VINIF.2023.DA156 – Liệu pháp thực khuẩn thể – một giải pháp tiềm năng cho cuộc chiến chống tình trạng kháng thuốc kháng sinh (AMR) trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam: Nghiên cứu từ ngân hàng phage, phân tích – omics, tới thử nghiệm quy mô ao nuôi cá tra giống

project manager image
Chủ nhiệm dự án
PGS.TS. Hoàng Anh Hoàng
Tổ chức chủ trì
Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu của dự án

Thành công trong việc thiết lập ngân hàng thực khuẩn thể (phage bank): phân lập đánh giá hoạt tính vi khuẩn và phage; thiết lập hồ sơ, quy trình, giới thiệu, quảng báo ngân hàng phage.

Thành công trong việc phân tích –omics: genome, phản ứng miễn dịch (the immune response), hệ vsv đường ruột cá, ảnh hưởng của phages lên tính đa dạng của hệ vi khuẩn nước và bùn ao.

Thành công trong việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của chế phẩm phage kháng bệnh xuất huyết và gan thận mủ cá tra giống ở quy mô ao nuôi.

Nội dung chính của dự án

Thiết lập ngân hàng thực khuẩn thể (phage bank): phân lập đánh giá hoạt tính vi khuẩn và phage; thiết lập hồ sơ, quy trình, giới thiệu, quảng báo ngân hàng phage.

Phân tích –omics: genome, phản ứng miễn dịch (the immune response), hệ vsv đường ruột cá, ảnh hưởng của phages lên tính đa dạng của hệ vi khuẩn nước và bùn ao.

Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của chế phẩm phage kháng bệnh xuất huyết và gan thận mủ cá tra giống ở quy mô ao nuôi.

Tác động của dự án

Dự án đóng góp vào mở rộng hướng nghiên cứu về thực khuẩn thể tại Việt Nam. Ngân hàng phage đầu tiên sẽ được thiết lập, góp phần vào nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Dự án cũng là cơ hội tốt để tăng cường hợp tác với các nhóm nghiên cứu tại Việt Nam và nước ngoài.

Tăng cường chuyển giao công nghệ và tăng cường chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại Việt Nam.

Dự án góp phần điều chỉnh chính sách về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường nói chung và trong nuôi trồng thủy sản nói riêng tại Việt Nam. 

project manager image
Chủ nhiệm dự án
PGS.TS. Hoàng Anh Hoàng
Tổ chức chủ trì
Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tags

Tiến độ dự kiến
01/11/2023
01/11/2024
Giai đoạn 1

1. Thu mẫu để phân lập, sàng lọc, tinh sạch, định danh vi khuẩn gây bệnh A. hydrophila and E. ictaluri từ ao cá tra.
2. Đánh giá độc lực của các vi khuẩn phân lập được trên mô hình cá.
3. Thu mẫu để phân lập thực khuẩn thể
4. Tham dự hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế chuyên ngành.

01/11/2025
Giai đoạn 2

1. Phân lập thực khuẩn thể
2. Đánh giá đặc tính của thực khuẩn thể
3. Thu mẫu để phân lập, sàng lọc, tinh sạch, định danh vi khuẩn gây bệnh A. hydrophila and E. ictaluri từ ao cá tra.
4. Đánh giá độc lực của các vi khuẩn phân lập được trên mô hình cá.
5. Giải trình tự và phân tích genome của các thực khuẩn thể.
6. Phân tích ảnh hưởng của thực khuẩn thể lên hệ vi sinh vật đường ruột cá.
7. Phân tích ảnh hưởng của thực khuẩn thể lên hệ miễn dịch cá.
8. Thiết lập ngân hàng thực khuẩn thể.
9. Tham dự hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế.
10. Chuẩn bị nộp bài báo khoa học
11. Đào tạo

01/11/2026
Giai đoạn 3

1. Đánh giá hiệu quả của cố định thực khuẩn thể lên viên thức ăn cá
2. Sản xuất chế phẩm thực khuẩn thể
3. Thử nghiệm chế phẩm thực khuẩn thể ở quy mô ao nuôi
4. Đánh giá ảnh hưởng của thực khuẩn thể lên hệ vi sinh vật nước ao và bùn ao
5. Giải pháp sử dụng thực khuẩn thể kiểm soát bệnh vi khuẩn quan trọng trong sản xuất cá tra giống quy mô thương mại
6. Sáng chế
7. Chuẩn bị nộp bài báo khoa học
8. Tham dự hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế.
9. Đào tạo