Ngày 29/4/2024, Quỹ VINIF vừa hoàn thành 04 chương trình vừa đến hạn nộp hồ sơ, bao gồm:

✅ Chương trình tài trợ Dự án Khoa học Công nghệ;

✅ Chương trình Lưu giữ các giá trị Văn hóa, Lịch sử;

✅ Chương trình Học bổng sau tiến sĩ trong nước;

✅ Chương trình tài trợ Hội nghị/Hội thảo/Bài giải đại chúng – Đợt 1.

Thông tin đăng ký về các chương trình được thống kê, ghi nhận như sau:

📌 123 hồ sơ Dự án Khoa học Công nghệ: Đây là năm đầu tiên Chương trình tài trợ Dự án Khoa học Công nghệ tiếp nhận hồ sơ theo chủ đề, bao gồm Công nghệ năng lượng xanh, Công nghệ môi trường (phát triển bền vững); Khoa học máy tính, Công nghệ bán dẫn; Công nghệ chế biến, Công nghệ chế tạo; trong đó chú trọng đến khả năng thương mại hóa sản phẩm.

📌 46 hồ sơ dự án Văn hóa Lịch sử: Tăng 28% so với số lượng hồ sơ đăng ký năm 2023.

📌 266 ứng viên Học bổng sau Tiến sĩ: Tăng 16% so với số lượng ứng viên đăng ký năm 2023.

📌 25 hồ sơ Hội thảo/Hội nghị/Bài giảng đại chúng trong Đợt 1.

💥 Đây là tín hiệu rất tốt bởi qua đó có thể thấy được, các nghiên cứu mũi nhọn theo định hướng chiến lược về KHCN của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2023 và có tiềm năng thương mại hóa sản phẩm đang được quan tâm thúc đẩy, các ứng viên xuất sắc tốt nghiệp Tiến sĩ ở nước ngoài ngày càng mong muốn được về nước cống hiến và các hoạt động nghiên cứu, lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước ngày càng được đề cao và phát huy.

👉 Trong thời gian tới, các hồ sơ sẽ được Hội đồng khoa học của VinIF đánh giá xét chọn. Quý anh, chị, các nhà khoa học vui lòng tiếp tục theo dõi trên website, fanpage của VinIF để cập nhật và đăng ký các chương trình tài trợ mới năm 2024 của Quỹ.

🔔 Ngày 01/04/2024 là thời hạn cuối cùng để các đơn vị, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký cho Chương trình tổ chức và tài trợ các hội thảo khoa học và công nghệ (KH&CN) và Chương trình tài trợ khóa học ngắn hạn và giáo sư thỉnh giảng, đợt xét thứ nhất trong năm 2024. Sau ngày 01/04, các hồ sơ nộp đăng ký sẽ được xét chọn trong Đợt 02.

👉 03 đợt xét chọn cho các chương trình này trong năm 2024:

– Đợt xét thứ 01: các hồ sơ nộp trước ngày 01/04/2024.

– Đợt xét thứ 02: các hồ sơ nộp trước ngày 01/06/2024.

– Đợt xét thứ 03: các hồ sơ nộp trước ngày 01/09/2024.

📍 Để được tham gia xét chọn, các đơn vị, tổ chức quan tâm đến chương trình gửi hồ sơ bản mềm (file Word, file PDF có chữ ký và đóng dấu) qua email scholarship@vinif.org, bao gồm:

– Đơn đăng ký (Mẫu 1. VINIF030509_DDK).

– Nội dung, dự toán kinh phí (trong đó nêu rõ các nội dung đề nghị VNCDLL tài trợ).

– Quyết định tổ chức sự kiện, hội thảo, bài giảng.

– Lý lịch khoa học của diễn giả.

– Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

💎 Thông tin chi tiết và biểu mẫu, các đơn vị, tổ chức tham khảo tại:

– Chương trình tổ chức và tài trợ các Hội thảo KH&CN https://vinif.org/…/hop-tac-tai-tro-su-kien-va-hoi-thao/

– Chương trình tài trợ Khóa học ngắn hạn & Giáo sư thỉnh giảng: https://vinif.org/…/khoa-hoc-ngan-han-va-giao-su-thinh…/

📍 Quỹ VINIF hỗ trợ giải đáp qua email tại địa chỉ: scholarship@vinif.org

🧲 Ngày 7/3/2024, Sự kiện Gặp gỡ mùa xuân với Chủ đề “Phụ nữ và mùa Xuân” đã diễn ra trong không khí sôi nổi của mùa Xuân, để chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Sự kiện đã nhận được sự quan tâm, tham dự của đại diện lãnh đạo Trường ĐH KHTN – ĐHQG HCM, Quỹ VINIF, và 200 đại biểu khách mời là các VINIF Alumni, các bạn trẻ, cùng trên 4.000 khán giả xem trực tuyến.

This image has an empty alt attribute; its file name is 1-1-1024x683.jpg
PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương – Giám đốc Điều hành Quỹ VINIF phát biểu khai mạc
PGS.TS. Trần Minh Triết – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Tp.HCM chủ trì các bài giảng đại chúng
This image has an empty alt attribute; its file name is 3-1-1024x683.jpg
GS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thuyết giảng
PGS.TS. Trương Văn Món (Sakaya), Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia TP. HCM thuyết giảng

Mượn lời của PGS.TS. Trương Văn Món, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, diễn giả và khách mời của Tọa đàm: “Phụ nữ là mùa Xuân – mùa của năng lượng – mùa khởi đầu của vạn vật, vũ trụ – mùa của sự sinh sôi nảy nở – mùa của trái cây chín tròn – mùa của những loài hoa khoe sắc”, Quỹ VINIF xin gửi lời chúc mừng đến những người phụ nữ trên khắp thế giới, vì một thế giới ngày một đẹp hơn, đáng sống hơn.

❤️ Cùng nhìn lại những hình ảnh trong sự kiện:

“Playing With Math” – chủ đề của ngày toán học quốc tế năm 2024 sẽ được thể hiện qua AlphaGeometry, AI giải toán hình quốc tế – một sáng tạo đột phá với giới yêu toán; qua những phương pháp định lượng trong kinh tế – và qua cuộc toạ đàm sôi nổi cùng các diễn giả đã từng thi toán quốc tế, đang tạo sân chơi toán cho mọi lứa tuổi hay các nhà kinh tế học luôn áp dụng toán học.

🚩 Hãy đến với Ngày Toán học quốc tế 14/3 – sự kiện do Quỹ VINIF và Trung tâm Toán học UNESCO (ICRTM), Viện Toán học – VAST tổ chức trực tiếp tại hội trường hay online trên livestream trên Fanpage và kênh Youtube của Quỹ VINIF:

1. Tên sự kiện: Tọa đàm Playing With Math.

2. Thời gian: 09:00 – 12:00, thứ Năm, ngày 14 tháng 3 năm 2024.

3. Địa điểm: Hội trường Hoàng Tụy, Nhà A6, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18B Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

4. Hình thức: Trực tiếp tại hội trường và livestream trên Fanpage, kênh Youtube của VINIF/các đơn vị khác.

5. Sự kiện đã được đăng tải trên trang của Hội liên hiệp Toán học Quốc tế:

6. Chương trình:

– Bài giảng đại chúng số 01: Hình học, IMO và AI.

Diễn giả:

+ TS. Trần Nam Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu – ĐH Quốc gia TP.HCM.

+ TS. Lương Minh Thắng, Chuyên gia nghiên cứu và quản lý cao cấp tại Google Deepmind, Đồng tác giả AlphaGeometry.

– Bài giảng đại chúng số 02: Phương pháp nghiên cứu định lượng trong kinh tế xã hội.

Diễn giả: TS. Nguyễn Việt Cường, Trường Quốc tế – ĐHQG HN, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong.

– Minigame Toán học.

– Chuyên mục Tọa đàm với các khách mời: TS. Trần Nam Dũng, TS. Nguyễn Việt Cường, PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương, GS.TSKH. Phùng Hồ Hải, PGS.TS. Chu Cẩm Thơ.

🌈 Chương trình có sự tham dự của các đại diện lãnh đạo Bộ KHCN, Ủy ban UNESCO, Viện Hàn lâm KH&CN VN, Viện Toán học cùng các Viện, Trường khác, Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO (ICRTM), Quỹ VINIF, các nhà khoa học, các bạn trẻ, câu lạc bộ VINIF Alumni.

🚩 Trân trọng kính mời các nhà khoa học, các bạn trẻ đến với sự kiện! Quý anh, chị và các bạn đăng ký theo form sau để tham dự sự kiện :https://forms.office.com/r/T9pCH0aUMv

(Báo Thanh niên) Từ 9 giờ – 12 giờ 30 ngày 7.3, tại TP.HCM, Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (Quỹ VINIF) sẽ phối hợp với Trường ĐH Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức sự kiện ‘Gặp gỡ mùa xuân’ chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ (8.3), với chủ đề ‘Phụ nữ và mùa xuân’.

Sự kiện “Gặp gỡ mùa xuân” sẽ được tổ chức tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), theo cả 2 hình thức trực tiếp tại hội trường giảng đường 1 và trực tuyến (livestream) trên kênh Fanpage và YouTube của Quỹ VINIF.

Đây là cơ hội để các nhà khoa học, chuyên gia, các bạn trẻ ở mọi miền Tổ quốc có thể cùng theo dõi, giao lưu với các nhà khoa học trong các bài giảng đại chúng và tọa đàm trong sự kiện.

Quỹ VINIF tổ chức sự kiện khoa học 'Gặp gỡ mùa xuân'- Ảnh 1.
Hai diễn giả trình bày bài giảng đại chúng trong sự kiện “Gặp gỡ mùa xuân” của Quỹ VINIF

Sự kiện còn nổi bật với chuyên mục tọa đàm “Phụ nữ và mùa xuân” với các khách mời đặc biệt: GS-TS Nguyễn Thị Thanh Mai và PGS Trương Văn Món (các diễn giả); PGS-TSKH Phan Thị Hà Dương; nghệ sĩ Giang Trang và PGS-TS Phan Thị Ngọc Loan.

Tại sự kiện, GS-TS Nguyễn Thị Thanh Mai sẽ trình bày bài giảng đại chúng đầu tiên với chủ đề Dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên – cơ hội tại Việt Nam từ góc nhìn của một nhà khoa học nữ. GS Nguyễn Thị Thanh Mai tốt nghiệp ngành Hóa học tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), lấy bằng tiến sĩ ngành Dược học tại Trường ĐH Y dược Toyama (Nhật Bản), được bổ nhiệm chức danh giáo sư vào năm 2021.

Là một nhà khoa học nữ với kinh nghiệm hơn 20 năm với nhiều giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM năm 2019, Giải thưởng Quả cầu vàng năm 2017, Giải thưởng Kovalevskaia…, GS Nguyễn Thị Thanh Mai sẽ trình bày một số nghiên cứu có tính hệ thống trong việc phát hiện các thành phần quyết định khả năng chữa trị của dược liệu, các ứng dụng trong việc phát triển các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe.

Cạnh đó, bài giảng của bà còn phân tích những cơ hội, thách thức trong lĩnh vực nghiên cứu về hóa dược nhằm khuyến khích sự tham gia rộng rãi hơn nữa của các nhà khoa học nữ, hướng tới một tương lai sức khỏe tốt đẹp hơn cho mọi người, góp phần phát triển ngành công nghiệp dược bền vững tại Việt Nam.

Trong bài giảng đại chúng số 2, PGS-TS Trương Văn Món sẽ mang đến một luồng gió mới về văn hóa, lịch sử, khi nói về chủ đề Giới trong kỷ nguyên số: Nghiên cứu trường hợp phụ nữ người Chăm ở Việt Nam trong xã hội mẫu hệ hiện nay.

PGS Trương Văn Món là người dân tộc Chăm, ông tốt nghiệp ngành sử học, chuyên ngành Dân tộc học tại ĐH Đà Lạt năm 1991, học thạc sĩ tại Malaysia, tu nghiệp tại Mỹ và tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành dân tộc học vào năm 2012.

Từ năm 2009, ông giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Nhân học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ông từng giành nhiều giải thưởng quan trọng, như huy chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam” năm 2003, giải thưởng nghiên cứu về cuốn sách Lễ hội của người Chăm năm 2003…

Quỹ VINIF tổ chức sự kiện khoa học 'Gặp gỡ mùa xuân'- Ảnh 2.
Các diễn giả trong tọa đàm “Phụ nữ và mùa xuân”

PGS Trương Văn Món cũng tham gia và thực hiện nhiều dự án lớn liên quan đến văn hóa, lịch sử dân tộc Chăm, đặc biệt là các dự án trình UNESCO công nhận về “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” tại vùng Núi Chúa (Ninh Thuận) và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”.

PGS-TSKH Phan Thị Hà Dương bảo vệ luận án tiến sĩ tại ĐH Paris 7 (Pháp) năm 1999, và đạt vị trí Maitre de Conférences tại ĐH Paris 7 ở tuổi 26. Năm 2017, bà Phan Thị Hà Dương bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học cũng tại ĐH Paris 7. PGS Phan Thị Hà Dương đã có nhiều hợp tác về nghiên cứu và đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đóng góp cho sự phát triển toán rời rạc và tin học. Bà đồng thời là Giám đốc điều hành Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn (VinBigdata).

Nghệ sĩ Giang Trang bên cạnh việc tham gia tọa đàm, sẽ cùng với ban nhạc biểu diễn những tiết mục âm nhạc đặc biệt để chào xuân và chúc mừng ngày đặc biệt 8.3. Giang Trang được biết đến như một nghệ sĩ văn hóa độc lập với chặng đường 7 năm thực hiện thành công dự án thử nghiệm âm nhạc – nghiên cứu văn hóa cá thể Trịnh Công Sơn với 6 concept cùng các nghệ sĩ tài năng.

Năm 2019, data Lênh đênh nhớ phố được hãng Sterling Sound (hãng đĩa Mỹ với 137 đề cử và chiến thắng 35 lần ở hạng mục thu âm và master của giải Grammy) thực hiện thành định dạng đĩa than và băng cối 2 track – đây cũng là đĩa than về âm nhạc Trịnh Công Sơn đầu tiên kể từ sau 1975 xuất hiện tại Việt Nam.

PGS-TS Phan Thị Ngọc Loan lấy bằng tiến sĩ vật lý năm 2012 tại Trường ĐH Quốc gia Tula, Liên bang Nga, và được công nhận chức danh phó giáo sư năm 2020. PGS Phan Thị Ngọc Loan đã tham gia và làm chủ nhiệm nhiều dự án, đề tài các cấp, là đồng chủ nhiệm 1 dự án khoa học công nghệ được Quỹ VINIF tài trợ vào năm 2021.

Đến với sự kiện “Gặp gỡ mùa xuân” đầu tiên của Quỹ VINIF, khán giả sẽ có cơ hội được nghe, trao đổi và giao lưu cùng các diễn giả, các nhà khoa học, chuyên gia trong đa dạng lĩnh vực, là một khởi đầu đầy hứng khởi cho năm mới 2024.

Các thông tin về sự kiện, quý khán giả có thể liên hệ, trải nghiệm hệ cơ sở dữ liệu của Quỹ VINIF tại những địa chỉ sau: website: https://vinif.org/, kênh YouTube: https://bit.ly/48A9S9Z, Fanpage: https://bit.ly/3TiPK84, cộng đồng VINIF Alumni: https://bit.ly/3V0gzPr, chuyên mục Khoa học thường thức: https://bit.ly/42YWvim

Năm 2024, Quỹ VINIF tiếp tục đồng hành cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các bạn trẻ qua 7 chương trình tài trợ toàn diện cho khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo và văn hóa, lịch sử, với tổng kinh phí lên tới 160 tỉ đồng. Các chương trình tài trợ này đang lan tỏa toàn xã hội và thể hiện vai trò ngọn cờ đầu của Tập đoàn Vingroup trong đầu tư cho nền khoa học công nghệ trong nước. Song song với các chương trình đó, bắt đầu từ năm 2024, Quỹ VINIF sẽ tổ chức các chuỗi sự kiện “Gặp gỡ bốn mùa” theo nhiều chủ đề về khoa học – công nghệ, văn hóa, lịch sử, kinh tế – xã hội… tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhằm giúp các nhà khoa học, chuyên gia và các bạn trẻ trên khắp cả nước có cơ hội giao lưu, trao đổi học thuật, gặp gỡ các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế. Qua các sự kiện này, câu lạc bộ VINIF Alumni – Cộng đồng 1.500 nhà khoa học trẻ nhận tài trợ từ Quỹ VINIF, cũng sẽ có cơ hội hợp tác, mở rộng mạng lưới nghiên cứu trong và ngoài nước, cập nhật, bổ sung tri thức và những tiến bộ mới trên thế giới trong thời đại số.

Bài viết trên Báo Thanh niên.

1️⃣ GS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai

🌏 GS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai lấy bằng tiến sĩ ngành Dược học tại Trường ĐH Y Dược Toyama (Nhật Bản), được bổ nhiệm chức danh Giáo sư vào năm 2021. GS. Nguyễn Thị Thanh Mai đã đạt Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, nhóm nghiên cứu đạt được giải thưởng Quả cầu vàng năm 2017. Đặc biệt, năm 2021, GS. Nguyễn Thị Thanh Mai giành giải thưởng Kovalevskaia cao quý dành cho nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn, đem lại nhiều lợi ích trên các lĩnh vực của cuộc sống. Hiện nay, GS đang giữ cương vị Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên và Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

2️⃣ PGS.TS. Trương Văn Món (Sakaya)

🚩 PGS.TS. Trương Văn Món, bút danh là Sakaya (Sakaya trong tiếng chăm là món ngon) là một nhà nghiên cứu văn hóa Chăm hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Bản thân là một người dân tộc Chăm, ông tốt nghiệp ngành sử học, chuyên ngành dân tộc học tại Đại học Đà Lạt năm 1991, học thạc sĩ tại Malaysia, tu nghiệp tại Mỹ và tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành dân tộc học vào năm 2012. Từ năm 2009, ông giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Nhân học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Ông nghiên cứu văn hóa Chăm hơn 30 năm, đồng thời tham gia và thực hiện nhiều dự án lớn liên quan đến văn hóa, lịch sử dân tộc Chăm, đặc biệt là các dự án trình UNESCO công nhận về “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” tại vùng Núi Chúa – Ninh Thuận và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”.

3️⃣ PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương

🌏 PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Paris 7, Pháp năm 1999, và đạt vị trí Maitre de Conférences tại Đại học Paris 7 ở tuổi 26. Năm 2017, PGS bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học cũng tại Đại học Paris 7. PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương hiện là Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo toán học quốc tế UNESCO (ICRTM), Viện Toán học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. PGS đã có nhiều hợp tác về nghiên cứu và đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đóng góp cho sự phát triển Toán rời rạc và tin học. PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương đồng thời là Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn.

4️⃣ PGS.TS. Phan Thị Ngọc Loan

🚩 PGS.TS. Phan Thị Ngọc Loan lấy bằng tiến sĩ vật lý năm 2012 tại Trường Đại học Quốc gia Tula, Liên bang Nga, và được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 2020. Hướng nghiên cứu của PGS là lý thuyết các quá trình vật lý khi laser mạnh tương tác với vật chất, và theo dõi các quá trình động lực học với độ phân giải thời gian cao. PGS đã tham gia và làm chủ nhiệm nhiều dự án, đề tài các cấp, và là đồng chủ nhiệm 1 dự án khoa học công nghệ được Quỹ VINIF tài trợ vào năm 2021. Năm 2011, PGS đạt Nhất về nghiên cứu khoa học do Viện Liên hiệp Hạt nhân Dubna, Liên Bang Nga trao tặng. PGS. Phan Thị Ngọc Loan đã công bố 41 bài báo khoa học, trong đó có 23 bài trên các tạp chí uy tín quốc tế thuộc hệ thống SCEI với trên 10 bài hạng Q1. Hiện nay, PGS đang là giảng viên của Khoa Vật lý, Thư ký nhóm nghiên cứu mạnh Vật lý của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

5️⃣ Nghệ sĩ Giang Trang

✨ Nghệ sĩ Giang Trang tốt nghiệp khoa Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại Thương năm 2004. Năm 2005, Giang Trang cùng cộng sự sáng lập công ty riêng đầu tiên hoạt động chuyên sâu trong ngành nghề sáng tạo, thiết kế thi công nội thất.
Giang Trang được biết đến như một chân dung nghệ sĩ văn hoá độc lập với chặng đường 7 năm thực hiện thành công dự án thử nghiệm âm nhạc – nghiên cứu văn hoá cá thể Trịnh Công Sơn với 06 concept cùng các nghệ sĩ tài năng. Năm 2019, data “Lênh đênh nhớ phố” được hãng Sterling Sound (hãng đĩa Hoà Kỳ với 137 đề cử và chiến thắng 35 lần ở hạng mục thu âm và master của giải Grammy) thực hiện thành định dạng đĩa than và băng cối 2 track – đây cũng là đĩa than về âm nhạc Trịnh Công Sơn đầu tiên kể từ sau 1975 xuất hiện tại Việt Nam.

Một trong những thông tin được mong chờ nhất vào thời điểm đầu năm 2024: Năm nay, VINIF sẽ tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác và tài trợ, trong đó có cập nhật một số điểm mới quan trọng, đặc biệt trong các chương trình tài trợ dự án khoa học công nghệ và lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử.

🎯 Với mục tiêu hỗ trợ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các tài năng trẻ phát huy sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học công nghệ và văn hóa lịch sử. Đến nay, Quỹ VINIF đã trợ lực cho hơn 3.000 nhà khoa học thông qua 7 chương trình tài trợ, bao gồm: 117 dự án khoa học và công nghệ; 6 đề án hợp tác đào tạo thạc sĩ khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo; 1.300 suất học bổng thạc sĩ, tiến sĩ; 180 suất học bổng sau tiến sĩ; gần 70 dự án và sự kiện văn hóa lịch sử; 170 hội thảo khoa học công nghệ/bài giảng đại chúng với các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế.

👉 Thông tin và thời gian cụ thể về các chương trình tài trợ và hợp tác năm 2024 của Quỹ VINIF như sau:

1️⃣    TÀI TRỢ DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

🔹 Chương trình hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu khoa học công nghệ của các viện nghiên cứu, trường đại học (tổ chức chủ trì) và các nhà khoa học Việt Nam có phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại, kết quả xuất sắc và có tầm ảnh hưởng quốc tế. Kinh phí mỗi dự án từ 2 đến 10 tỷ.

🔹 Đồng hành cùng Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 của Chính phủ, Chương trình tài trợ dự án nghiên cứu khoa học công nghệ của Quỹ VINIF năm 2024 sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuộc các lĩnh vực sau:

Công nghệ năng lượng xanh, Công nghệ môi trường (phát triển bền vững).

Khoa học máy tính, Công nghệ bán dẫn.

Công nghệ chế biến, Công nghệ chế tạo.

🚩 Hạn nộp hồ sơ: trước ngày 29/04/2024.

Lưu ý:

Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/chuong-trinh-tai-tro-du-an-khoa-hoc-va-cong-nghe/

2️    HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

🔹 Tổ chức các hội thảo khoa học công nghệ có uy tín trong nước và quốc tế, do Quỹ VINIF chủ trì hoặc tài trợ, phối hợp với các trường đại học và các viện nghiên cứu.

🚩 Các đợt xét duyệt: 03 đợt

✅ Đợt xét thứ 1: các hồ sơ nộp trước ngày 01/04/2024.

✅ Đợt xét thứ 2: các hồ sơ nộp trước ngày 01/06/2024.

✅ Đợt xét thứ 3: các hồ sơ nộp trước ngày 01/09/2024.

Lưu ý: Khuyến khích các trường, viện nộp hồ sơ sớm.

Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/hop-tac-tai-tro-su-kien-va-hoi-thao/

3️⃣    BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG VÀ BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ

🔹 Các trường đại học, viện nghiên cứu đề xuất (đồng) tổ chức chuỗi bài giảng đại chúng (diễn giả uy tín trong nước và quốc tế). Kinh phí theo định mức tổ chức sự kiện.

🔹 Các khoa, nhóm nghiên cứu đề xuất chuỗi bài giảng chuyên đề cho sinh viên và học viên.

🚩 Các đợt xét duyệt: 03 đợt.

✅ Đợt xét thứ 1: các hồ sơ nộp trước ngày 01/04/2024.

✅ Đợt xét thứ 2: các hồ sơ nộp trước ngày 01/06/2024.

✅ Đợt xét thứ 3: các hồ sơ nộp trước ngày 01/09/2024.

Lưu ý: Khuyến khích các trường, viện nộp hồ sơ sớm.

Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/khoa-hoc-ngan-han-va-giao-su-thinh-giang/

4️    HỌC BỔNG THẠC SĨ, TIẾN SĨ TRONG NƯỚC

🔹 Tài trợ học bổng thạc sĩ (120 triệu/năm), tiến sĩ (150 triệu/năm) trong 6 tháng hoặc 12 tháng.

🚩Hạn nộp hồ sơ:

✅ Học bổng Thạc sĩ: từ ngày 01/06/2024 đến 30/06/2024.

✅ Học bổng Tiến sĩ: từ ngày 02/05/2024 đến 31/05/2024.

Lưu ý:

Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/hoc-bong-thac-si-tien-si-trong-nuoc/

5️   HỌC BỔNG SAU TIẾN SĨ TRONG NƯỚC

🔹 Tài trợ cho các tiến sĩ từ các trường đại học uy tín ở nước ngoài hoặc trong nước để làm việc toàn thời gian tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu ở Việt Nam với mức tài trợ 360 triệu/năm.

🚩 Hạn nộp hồ sơ: trước ngày 29/04/2024.

Lưu ý:

Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/hoc-bong-sau-tien-si-trong-nuoc/

6️    LƯU GIỮ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ

🔹 Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các sự kiện hoặc các dự án bảo tồn, lưu trữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.

🔹 Với các sự kiện văn hóa, lịch sử, năm 2024, VINIF chú trọng đến các chương trình có tính nhân văn cao, lan tỏa mạnh mẽ tới đại chúng, thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân, thế hệ trẻ, đáp ứng các giá trị tốt đẹp về văn hóa, lịch sử, phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc.

🚩 Hạn nộp hồ sơ sự kiện: ít nhất 30 ngày trước ngày tổ chức.

🚩 Hạn nộp hồ sơ dự án: trước ngày 29/04/2024.

Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/chuong-trinh-luu-giu-cac-gia-tri-van-hoa-lich-su/

—–☘️———-☘️———-☘️—–

📌 Thông tin chi tiết về các chương trình: điều kiện, đối tượng đăng ký, hồ sơ, các bước thực hiện và các biểu mẫu mới, v.v., vui lòng xem tại website: https://vinif.org/

📌 Hồ sơ đăng ký tài trợ dự án khoa học công nghệ và các chương trình học bổng được nộp online tại hệ thống OMS: https://oms.vinif.org

📌 Hồ sơ đăng ký tài trợ hội thảo khoa học công nghệ và lưu giữ các giá trị văn hóa lịch sử, vui lòng gửi về địa chỉ email: scholarship@vinif.org

👉 Mọi câu hỏi thắc mắc về các chương trình, vui lòng liên hệ:

✉️ Email: info@vinif.org  

🍀 Bắt đầu từ năm 2024, Quỹ VINIF sẽ tổ chức các chuỗi sự kiện Gặp gỡ bốn mùa theo nhiều chủ đề, tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhằm giúp các nhà khoa học, các chuyên gia và các bạn trẻ trên khắp cả nước có cơ hội giao lưu, trao đổi học thuật, và gặp gỡ với các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế.
🍀Các sự kiện sẽ bao gồm các bài giảng đại chúng, tọa đàm, hội thảo về nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, kinh tế, v.v. Qua đó, các bạn trẻ có cơ hội cập nhật, bổ sung nhiều tri thức và những tiến bộ mới trên thế giới trong thời đại số.
🔔🔔 Chuỗi sự kiện “Gặp gỡ mùa Xuân” đầu tiên trong năm sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhân một ngày kỷ niệm thật đặc biệt – Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
🍀 Đây là lần đầu tiên VINIF “Nam tiến”, cũng là tin vui đối với nhiều nhà khoa học trẻ quan tâm đến những thành tựu khoa học công nghệ và tri thức mới, các thành viên của câu lạc bộ VINIF Alumni tại khu vực phía Nam.
🍀Sự kiện sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp và được livestream trên Fanpage và kênh Youtube của Quỹ VINIF, để quý anh, chị và các bạn ở xa có thể cùng theo dõi, với thông tin như sau:

📌 Tên sự kiện: PHỤ NỮ VÀ MÙA XUÂN

📌 Thời gian: 09:00 – 12:30, thứ Năm, ngày 7 tháng 3 năm 2024

📌 Địa điểm: Giảng đường 1, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, số 227 Nguyễn Văn Cừ, phường 4, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh

📌 Hình thức: Trực tiếp và livestream trên Fanpage và kênh Youtube của VINIF
Fanpage: https://www.facebook.com/vinif.org
Youtube: https://www.youtube.com/@vinif-org

📌 Nội dung chương trình:

02 bài giảng đại chúng do hai diễn giả là các nhà nghiên cứu uy tín về khoa học và văn hóa, lịch sử trình bày:

 Tọa đàm “Phụ nữ và mùa Xuân” với các khách mời thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

 Chương trình âm nhạc đặc sắc do nghệ sĩ Giang Trang cùng ban nhạc biểu diễn.

🍀 Đến với sự kiện, các nhà khoa học, các chuyên gia và các bạn trẻ (cả trực tiếp và trực tuyến) cũng sẽ tham gia vào phần thảo luận, đặt câu hỏi cho từng diễn giả sau mỗi bài giảng và tọa đàm.

Trân trọng kính mời các nhà khoa học, các bạn trẻ đến với Gặp gỡ mùa Xuân cùng VINIF!

🔰 Nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu giữa các thành viên của CLB VINIF Alumni, và mở rộng cho các nhà khoa học, các bạn trẻ quan tâm đến khoa học công nghệ, sáng ngày 08/12/2023, Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) phối hợp với Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức sự kiện Bài giảng đại chúng: “Xác định hướng đi trước sự phát triển và tác động của một số công nghệ mới” để cập nhật, đánh giá tác động của những xu hướng phát triển công nghệ mới trong thời đại chuyển đổi số đến môi trường nghiên cứu. Sự kiện đã nhận được sự quan tâm, tham dự của đại diện lãnh đạo Viện Hóa học, các diễn giả là những chuyên gia đầu ngành và gần 150 đại biểu, khách mời là thành viên CLB VINIF Alumni cùng các nhà khoa học, các bạn trẻ quan tâm đến những xu hướng phát triển mới của KHCN.

📌 Phát biểu tại sự kiện, PGS.TS. Hoàng Mai Hà, Phó Viện trưởng Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, chia sẻ: “Ngày nay trí tuệ nhân tạo đang có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc, đặc biệt có ảnh hưởng lớn trong công việc nghiên cứu. Công nghệ căn bản góp phần tạo ra các sản phẩm trí tuệ nhân tạo là công nghệ bán dẫn – một trong những công nghệ nền tảng đã góp phần tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ 20 và sẽ tiếp tục tạo ra thay đổi cho nhân loại sau này”. Hai bài giảng được Ban tổ chức lựa chọn trong ngày hôm nay liên quan đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ bán dẫn – những lĩnh vực nghiên cứu đang được các nhà khoa học cũng như toàn xã hội rất quan tâm.

PGS.TS. Hoàng Mai Hà, Phó Viện trưởng Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam phát biểu tại sự kiện.

📌 Bài giảng đại chúng số 1: “Sự phát triển nhanh chóng của AI và ứng xử của chúng ta ”

✅ Diễn giả: GS.TS. Thái Trà My là Giáo sư Quỹ nghiên cứu Đại học Florida về Khoa học Kỹ thuật Máy tính và Thông tin, Phó giám đốc Viện Warren B. Nelms vì Thế giới kết nối, IEEE Fellow, Đại học Florida, Hoa Kỳ.

GS.TS. Thái Trà My thuyết giảng bài giảng đại chúng “Sự phát triển nhanh chóng của AI và ứng xử của chúng ta ”

✅ Bài giảng được giáo sư bắt đầu từ lịch sử hình thành, quá trình phát triển đến những thành tựu đáng kinh ngạc của trí tuệ nhân tạo (AI). Việc phát triển rất nhanh chóng của các mô hình học sâu cùng sự tiến bộ vượt bậc của GPT-4 chỉ trong vài năm gần đây đã tạo thành chủ đề thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng nghiên cứu khoa học cũng như đại chúng trên toàn thế giới. AI rõ ràng là điển hình của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển nhanh chóng của AI cũng là nguy cơ mất kiểm soát dẫn đến những vấn đề đáng lo ngại trong nhiều các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là vấn đề về an toàn và bảo mật thông tin. Nhằm giải quyết các vấn đề đó, giáo sư cũng đã chia sẻ về một số biện pháp như trí tuệ nhân tạo an toàn, đạo đức của trí tuệ nhân tạo…để kiểm soát tốt AI trong thời gian tới.

Hình ảnh các nhà khoa học thảo luận, đặt câu hỏi:

📌 Bài giảng đại chúng số 2: Tương lai ngành công nghệ chip bán dẫn của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với thế giới

✅ Diễn giả: PGS.TS. Nguyễn Trần Thuật, Trung Tâm Nano và Năng lượng, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

✅ Trong bài giảng đại chúng này, bằng kinh nghiệm cả trong nghiên cứu học thuật và ứng dụng để thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu trên thị trường, PGS Nguyễn Trần Thuật đã chia sẻ một góc nhìn bao quát và rất thực tế về ngành công nghệ chip bán dẫn của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Bài giảng đã được diễn giả bắt đầu từ lý thuyết: các khái niệm cơ bản về chất bán dẫn và các linh kiện bán dẫn chính; chip bán dẫn; lịch sử hình thành phát triển của chip bán dẫn trên thế giới và tại Việt Nam; đến các bài học trong phát triển phát triển công nghiệp chip bán dẫn tại các nước phát triển; và cuối cùng là chia sẻ kinh nghiệm thực tế của chính diễn giả trong việc phát triển chip ảnh nhiệt cùng định hướng phát triển cho ngành công nghiệp này tại Việt Nam.

Hình ảnh các nhà khoa học thảo luận, đặt câu hỏi:

👉 Hai bài giảng đại chúng được Ban tổ chức lựa chọn cho sự kiện này đều đề cập đến những chủ đề được cộng đồng khoa học cũng như xã hội đang rất quan tâm. Các diễn giả là các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu tiên phong có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Do đó, sự kiện đã thu hút được lượng lớn các học giả, các nhà khoa học tham gia. Rất nhiều câu hỏi được gửi đến Ban tổ chức trước sự kiện cũng như nhiều câu hỏi, vấn đề được thảo luận sôi nổi và tương tác trực tiếp với diễn giả tại sự kiện, góp phần làm rõ hơn các quan điểm và tiềm năng triển khai các giải pháp phát triển trong thực tế.

📌 Xem video toàn bộ sự kiện trên kênh youtube của VINIF tại link dưới đây:

Sáng ngày 24/8/2023, tại Hội trường Hoàng Tụy, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã diễn ra sự kiện “Các bài giảng đại chúng về Phát triển bền vững”. Sự kiện được Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO – VAST, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Quỹ đổi mới sáng tạo VINIF tổ chức nhằm lan tỏa tinh thần nghiên cứu, phát triển bền vững của UNESCO, thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác đến đông đảo các nhà nghiên cứu trẻ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa, lịch sử.

♻️ Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 đại biểu và khách mời, với đông đảo các nhà khoa học, nghiên cứu viên trẻ trong cả lĩnh vực tự nhiên và xã hội, lãnh đạo Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Vật liệu, đại diện lãnh đạo và cựu lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ.

🎯 Phát biểu tại sự kiện, Phó giáo sư Phan Thị Hà Dương, Phó giám đốc Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO – VAST, Giám đốc Điều hành Quỹ đổi mới sáng tạo VINIF chia sẻ: “Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự thịnh vượng cho tất cả mọi người. Các mục tiêu chính này được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể nhằm hướng tới xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo mọi người dân được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó đề ra 17 mục tiêu chính cùng 115 mục tiêu cụ thể. Nhằm hưởng ứng tinh thần đầy nhân văn đó, đồng thời để phổ biến các kiến thức có giá trị đến xã hội, Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO – VAST, Viện Toán học và Quỹ đổi mới sáng tạo VINIF đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa và sức lan tỏa rộng, như sự kiện bài giảng đại chúng “Toán học trong nghiên cứu Khí hậu và Biến đổi Khí hậu quy mô khu vực” vào năm 2022. Năm 2023, chúng tôi tiếp tục thể hiện sự ủng hộ vô điều kiện đối với các mục tiêu của LHQ và UNESCO bằng sự kiện quan trọng: “Các Bài giảng đại chúng về Phát triển bền vững”. Hai bài giảng được Ban tổ chức lựa chọn trong ngày hôm nay liên quan đến lĩnh vực vật liệu mới và văn hóa xã hội – những vấn đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội hiện đại.

1️⃣ Bài giảng đại chúng số 1: “Thời cơ cho vật liệu nano từ sinh học và theo dõi sức khỏe”

☑️ Diễn giả: Giáo sư Phan Mạnh Hưởng, Giám đốc Phòng thí nghiệm Cảm biến và Vật liệu tiên tiến, Khoa Vật lý, Đại học Nam Florida, Hoa Kỳ.

Giáo sư Phan Mạnh Hưởng và bài giảng “Thời cơ cho vật liệu nano từ sinh học và theo dõi sức khỏe”

☑️ Trong bài giảng này, giáo sư đã chia sẻ góc nhìn về những cơ hội đang nổi lên và cả những thách thức hiện tại trong lĩnh vực nghiên cứu liên ngành này, đồng thời đề xuất các chiến lược mới để vượt qua các thách thức đó. Giáo sư cũng chia sẻ đang và sẽ tập trung vào những phát triển mới nhất trên nền tảng các cảm biến từ không tiếp xúc, không xâm nhập trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị COVID-19 và những bệnh đường hô hấp khác thông qua khai thác từ trường và học máy. Công nghệ này có thể ứng dụng trong các cơ sở và hệ thống chăm sóc sức khỏe tại điểm hoặc từ xa, có tiềm năng nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe tổng thể và thúc đẩy các nỗ lực đo đạc sức khỏe cộng đồng hiệu quả hơn để đối phó với sự lan rộng của dịch bệnh.

2️⃣ Bài giảng đại chúng số 2: “Không gian phát triển tri thức của người Việt: Vài suy nghĩ bước đầu về sự hình thành, những cản trở, viễn cảnh tương lai”

☑️ Diễn giả: Ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch HĐQT, người sáng lập Alpha Books; Viện trưởng Viện lãnh đạo ABG; Phó chủ tịch thường trực Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC).

Diễn giả Nguyễn Cảnh Bình và bài giảng “Không gian phát triển tri thức của người Việt: Vài suy nghĩ bước đầu về sự hình thành, những cản trở, viễn cảnh tương lai”

☑️ Trong bài giảng đại chúng này, bằng những luận cứ sâu sắc qua những trải nghiệm và nghiên cứu, ông Nguyễn Cảnh Bình đã nêu lên một bức tranh tổng quan về không gian phát triển tri thức của người Việt từ hàng ngàn năm trước cho đến thời hiện đại. Ông đặt ra nhiều trăn trở về những bất cập, hạn chế trong việc tạo lập một môi trường thoáng rộng cho sự tranh luận tư tưởng, tri thức trong xã hội; một số sự bó hẹp trong các truyền thống “Á Đông” thực sự đã gây cản trở cho quá trình tiếp cận tri thức mới trên thế giới của người Việt. Ông cũng đưa ra những nhận định, lý luận và biện giải cho không gian phát triển tri thức người Việt và đặt trọng tâm vào hai trụ cột chính ảnh hưởng đến sự phát triển này: sự xuất hiện chữ viết và bối cảnh kinh tế thời đại.

☑️ Sang thời cận, hiện đại, Việt Nam mở rộng giao lưu học thuật với đông đảo các nước phương Tây hơn và xuất hiện nhiều trí sĩ yêu nước nổi tiếng có học vấn uyên bác và tiếp thu được những làn sóng tri thức thế giới như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Xuân Hãn… Ngày nay, trong một thế giới ngày càng phẳng hơn, sự giao lưu giữa giới học thuật Việt Nam với thế giới là điều tất yếu và chắc chắn đem lại những giá trị to lớn cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục… của đất nước. Theo diễn giả, muốn hình thành các các nhà trí thức, học giả, doanh nhân có trình độ cao… cần tạo không gian, môi trường học thuật cởi mở. Việt Nam muốn đạt được những thịnh vượng như các nước phát triển thì cần lan tỏa tri thức đến với phần lớn đại chúng thông qua sự phát triển và cải tổ hệ thống thư viện, dịch thuật.

💯 Những bài giảng đại chúng trong chương trình năm nay có chất lượng rất cao, đi sâu vào cả hai chủ đề khoa học công nghệ và văn hóa xã hội, do đó đã thu hút được lượng lớn các học giả, giới trí thức của Việt Nam tham gia và đóng góp, chia sẻ. Rất nhiều câu hỏi, ý kiến, tranh biện đã diễn ra giữa người nghe với các diễn giả, góp phần làm rõ hơn các ý tưởng, quan điểm và tiềm năng triển khai các giải pháp phát triển khoa học và văn hóa xã hội trong thực tế.