VINIF.2023.DA151 – Phương pháp mới nghiên cứu đặc trưng của quá trình vận chuyển và phân tán vật chất khu vực biển ven bờ tây bắc Vịnh Bắc Bộ

project manager image
Chủ nhiệm dự án
TS. Nguyễn Kim Cương
Tổ chức chủ trì
Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Dự án này với mục tiêu nâng cao hiểu biết về các quá trình vật lý dưới những biến động quy mô nhỏ của dòng chảy mặt biển và sự phân tán rối của vật chất ở khu vực biển phía tây bắc Vịnh Bắc Bộ. Thông qua việc sử dụng các công nghệ quan trắc hiện đại và hiệu quả, các phương pháp phân tích tiên tiến, kết hợp với mô hình số độ phân giải cao sẽ mang lại những hiểu biết tốt hơn về các quá trình chi phối đường đi của vật chất hay chất ô nhiễm trong môi trường biển.
Dự án này hướng dự kiến sẽ giải đáp ba câu hỏi nghiên cứu chính như sau:
– Phương pháp quan trắc nào hiệu quả nhất trong nghiên cứu dòng chảy ven biển với khoảng không gian lớn và độ phân giải cao?
– Công nghệ nào hiệu quả nhất để xác định các dạng vận chuyển vật chất và phân tán rối từ các quan trắc dòng chảy?
– Các kết quả mô phỏng số của trường hoàn lưu ven biển và các quá trình phân tán có độ tin cậy như thế nào và những kết quả đó có thể được nâng cao độ chính xác với các quan trắc dòng chảy?

Tác động của dự án

* Về khoa học
– Nâng cao hiểu biết về các quá trình vật lý dưới trường dòng chảy ven bờ khu vực Vịnh Bắc Bộ và biến động khu vực cửa sông Hồng. Khu vực cửa sông Hồng là nơi một lượng lớn vật chất (rác thải, trầm tích,chất ô nhiễm…) được vận chuyển từ lục địa ra Vịnh Bắc Bộ.
– Hiểu biết hơn về vai trò của các chuyển động rối quy mô nhỏ trong sự hình thành phân bố theo không gian của các vật chất tự nhiên (trứng cá, thực vật phù du)… hay các vật chất nhân tạo (vi nhựa, các chất ô nhiễm…).


* Về kinh tế – xã hội
– Các kết quả của đề tài có thể mang lại lợi ích để thành lập các chiến lược hành động để bảo vệ biển, giảm ô nhiễm, phục hồi các hệ sinh thái ven bờ, tăng cường sự thích ứng với khí hậu và thúc đẩy khai thác bền vững biển.
– Các kết quả dự kiến sẽ mang lại lợi ích trong việc xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định hiệu quả trong các sự kiện ô nhiễm do sự cố hay các điều kiện cực trị trong bối cảnh ấm lên toàn cầu.


* Về phát triển đội ngũ nghiên cứu khoa học biển
– Dự án quy tập đội ngũ các nhà khoa học trẻ ở các đơn vị nghiên cứu biển hàng đầu của Việt Nam. Thông qua đào tạo thực tế và lý thuyết có thể nâng cao năng lực về các công nghệ quan trắc ven bờ cũng như dự báo phân tán rối.
– Dự án dự kiến tổ chức trường hè khoa học đào tạo cho sinh viên và các nhà nghiên cứu trẻ về mô hình thủy động lực và các phương pháp tối ưu hóa mô hình.

project manager image
Chủ nhiệm dự án
TS. Nguyễn Kim Cương
Tổ chức chủ trì
Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tags

Tiến độ dự kiến
01/11/2023
31/10/2024
Giai đoạn 1

1. Triển khai đo đạc bằng Radar tần số cao thu thập số liệu
2. Đo đạc số liệu với ADCP, drifters để kiểm chứng số liệu từ Radar và mô hình số
3. Đánh giá biến động dòng chảy biển và quá trình phân tán vật chất từ số liệu quan trắc
4. Hướng dẫn 01 Học viên cao học và 01 Nghiên cứu sinh

31/10/2025
Giai đoạn 2

1. Đánh giá biến động dòng chảy biển và quá trình phân tán vật chất từ số liệu quan trắc (tiếp tục).
2. Mô phỏng số, tối ưu hóa mô hình, đánh giá độ tối ưu.
3. Phân tích Lagrangian với mô hình và đặc trưng vận chuyển và phân bố vật chất
4. Tổ chức 01 Hội thảo: “Multi-scale variability of marine environment in Vietnam from observations and modeling”
5. Hướng dẫn 01 Học viên cao học

31/10/2026
Giai đoạn 3

1. Phân tích Lagrangian với mô hình và đặc trưng vận chuyển và phân bố vật chất (tiếp tục)
2. Tham gia 01 Hội thảo quốc tế
3. Tổ chức 01 Hội thảo quốc tế “Ocean Radar Conference in Asia-Pacific (ORCA 2026)”
4. Tổ chức 01 Trường hè về radar biển
5. Biên tập 01 số đặc biệt trên tạp chí quốc tế
6. Đào tạo Sau Đại học
7. Báo cáo kết quả dự án