VINIF.2020.DA08 – Tổng hợp màng điện cực Polymer dạng ghép mạch và khâu mạch bằng kỹ thuật bức xạ ứng dụng trong pin nhiên liệu Hydro

project manager image
Chủ nhiệm dự án
TS. Trần Duy Tập
Tổ chức chủ trì
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM

Pin nhiên liệu hydro, một thiết bị chuyển đổi năng lượng sạch và hiệu quả, đang rất hứa hẹn trong việc sử dụng cho các phương tiện giao thông, vận tải, thiết bị di động, cầm tay, hay như là một nguồn năng lượng mới sử dụng cho nhiều mục đích hay thiết bị khác nhau. Triển vọng phát triển và khả năng ứng dụng rộng khắp của pin nhiên liệu hydro trong tương lai là rất mạnh mẽ và sẽ có tác động đáng kể đến môi trường, kinh tế và xã hội.  

Mục tiêu của dự án:

  • Nghiên cứu tổng hợp màng điện cực polymer với giá thành cạnh tranh và sử dụng hiệu quả cho pin nhiên liệu hydro bằng kỹ thuật khâu mạch và ghép mạch sử dụng bức xạ hạt nhân.
  • Góp phần đào tạo nguồn nhân lực và tạo ra các công bố khoa học có chất lượng về pin nhiên liệu hydro.

Ảnh hưởng của dự án:

  • Các kết quả nghiên cứu của dự án sẽ kỳ vọng giúp các nhà sản xuất nhiên liệu hydro, pin nhiên liệu hydro, và xe điện chạy bằng pin nhiên liệu hydro một sự hiểu biết rõ ràng hơn về chiến lược hay phương pháp làm thế nào để pin nhiên liệu hydro hoạt động hiệu quả, bền vững, và có giá thành cạnh tranh.    
project manager image
Chủ nhiệm dự án
TS. Trần Duy Tập
Tổ chức chủ trì
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM

Tags

Tiến độ dự kiến
01/11/2020
01/01/2022
Giai đoạn 1

-02 bài báo trong nước,
-01 luận văn ThS,
-05 màng ETFE-PEMs

01/03/2023
Giai đoạn 2

-02 bài báo Q1,
-01 luận văn ThS,
-01 chuyên đề NCS,
-15 màng ETFE-PEM

30/11/2023
Giai đoạn 3

-01 bài báo Q1,
-01 luận văn ThS,
-01 chuyên đề NCS