghe những quan điểm mới và đầy thú vị.

🌈 Phần Bài giảng đại chúng

💥 𝐵𝑎̀𝑖 𝑔𝑖𝑎̉𝑛𝑔 01: 𝐷𝑢̛̃ 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝐾ℎ𝑜𝑎 ℎ𝑜̣𝑐 𝑀𝑜̛̉ – 𝐺𝑆.𝑇𝑆𝐾𝐻. 𝐻𝑜̂̀ 𝑇𝑢́ 𝐵𝑎̉𝑜.

👉GS.TSKH. Hồ Tú Bảo nghiên cứu và giảng dạy về Trí tuệ nhân tạo (AI), tập trung vào Học máy (machine learning) hơn bốn mươi năm qua. GS từng làm việc tại Viện Công nghệ Thông tin, Viện Khoa học và Công nghệ Tiến tiến Nhật Bản. GS tham gia nhiều sự kiện và hoạt động khoa học quốc tế và là một trong những nhà khoa học đầu ngành. Hiện nay, GS đang công tác tại Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.

💥 𝐵𝑎̀𝑖 𝑔𝑖𝑎̉𝑛𝑔 02: 𝐻𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢 𝑘ℎ𝑜𝑎 ℎ𝑜̣𝑐 ℎ𝑜̣̂𝑖 𝑡𝑢̣ 𝑣𝑎̀ 𝑣𝑎𝑖 𝑡𝑟𝑜̀ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑣𝑎̣̂𝑡 𝑙𝑦́ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑠𝑖𝑛ℎ ℎ𝑜̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑛 ℎ𝑜́𝑎 – 𝐺𝑆.𝑇𝑆. 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂̃𝑛 𝑇ℎ𝑒̂́ 𝑇𝑜𝑎̀𝑛.

👉GS.TS. Nguyễn Thế Toàn có thành tích nghiên cứu rất thành công khi đã xuất bản nhiều báo cáo chuyên ngành trên các tạp chí uy tín hàng đầu thế giới: Nature, Physical Review Letter, Review of Modern Physics, ba cuốn sách viết chung ở các nhà xuất bản nổi tiếng Princeton University Press, Oxford University Press, và Wiley. Hiện nay, GS đang là trưởng Khoa Vật lý, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

💥 𝐵𝑎̀𝑖 𝑔𝑖𝑎̉𝑛𝑔 03: 𝐾ℎ𝑜𝑎 ℎ𝑜̣𝑐 𝑚𝑜̛̉: 𝑔𝑜́𝑐 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑙𝑖̣𝑐ℎ 𝑠𝑢̛̉, 𝑘ℎ𝑢𝑦𝑒̂́𝑛 𝑛𝑔ℎ𝑖̣ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑈𝑁𝐸𝑆𝐶𝑂, 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚 – 𝐶ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑔𝑖𝑎 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂̃𝑛 𝑉𝑜̃ 𝐻𝑢̛𝑛𝑔.

👉Chuyên gia Nguyễn Võ Hưng là nghiên cứu viên chính tại Viện Chiến lược và Chính sách KHCN, thuộc Học viện KHCN và ĐMST, Bộ KH&CN, có bằng Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1993 và Đại học Lancaster, Anh vào năm 1997. Đặc biệt, chuyên gia đã tham dự phiên họp chuyên gia liên chính phủ về góp ý xây dựng Dự thảo Khuyến nghị khoa học mở của UNESCO. Đến với Hội thảo, chuyên gia sẽ chia sẻ về các khía cạnh liên quan đến chính sách cho một nền khoa học mở phát triển tại Việt Nam.

🌈 Phần Tọa đàm

🎯Chuyên mục Tọa đàm với các khách mời: GS.TSKH. Hồ Tú Bảo, GS.TS. Nguyễn Thế Toàn, Chuyên gia Nguyễn Võ Hưng, PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương, TS. Nguyễn Nhật Quang, Chuyên gia Nguyễn Trọng Khánh.

✅Chuyên gia Nguyễn Trọng Khánh: Trưởng phòng Hạ tầng và Dữ liệu số, Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin & Truyền thông. Trong nhiều năm qua, chuyên gia chủ trì trong việc xây dựng chính sách, quản lý nhà nước về dữ liệu trong phát triển chính phủ số, xúc tiến thúc đẩy dữ liệu mở của cơ quan nhà nước phục vụ người dân, doanh nghiệp.

✅TS. Nguyễn Nhật Quang: Viện trưởng Viện khoa học và công nghệ VINASA, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần công nghệ phần mềm Hài Hòa. Hoạt động chính hiện nay của TS bao gồm nghiên cứu và giảng dạy về chuyển đổi số và đô thị thông minh, tư vấn chính sách chuyển đổi số các tổ chức nhà nước và tư nhân.

👉Chuyên mục tọa đàm “Khoa học mở dưới các góc nhìn” với sự góp mặt của đa dạng khách mời, từ các chuyên gia hoạch định chính sách đến từ Bộ KHCN, Bộ TTTT, các nhà quản lý và chuyên gia đến từ doanh nghiệp đến các nhà khoa học có uy tín ở Việt Nam đến từ các Viện nghiên cứu, hứa hẹn sẽ mang đến cho người nghe những khía cạnh, quan điểm và ý kiến đa chiều về Khoa học mở – một khái niệm, lĩnh vực đang còn rất mới mẻ, nhận được nhiều sự quan tâm nhưng cũng không ít tranh luận. Các diễn giả sẽ trả lời và trao đổi với các câu hỏi, các phản biện từ tất cả đại biểu tham dự trực tiếp cũng như thông qua kênh trực tuyến ngay tại sự kiện.

📍 Bài viết đưa tin về sự kiện: https://kienthuc.net.vn/…/khoa-hoc-mo-duoi-cac-goc-nhin…

#Ngaykhoahoccongnghe

#khoahoccongnghe

#Khoahocmo

#Openscience

#VINIF#ICRTM#VAST#ICP#UNESCO

👉 Hưởng ứng tinh thần của UNESCO nhằm lan tỏa nhận thức về khoa học mở trong cộng đồng, Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học (ICRTM) phối hợp với Trung tâm Vật lý Quốc tế (ICP), Trung tâm Thông tin – Tư liệu và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) tổ chức Hội thảo với chủ đề: “KHOA HỌC MỞ DƯỚI CÁC GÓC NHÌN”

🚩Sự kiện với sự tham gia của các giáo sư uy tín, các chuyên gia hoạch định chính sách từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, và đại diện doanh nghiệp sẽ giới thiệu những khái niệm mới về Khoa học mở cùng các đặc điểm, lợi ích và các tiêu chí của nó: dữ liệu mở, hệ thống xuất bản mở, hạ tầng khoa học mở, nguồn lực giáo dục mở, phần cứng mở, phần mềm mã nguồn mở, tính mở đối với đa dạng hóa kiến thức, đánh giá mở và sự tiếp cận mở của các nhóm xã hội.

☘️ Ba bài giảng đại chúng sẽ giới thiệu các chủ đề quan trọng của Khoa học mở.

👉 Đặc biệt, trong phần Tọa đàm Mở các chuyên gia sẽ trả lời trực tiếp các câu hỏi của khán giả về chủ đề rất thời sự này nhằm mang đến cho người nghe những quan điểm và góc nhìn khác nhau.

📌 Thời gian: 9h00 – 12h00, thứ Năm, ngày 18 tháng 05 năm 2023.

📌 Địa điểm: Hội trường Hoàng Tụy, Viện Toán học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

📌 Thành phần tham dự:

– Đại diện Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

– Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ;- Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Đại diện Ủy ban UNESCO;- Lãnh đạo Viện Toán học, Viện Vật lý cùng các Viện, Trường khác;

– Lãnh đạo Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học (ICRTM), Trung tâm Vật lý Quốc tế (ICP);

– Lãnh đạo Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF);

– Lãnh đạo Trung tâm Thông tin – Tư liệu (ISI-VAST);

– Đại diện các cơ quan có liên quan khác;

– Các nhà khoa học, các bạn trẻ quan tâm đến Khoa học Mở.

📌 Chương trình Hội thảo:

💎 Bài giảng đại chúng:

– Bài giảng 01: Dữ liệu Khoa học Mở – GS.TSKH. Hồ Tú Bảo.

– Bài giảng 02: Vật lý trong sinh học tiến hóa – GS.TS. Nguyễn Thế Toàn.

– Bài giảng 03: Chuyên gia Nguyễn Võ Hưng.

💎 Chuyên mục Tọa đàm với các khách mời: GS.TSKH. Hồ Tú Bảo, GS.TS. Nguyễn Thế Toàn, Chuyên gia Nguyễn Võ Hưng, PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương, TS. Nguyễn Nhật Quang, Chuyên gia Nguyễn Trọng Khánh.

📌 Các chuyên gia, diễn giả:

– GS.TSKH. Hồ Tú Bảo: Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu, Viện Nghiên cứu Cao cấp về toán.

– GS.TS. Nguyễn Thế Toàn: Trưởng Khoa Vật lý, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

– Chuyên gia Nguyễn Võ Hưng: Trưởng ban Chính sách Đổi mới sáng tạo, Học viên Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ.

– PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương: Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Toán học Quốc tế (UNESCO), Viện Toán học – VAST; GĐ ĐH Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF.

– TS. Nguyễn Nhật Quang: Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ VINASA, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Công nghệ Phần mềm Hài Hòa.

– Chuyên gia Nguyễn Trọng Khánh: Trưởng phòng Hạ tầng và Dữ liệu số, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông.

🚩 Ngoài ra, tại sự kiện sẽ có trưng bày một số mô hình tính toán và sách báo khoa học thường thức.

🌺 Hân hạnh được đón tiếp các quý vị đại biểu tại Sự kiện!

🌟 🌏Ngày 17,18/4 và 20/4, GS.Morten Peter Meldal đã có 03 bài giảng đại chúng về chủ đề Hóa học Click – công trình nghiên cứu giúp ông giành giải thưởng Nobel Hóa học năm 2022 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM và Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Chủ nhân giải Nobel Hóa học 2022 chia sẻ trước sinh viên về huy chương của mình.

🌟Trong chuỗi bài giảng, Giáo sư đã thuyết giảng về “Hóa học click” với 3 phần chính: sơ lược về hóa học tổ hợp, phản ứng click và một số ứng dụng của phản ứng này

📌 Trong phần giao lưu, chia sẻ về con đường đến với giải Nobel 2022, GS Meldal cho biết, ông đã đi qua hành trình 21 năm và “để có được giải thưởng này, đằng sau đó là rất nhiều ngày tháng, nhiều đêm trắng chúng tôi làm việc miệt mài trong phòng thí nghiệm và thậm chí có cả một chút may mắn nữa”. GS cũng chia sẻ, việc theo đuổi con đường nghiên cứu xưa nay là không dễ dàng, nhưng cần có niềm tin, nhất là khi đối diện với các thất bại. Từ câu chuyện của mình, GS nhấn mạnh tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống và khơi gợi sự tò mò giúp bạn trẻ sớm tiếp cận với hóa học để có thể tìm ra những điều mới có tính đột phá trong tương lai.

Giáo sư Morten Peter Meldal chụp ảnh lưu niệm cùng các sinh viên

🍀 GS đặc biệt nhấn mạnh yếu tố ngẫu nhiên trong nghiên cứu khoa học. Các nhà khoa học cần được tự do linh hoạt, có thể chuyển hướng nghiên cứu để có những phát kiến quan trọng trong tương lai. Ông hy vọng trong tương lai sẽ có các quỹ tài trợ linh hoạt hơn, không yêu cầu nhà khoa học phải giới hạn nghiên cứu của mình theo hướng định sẵn từ đầu.

Giáo sư Morten Peter Meldal chụp ảnh lưu niệm cùng giảng viên, nhà khoa học.

————–

📍 Chuỗi bài giảng đại chúng của GS Morten Meldal được đồng tổ chức bởi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF). Sự kiện đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các giảng viên, sinh viên, cộng đồng khoa học và báo chí, truyền thông.

👉 Để biết thêm thông tin chi tiết và những chia sẻ của Giáo sư, vui lòng xem tại:

📍 Truyền hình:

HTV: https://www.youtube.com/watch?v=r95uTlJqrbk

HTV: https://fb.watch/k8oniC51Gh/

VTV: https://fb.watch/k3M0IjgeQ9/?mibextid=NnVzG8

Báo chí: Báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/nhung-hinh-anh-an-tuong-cua-chu-nhan…

Báo Vnexpress: https://vnexpress.net/giao-su-nobel-hoa-hoc-giang-bai-cho

Báo Dân trí: https://dantri.com.vn/…/chu-nhan-nobel-hoa-hoc-2022-ke

Báo Lao động: https://laodong.vn/…/chu-nhan-giai-nobel-khen-sinh-vien

Báo Công an nhân dân: https://cand.com.vn/…/chu-nhan-giai-nobel-hoa-hoc-nam…/

Báo Tiền Phong: https://tienphong.vn/chu-nhan-nobel-hoa-hoc-2022-noi-ve

Báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/giao-su-nobel-hoa-hoc-can-giup-nguoi

—————-

Tham khảo bài khoa học thường thức về Giải Nobel hóa học năm 2022 tại: https://blog.vinbigdata.org/hoa-hoc-click-va-hoa-hoc…/

📣 Sự kiện do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đồng tổ chức. GS. Morten Meldal – Chủ nhân Giải Nobel hóa học năm 2022 sẽ thực hiện 03 bài thuyết giảng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐕𝐄̂̀ 𝐒𝐔̛̣ 𝐊𝐈𝐄̣̂𝐍

📌Bài giảng số 1:

⏰ Thời gian: 9h00-11h00, ngày 17/04/2023 (Thứ 2).

🏫Địa điểm: Giảng đường 1, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, cơ sở 227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5, HCM. Link đăng ký tham dự online: https://events.quickom.net/checkout?event_id=436

📌 Bài giảng số 2:

⏰ Thời gian: 13:00 – 15:00, ngày 18/4/2023 (Thứ 3)

🏫Địa điểm: Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Link đăng ký tham dự online: https://events.quickom.net/checkout?event_id=436

📌 Bài giảng số 3:

⏰ Thời gian: 15:00 – 17:00, ngày 20/04/2023 (Thứ 5)

🏫 Địa điểm: Hội trường tầng 8, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, tòa A21, số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Hình thức tham dự: trực tiếp

Link đăng ký: https://bit.ly/3Mf6JoH

👨‍👩‍👧‍👦 Đối tượng tham gia: Tất cả mọi người.

💸 Miễn phí tham dự.

𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐕𝐄̂̀ 𝐁𝐀̀𝐈 𝐆𝐈𝐀̉𝐍𝐆

👉 GS. Morten Meldal sẽ giới thiệu về công trình nghiên cứu đạt giải Nobel hóa học 2022 – Phản ứng “click” và những ứng dụng của nó cùng tiềm năng phát triển. Đồng thời, GS. Morten Meldal cũng sẽ chia sẻ những thách thức và tầm quan trọng của nghiên cứu cơ bản và con đường đến giải Nobel hóa học 2022.

𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐃𝐈𝐄̂̃𝐍 𝐆𝐈𝐀̉

✴️ GS. Morten Meldal là chủ nhân của Giải Nobel hóa học năm 2022, giáo sư hóa học tại Đại học Copenhagen (UCPH), Đan Mạch. Ông là một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho “hóa học click”, trong đó các khối xây dựng phân tử kết hợp với nhau nhanh chóng và hiệu quả. Ông cũng là người đứng đầu Trung tâm Sinh học Hóa học Tiến hóa của Đại học Copenhagen và đã từng là Phó trưởng phòng Giáo dục (VILU) tại Khoa Hóa học của trường.

💥 Chuyên môn của ông bao gồm hóa học click, hóa học polyme, tổng hợp hữu cơ, tự động hóa trong tổng hợp, thụ thể nhân tạo và enzyme, xét nghiệm nano, nhận dạng phân tử sinh học, xét nghiệm tế bào, miễn dịch học phân tử, phổ MS và NMR quy mô nano, mã hóa,…

☘️GS. Morten Meldal là người sáng lập đồng thời là chủ tịch của Hiệp hội Khoa học Tổ hợp (The Society of Combinatorial Sciences). Ông đã xuất bản hơn 300 bài báo và có 21 bằng sáng chế. Ông cũng là người sáng lập công ty và giám đốc chiến lược của Betamab, một công ty tiến hành nghiên cứu công nghệ sinh học và dược lý, chẩn đoán và phát triển dược phẩm.

🌸Nhân dịp năm mới Quý Mão 2023, Quỹ VINIF xin gửi đến các bạn lời cảm ơn chân thành vì đã đồng hành cùng Quỹ trong những năm vừa qua. Kính chúc các bạn năm mới nhiều niềm vui sáng tạo và hạnh phúc trong cuộc sống !

🌍Sau 04 năm triển khai, Quỹ VINIF đã tài trợ 110 dự án khoa học công nghệ và văn hóa lịch sử, cấp 1.150 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ, hợp tác 06 đề án đào tạo thạc sĩ liên kết, đồng tổ chức/tài trợ 130 hội thảo quốc tế/bài giảng đại chúng với tổng giá trị tài trợ hơn 750 tỷ đồng, lan tỏa kiến thức khoa học tới hàng triệu người tiếp cận, góp phần tạo động lực để các nhà khoa học trẻ được phát huy năng lực bản thân và cống hiến cho đất nước.

🌟Năm 2023, VINIF tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác và tài trợ như các năm trước. Đặc biệt có một số chương trình mới như sau cần lưu ý:

Bài giảng đại chúng và bài giảng chuyên đề:

Học bổng dành cho sinh viên: Nhằm hỗ trợ các trường đại học nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo cho một số ngành trọng yếu, lần đầu tiên VINIF xét chọn:

👉Lịch cụ thể về các chương trình hợp tác và tài trợ năm 2023 của Quỹ VINIF như sau:

1️⃣DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu Khoa học Công nghệ của các trường đại học, viện nghiên cứu (tổ chức chủ trì) và các nhà khoa học Việt Nam có phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại, kết quả xuất sắc và tầm ảnh hưởng quốc tế.
🔹Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.

2️⃣HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Tổ chức các hội thảo có uy tín trong nước và quốc tế, do Quỹ VINIF chủ trì hoặc tài trợ, phối hợp với các trường đại học và các viện nghiên cứu.
🔹Các đợt xét duyệt: 03 đợt

• Đợt xét thứ 1: các hồ sơ nộp trước ngày 01/03/2023.

• Đợt xét thứ 2: các hồ sơ nộp trước ngày 01/06/2023.

• Đợt xét thứ 3: các hồ sơ nộp trước ngày 01/09/2023.

3️⃣BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG VÀ GIÁO SƯ THỈNH GIẢNG

▪Phối hợp với các đơn vị khoa học uy tín tổ chức các (chuỗi) bài giảng đại chúng.

▪Tài trợ cho một số chương trình đào tạo để tổ chức các chuỗi bài giảng chuyên đề.

🔹Hạn nộp hồ sơ: ít nhất 60 ngày trước ngày tổ chức.

4️⃣HỌC BỔNG SINH VIÊN

🔹 Mỗi đề án do 01 trường đại học đề xuất để nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo của một ngành chọn lọc, kéo dài trong 03 năm. Mỗi năm, mỗi đề án có 50 học bổng. Mỗi học bổng trị giá 60 triệu/năm.

🔹 Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.

5️⃣HỌC BỔNG THẠC SĨ, TIẾN SĨ TRONG NƯỚC

🔹Tài trợ học bổng thạc sĩ (120 triệu/năm), tiến sĩ (150 triệu/năm) trong 6 tháng hoặc 12 tháng.

🔹Hạn nộp hồ sơ:

▪Học bổng Thạc sĩ: từ ngày 01/06/2023 đến 30/06/2023.

▪Học bổng Tiến sĩ: từ ngày 02/05/2023 đến 25/05/2023.

6️⃣HỌC BỔNG SAU TIẾN SĨ TRONG NƯỚC

Tài trợ cho các tiến sĩ từ các trường đại học uy tín ở nước ngoài hoặc trong nước để làm việc toàn thời gian tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu ở Việt Nam với mức tài trợ 360 triệu/năm.

🔹Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.

7️⃣LƯU GIỮ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ

Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các sự kiện hoặc dự án bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.

🔹Hạn nộp hồ sơ sự kiện: ít nhất 30 ngày trước ngày tổ chức.

🔹Hạn nộp hồ sơ dự án: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.

📌Thông tin chi tiết về hồ sơ đăng ký, biểu mẫu của các chương trình, vui lòng xem tại www.vinif.org.

✉Mọi câu hỏi thắc mắc về các chương trình, vui lòng liên hệ:

Email: info@vinif.org

Webiste: www.vinif.org

Facebook: https://www.facebook.com/vinif.org

(Báo Tuổi trẻ) Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) sẽ công bố các dự án “khoa học công nghệ và văn hóa lịch sử” được tài trợ năm 2022.

Quỹ VINIF đã hỗ trợ gần 500 tỉ đồng, cùng các nhà khoa học xuất sắc kiến tạo nên thành công của 83 dự án khoa học công nghệ.

Song hành cùng văn hóa lịch sử nước nhà

Trong 24 dự án được quỹ VINIF tài trợ trong năm 2022, có 19 dự án khoa học công nghệ và 5 dự án văn hóa lịch sử. Các dự án này được hội đồng khoa học xét chọn từ 250 hồ sơ đề xuất, với ba vòng đánh giá khoa học, chặt chẽ từ tháng 3 đến tháng 8 vừa qua.

Theo thông tin từ VINIF, tại sự kiện được tổ chức vào ngày 25-10-2022, bên cạnh công bố các dự án nhận tài trợ, các nhà khoa học sẽ thảo luận về kết quả mà các dự án đã đạt được trong ba năm qua, cũng như cùng giao lưu, thúc đẩy hợp tác trong hệ sinh thái khoa học công nghệ và văn hóa lịch sử.

Đây là năm đầu tiên, quỹ VINIF mở rộng tài trợ cho các dự án ngoài lĩnh vực khoa học công nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế quỹ đã đồng hành cùng các chương trình văn hóa, lịch sử từ hơn một năm qua, với mong muốn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.

Năm 2021, VINIF khởi động chương trình lưu giữ các giá trị văn hóa lịch sử nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bảo tồn giá trị văn hóa quốc gia và hỗ trợ các nhà văn hóa thực hiện dự án ấp ủ của mình. Không chỉ là cầu nối giữa các nhà khoa học và các nhà văn hóa, quỹ VINIF còn hợp tác với đại sứ quán các nước như Pháp, Ý… để góp phần giới thiệu văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, những cuốn sách đầu tiên có sự đồng hành của quỹ VINIF do Công ty CP VH TT Nhã Nam xuất bản dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc trong thời gian tới. Đây là những tác phẩm mang đậm giá trị văn hóa lịch sử như cuốn Kiều tầm nguyên hay Truyện Kiều trong di cảo Hoàng Xuân Hãn, cuốn Trò chơi của trẻ em ở Bắc Kỳ của tác giả Ngô Quý Sơn hay cuốn sách âm nhạc Tác phẩm viết cho hợp xướng, thính phòng, giao hưởng của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc.

Theo NSND Đặng Thái Sơn, sự hỗ trợ của quỹ VINIF trong việc xuất bản các cuốn sách về các tác phẩm truyền thống là thực sự cần thiết để bảo tồn giá trị văn hóa Việt Nam. “Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới, nếu không có sách in chính thống, chúng ta khó có thể trao đổi với bạn bè quốc tế khi họ muốn tìm hiểu về các tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam”, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn khẳng định.

Ngài đại sứ Ý tại Việt Nam cùng GS Vũ Hà Văn và các nghệ sĩ tại triển lãm “Chiếc giày gốm Bát Tràng & Cuộc dạo chơi cùng văn hóa Ý”.

Viết tiếp thành tựu của khoa học công nghệ Việt

Ngay từ khi ra đời vào năm 2018, quỹ VINIF đã được cộng đồng khoa học đánh giá như một làn gió mới, góp phần tạo động lực đổi mới môi trường nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Tính đến nay, quỹ đã hỗ trợ gần 500 tỉ đồng, cùng các nhà khoa học xuất sắc kiến tạo nên thành công của 83 dự án khoa học công nghệ.

Với sự đồng hành của VINIF, hàng loạt công trình nghiên cứu đã bắt kịp và thậm chí đạt được những đỉnh cao của khoa học thế giới như dự án “Nghiên cứu cơ chế phá hủy vật liệu điện cực xúc tác và tìm kiếm các giải pháp làm bền hóa chúng hướng tới chế tạo linh kiện quang điện hóa cho sản xuất nhiên liệu H2 từ nước (PRE-H2)”, dự án “Công nghệ in 3D trên nền tảng máy học sâu”, dự án “VAIPE: Hệ thống theo dõi và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật cho người Việt”…

Hay đó là những công trình có tính ứng dụng cao như dự án “Nấm lớn trong rừng Việt Nam”, dự án “Innovative and Smart Agriculture Platform” (nhằm phát triển nền tảng nông nghiệp thông minh, đổi mới sáng tạo cho chuỗi sản xuất cà phê bền vững tại Việt Nam) cùng nhiều dự án được thương mại hóa với doanh thu hàng chục tỉ đồng.

Đặc biệt, để phù hợp với đòi hỏi và thực trạng xã hội, trong tháng 2 năm 2020, khi dịch COVID-19 vừa xuất hiện tại Việt Nam, VINIF là tổ chức đầu tiên tài trợ cho nghiên cứu phòng chống COVID-19. Các chương trình khẩn cấp này đã nhận được sự hỗ trợ tâm huyết của các nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế.

“VINIF luôn mong muốn các nhà khoa học Việt có cơ hội tốt nhất để chuyên tâm nghiên cứu bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả, từ đó tạo ra sự khác biệt, đổi mới cho môi trường nghiên cứu khoa học tại Việt Nam” – giáo sư Vũ Hà Văn, giám đốc khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup, chia sẻ về kim chỉ nam của VINIF trong suốt 3 năm qua.

Sự kiện sẽ được tổ chức tại Trung tâm hội nghị Almaz, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các bộ ngành, các đại sứ quán tại Việt Nam, các viện khoa học, trường đại học, chủ nhiệm các dự án, chuyên gia khoa học công nghệ và văn hóa lịch sử của quỹ.

Sự kiện cũng được phát trực tuyến trên fanpage của quỹ VINIF: https://www.facebook.com/vinif.org

Bài viết trên Báo Tuổi trẻ

✨BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG VỀ GIẢI NOBEL Y SINH VÀ NOBEL VẬT LÝ NĂM 2022✨

⏰Thời gian: 14:00 – 16:30, Thứ 3, ngày 25/10/2022

?Địa điểm: Trung tâm hội nghị Almaz, Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội

?Hình thức: Trực tiếp và phát trực tuyến trên Fanpage VINIF

⭐️Diễn giả:

1. GS.TS. Nông Văn Hải – Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Bài giảng “Từ giải mã hệ gen người cổ đại đến giải Nobel Y học năm 2022”

Abstract: Giải Nobel Y Sinh năm 2022 được trao cho GS. Svante Pääbo, nhà khoa học người Thuỵ Điển, sinh năm 1955, Viện trưởng Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hoá, Leipzig (Đức). Phát minh của Svante Pääbo đã cung cấp thông tin quan trọng về sự giao phối giữa các loài người cổ đại, khi người Homo sapiens di cư ra khỏi châu Phi, để lại những dấu vết trong hệ gen của chúng ta ngày nay. Nghiên cứu hệ gen học người cổ đại cùng với hệ gen học các quần thể người hiện đại, trong đó có người Việt Nam, mở ra những hướng đi quan trọng cho khoa học hệ gen nói chung, cũng như cho những lĩnh vực liên quan, như tin sinh học, biochips và các ứng dụng thiết thực của hệ gen học trong y-sinh-dược học và đời sống con người.

2. PGS.TS. Trần Xuân Trường – Học viện Kỹ thuật Quân sự – Bài giảng “Rối lượng tử và giải Nobel Vật lý 2022”

Abstract: Nhờ các công trình thực nghiệm có tính đột phá trong lĩnh vực vật lý lượng tử, ba nhà khoa học John Clauser, Alain Aspect, và Anton Zeilinger đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 2022. Các công trình của ba nhà khoa học này đã chứng tỏ rằng hiệu ứng rối lượng tử (quantum entanglement) – một trong những hiệu ứng kỳ dị nhất trong vật lý lượng tử – thực sự tồn tại chứ không hề quái dị như Einstein từng đề cập. Hơn thế nữa, những thực nghiệm tiên phong này đã đặt nền móng để mở ra một kỷ nguyên mới của công nghệ lượng tử như máy tính lượng tử, mật mã lượng tử, viễn tải lượng tử.

⭐️ Sự kiện được điều phối bởi TS. Võ Sỹ Nam – Giám đốc khoa học, Đồng sáng lập Công ty CP GeneStory và Bà Trần Thị Trang – Trưởng phòng Quản lý dự án, Quỹ VINIF.

⭐️ Bài giảng nằm trong khuôn khổ chương trình Lễ công bố và sơ kết các dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa Lịch sử – sự kiện có quy mô lớn nhất của Quỹ VINIF.

??Hãy nhấn nút tham gia sự kiện (https://fb.me/e/2Rub7oKt4) để cùng theo dõi và giao lưu cùng các diễn giả nhé!??

#VinBigdata #VINIF #BàigiảngĐạichúng #NobelYSinh #NobelVậtlý

Qua bốn năm đồng hành cùng các nhà khoa học hiện thực hóa những ý tưởng khoa học đột phá, chương trình tài trợ dự án Khoa học – Công nghệ do Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) triển khai đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Trước khi những dự án khoa học công nghệ xuất sắc được nhận tài trợ năm 2022 chính thức công bố, hãy cùng VINIF nhìn lại một hành trình đồng hành cùng cộng đồng nghiên cứu khoa học trong những năm qua.

5️⃣0️⃣0️⃣ tỷ đồng là số tiền VINIF đã tài trợ cho 83 dự án khoa học – công nghệ trong ba năm 2019 – 2021. Điểm chung của các dự án là nghiên cứu khoa học mũi nhọn hoặc có định hướng ứng dụng, cùng phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại, cũng như mang tầm ảnh hưởng quốc tế.

4️⃣3️⃣0️⃣ bài báo khoa học đã được chấp thuận hoặc công bố tại các tạp chí Q1 và hội thảo hàng đầu thế giới. Đây là bước tiến đáng kể giúp khẳng định thành tựu nghiên cứu của Việt Nam trên bản đồ khoa học quốc tế. Đồng thời, những công bố này cũng đặt tiền đề cho việc phát triển, cải tiến các sản phẩm ứng dụng trong tương lai.

6️⃣0️⃣ nghiên cứu đã được chấp nhận và cấp bằng sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế. Đặc biệt, chương trình được triển khai phi lợi nhuận với mục tiêu khuyến khích sự phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam. Do đó, chủ nhiệm dự án, nhóm nghiên cứu, tổ chức chủ trì được giữ toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ và các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và các kết quả nghiên cứu khác.

4️⃣0️⃣0️⃣ sản phẩm, bao gồm dạng thiết bị, máy móc, phần mềm máy tính, quy trình công nghệ, cơ sở dữ liệu, sách chuyên khảo, được thiết kế và ra đời từ các dự án đồng hành cùng VINIF. Quỹ hướng tới đưa các ý tưởng nghiên cứu vào thực tế, ứng dụng sản xuất nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt.

? Những con số ấn tượng khác, cùng danh sách các dự án Khoa học Công nghệ xuất sắc được tài trợ năm 2022 sẽ được VINIF công bố tại sự kiện:

LỄ CÔNG BỐ & SƠ KẾT CÁC DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ VĂN HÓA LỊCH SỬ NĂM 2022

⏰ Thời gian: Thứ Ba, ngày 25/10/2022.

09h00 – 12h00: Lễ công bố và sơ kết các dự án.

14h00 – 16h30: Bài giảng đại chúng về Giải Nobel Y sinh và Giải Nobel Vật lý năm 2022.

? Hình thức tổ chức: Trực tiếp và phát trực tuyến trên Fanpage VINIF.

? Địa điểm: Trung tâm hội nghị Almaz, Long Biên, Hà Nội.

#VinBigdata#VINIF#VINIF01#VINIF09#Duan#KhoahocCongnghe#VanHoaLichSu#BaiGiangDaiChung#Nobel

? Ngày 25/10/2022, “Lễ công bố & sơ kết các dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa Lịch sử” sẽ chính thức diễn ra. Qua bốn năm triển khai, lần đầu tiên Quỹ VINIF mở rộng tài trợ các dự án Văn hóa Lịch sử sau thời gian đầu chỉ tài trợ các dự án Khoa học Công nghệ.

Chương trình tài trợ dự án Khoa học Công nghệ của VINIF được triển khai từ năm 2019, chương trình đã và đang tạo nên những tác động tích cực đối với môi trường và văn hóa nghiên cứu tại Việt Nam. Đến năm 2021, VINIF khởi động Chương trình lưu giữ các giá trị Văn hóa Lịch sử nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bảo tồn những giá trị văn hóa của đất nước và hỗ trợ các nhà văn hóa thực hiện các dự án ấp ủ của mình.

Năm 2022, chương trình tài trợ dự án Khoa học Công nghệ và chương trình lưu giữ các giá trị Văn hóa Lịch sử đã tiếp nhận được 250 hồ sơ đề xuất. Trải qua ba vòng đánh giá khoa học, chặt chẽ, hội đồng khoa học công nghệ và hội đồng văn hóa lịch sử đã xét chọn được 19 dự án Khoa học Công nghệ và 05 dự án Văn hóa Lịch sử.

? Đặc biệt tiếp sau lễ công bố là 02 bài giảng đại chúng về hai giải thưởng Nobel Y Sinh học và giải Nobel Vật lý năm 2022, do các chuyên gia uy tín và chủ nhiệm dự án trình bày.

? Sự kiện lễ công bố dự án năm 2022 cũng sẽ là ngày hội giao lưu giữa các nhà khoa học công nghệ và các nhà văn hóa, nghệ sĩ; với cầu nối là chương trình ca nhạc do nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đạo diễn, với sự tham gia của ca sĩ Phạm Thu Hà và các nghệ sĩ khác, đặc biệt là phần độc tấu tác phẩm Trống cơm sẽ do chính tác giả trình bày.

❓ Vậy dự án khoa học công nghệ và dự án văn hóa lịch sử xuất sắc nào sẽ nhận được tài trợ năm 2022 của Quỹ VINIF?

❓ Các dự án đã đạt được kết quả nghiên cứu như thế nào trong ba năm qua?

? Thông tin về 24 dự án xuất sắc được nhận tài trợ năm 2022 sẽ được VINIF công bố trong buổi lễ ngày 25/10/2022 tới đây, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các bộ ngành, các đại sứ quán tại Việt Nam, các viện khoa học, trường đại học, chủ nhiệm các dự án và một số thành viên hội đồng khoa học của Quỹ.

? Hãy cùng đón đợi LỄ CÔNG BỐ & SƠ KẾT CÁC DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ VĂN HÓA LỊCH SỬ và BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG VỀ GIẢI NOBEL Y SINH VÀ NOBEL VẬT LÝ NĂM 2022.

⏰ Thời gian: Thứ Ba, ngày 25/10/2022.

09h00 – 12h00: Lễ công bố và sơ kết các dự án.

14h00 – 16h30: Bài giảng đại chúng về Giải Nobel Y sinh và Giải Nobel Vật lý năm 2022.

? Hình thức tổ chức: Trực tiếp và phát trực tuyến trên Fanpage VINIF.

? Địa điểm: Trung tâm hội nghị Almaz, Long Biên, Hà Nội.

#VinBigdata#VINIF#VINIF01#VINIF09#Duan#KhoahocCongnghe#VanHoaLichSu#BaiGiangDaiChung#Nobel

Sự kiện do Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) và Trường Công nghệ Thông tin Truyền thông – Đại học Bách khoa Hà Nội đồng tổ chức.

⏰ Thời gian: 14:30 – 16:30 | 01/08/2022

? Địa điểm: Giảng đường dốc, Tầng 3, Nhà B1 – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

⭐️ Sự kiện thuộc chương trình hoạt động của Câu lạc bộ VINIF Alumni

? Bài giảng đại chúng: How to protect privacy with cryptographic methods

Abstract: Cryptography traditionally supports data confidentiality, integrity, and authenticity. However, when cryptographic protocols are deployed in emerging applications such as cloud services or big data, the demand for security grows beyond these requirements.

Data nowadays are being extensively stored in the cloud, and users also need to trust the authorities/cloud servers that run powerful applications. Collecting user data, combined with powerful tools (e.g., machine learning), can come with a huge risk of mass surveillance or of undesirable data-driven strategies for profit making while ignoring users’ needs.

Privacy protection, which allows individuals to have control over how their personal data is collected and used, therefore, becomes more and more critical. New techniques should be developed, first, to protect personal privacy, and, second, to reduce centralized trust in authorities or in technical solutions providers. In this talk, we discuss privacy-preserving solutions with techniques in cryptography.

??‍? Thông tin diễn giả: Giáo sư Phan Dương Hiệu hiện đang công tác tại Viện Bách khoa Paris (Institut Polytechnique de Paris) và là trưởng nhóm An ninh mạng – Mật mã tại trường Viễn thông Paris (Télécom Paris).

Giáo sư Phan Dương Hiệu nhận bằng Tiến sĩ năm 2005 và Tiến sĩ khoa học năm 2014 về Mật mã tại trường Đại học hàng đầu nước Pháp Ecole Normale Supérieure (ENS). Từ 2005-2006, ông làm post-doc tại University College London, và trở thành maître de conférences tại LAGA, Đại học Paris 8-13 trong 8 năm từ 2007-2015. Năm 36 tuổi, ông là Giáo sư tại Viện nghiên cứu XLIM, ĐH Limoges, Pháp, đồng thời là thành viên liên kết của Nhóm Mật mã tại Đại học ENS. Từ năm 2013, GS. Phan Dương Hiệu là thành viên của Ủy ban điều hành hội mật mã châu Á. Ông còn là đồng chủ tịch hội nghị Asiacrypt 2016 tại Hà Nội cùng GS. Ngô Bảo Châu. Từ năm 2020, ông là Giáo sư tại Télécom Paris, Institut Polytechnique de Paris và là trưởng nhóm An ninh mạng – Mật mã. Các nghiên cứu của GS. Phan Dương Hiệu tập trung vào mật mã, đặc biệt là mã hóa công khai, chữ kí số, mã hóa phát sóng, mã hóa chức năng và hệ thống mật mã phân cấp.

#VINIF#SoICT#VINIFAlumni#cryptographic#privacy