VINIF.2022.DA00061 – Thiết kế, tổng hợp và đánh giá tác dụng sinh học của các dẫn chất Tetrazol đa chức năng mới hướng dùng điều trị bệnh Alzheimer

project manager image
Chủ nhiệm dự án
PGS.TS. Trần Phương Thảo
Tổ chức chủ trì
Trường Đại học Dược Hà Nội

Bệnh Alzheimer (AD) là một bệnh rối loạn thoái hóa thần kinh phức tạp biểu hiện bằng mất trí nhớ và suy giảm liên tục trong nhận thức, người bệnh mất dần khả năng hoạt động độc lập. Trên thế giới, khoảng 37 triệu người được chẩn đoán mắc AD và AD cũng là một trong những nguyên nhân hàng tử vong hàng đầu ở người cao tuổi chỉ đứng sau các bệnh ung thư và tim mạch. Bên cạnh đó, đa số bệnh nhân AD cần có người chăm sóc và theo dõi, do đó tạo ra áp lực to lớn cho nền kinh tế. Cơ chế bệnh sinh của AD được xác định có sự tham gia của nhiều yếu tố như: tích tụ các lắng đọng amyloid β peptide (Aβ), tích tụ protein tau kèm theo stress oxy hóa, suy giảm hệ cholinergic, ảnh hưởng của các ion kim loại và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, cho đến nay AD vẫn là căn bệnh chưa có thuốc điều trị dứt điểm và rất ít thuốc chứng minh được khả năng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Do đó, cần có những nỗ lực khoa học đổi mới không chỉ để khám phá thêm những hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình AD mà còn để phát triển các tác nhân hiệu quả hơn chống lại căn bệnh này. Do sự phức tạp và nhiều cơ chế hoạt động trong quá trình tiến triển của AD, việc phát triển các loại thuốc theo mục tiêu phân tử đơn lẻ là vô cùng khó khăn và kém hiệu quả. Trái ngược với các chiến lược nhắm mục tiêu đơn lẻ, việc xác định các phân tử nhỏ có thể ảnh hưởng đến nhiều con đường liên quan đến AD là một chiến lược đầy hứa hẹn để phát triển các loại thuốc hiệu quả hơn chống lại căn bệnh này. Trọng tâm của dự án là tìm hiểu được các lợi ích mang lại của chiến lược đa giả thiết trong nghiên cứu và phát triển thuốc điều trị AD, từ đó phát triển các dược phẩm mới kiểm soát AD. Sự thành công của dự án sẽ góp một phần trong việc chứng minh các giả thiết về cơ chế bệnh sinh cũng như mở đường cho sự ra đời của các thuốc mới trong điều trị bệnh AD. Dự án được thực hiện sẽ góp phần đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu thuốc mới, giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của khoa học Việt Nam trên bản đồ khoa học thế giới. Dự án này cùng với các công trình nghiên cứu sau đó sẽ là tiền đề để thực hiện mong muốn lớn nhất của nhóm nghiên cứu là có thể tạo được THUỐC PHÁT MINH của Việt Nam.

project manager image
Chủ nhiệm dự án
PGS.TS. Trần Phương Thảo
Tổ chức chủ trì
Trường Đại học Dược Hà Nội

Tags

Tiến độ dự kiến
01/12/2022
30/08/2023
Giai đoạn 1

– Danh sách cấu trúc, cơ chế xúc tác của các tác nhân chống bệnh Alzheimer’s nổi tiếng;

– Báo cáo về Đặc điểm của các mục tiêu phân tử liên quan tới cơ chế bệnh Alzheimer;

– Cấu trúc của 50-60 chất dự kiến được tổng hợp (5-6 dãy);

– Phương pháp tổng hợp các dẫn chất đã được thiết kế cho từng dãy chất.

29/02/2024
Giai đoạn 2

– 20-30 chất được tổng hợp, tinh chế (mỗi chất khoảng 10 mg) và khẳng định, phân tích cấu trúc thông qua kết quả đo phổ;

– Kết quả sàng lọc khả năng ức chế AChE của các chất đã được tổng hợp thuộc dãy I-III;

– 20-30 chất được tổng hợp, tinh chế (mỗi chất khoảng 10 mg) và khẳng định, phân tích cấu trúc thông qua kết quả đo phổ Bài báo cáo oral hoặc poster tại Hội nghị;

– 01 bài báo được chấp nhận đăng.

30/11/2024
Giai đoạn 3

– Kết quả sàng lọc khả năng ức chế AchE của các chất đã được tổng hợp thuộc dãy IV-VI – IC50 (AChE) của một số chất tiềm năng thuộc dãy I-III – IC50 (AChE) của một số chất tiềm năng thuộc dãy IV-VI;

– Kết quả Docking của các chất có hoạt tính tiềm năng;

– Mối liên quan giữa cấu trúc và tác dụng của các chất;

– Báo cáo tổng hợp;

– 02 bài báo được chấp nhận đăng (tối thiểu 01 bài báo Q1 theo danh mục Dự án đã đăng ký và được Quỹ thống nhất);

– 01 sáng chế được chấp nhận đơn hợp lệ;

– 01 nghiên cứu sinh (đã/đang làm luận án về vấn đề nghiên cứu của Dự án (nếu có ứng viên phù hợp);

– 01 học viên cao học đã bảo vệ luận văn về vấn đề nghiên cứu của Dự án;

– 01 sinh viên đã bảo vệ khóa luận về vấn đề nghiên cứu của Dự án.