Mục tiêu:
Mục tiêu tổng quan của đề xuất dự án là phát triển được giải pháp công nghệ toàn diện chế sâu và bền vững quả thanh long (Hylocereus) thành đồng thời nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Châu Âu thích hợp áp dụng cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
• Xây dựng và tối ưu hoá được quy trình chế biến tất cả các phần của quả thanh long thành đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau (03 sản phẩm từ thịt quả và 03 sản phẩm từ vỏ quả thanh long)
• Xây dựng và tối ưu hoá được quy trình xử lý nước thải của quá trình chế biến thanh long theo hướng tái sử dụng ít nhất 80%
• Thiết kế được hệ thống thiết bị thực hiện các quy trình nói trên ở quy mô công nghiệp
• Phát triển được hệ thống giám sát và điều khiển SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) tại chỗ và từ xa cho dây chuyền chế biến thanh long ứng dụng công nghệ IoT bao gồm:
– Mô đun giám sát và điều khiển vận hành hệ thống chế biến thanh long;
– Mô đun tối ưu hoá lịch trình vận hành các hợp phần thiết bị dùng chung
– Mô đun thu thập số liệu, tính toán và tối thiểu hoá dấu chân carbon của các sản phẩm chế biến từ quả thanh long theo thời gian thực
• Thiết lập được quy trình chuyển giao công nghệ chế biến sâu – không chất thải (zero waste) và bền vững quả thanh long quả thanh long (Hylocereus) cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Nội dung:
Nội dung 1 (WP1) Nghiên cứu phát triển các quy trình chế biến sâu quả thanh long
Nội dung 2 (WP2) Nghiên cứu đánh giá quá trình phân huỷ sinh học của vật liệu da thay thế nguồn gốc thực vật (plant based leather alternatives) vừa được chế tạo ra
Nội dung 3 (WP3): Nghiên cứu chuyển quy mô quá trình chế biến sâu quả thanh long đạt quy mô sản xuất công nghiệp phù hợp với năng lực và nhu cầu của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam
Nội dung 4 (WP4) Sản xuất thử nghiệm chế biến sâu quả thanh long ở quy mô Pilot đưa ra các sản phẩm: nước thanh long cô đặc (I.1); nước khoáng hương thanh long tự nhiên (I.2); bột dinh dưỡng thanh long (I.3); chất màu thực phẩm giàu Betacyanin từ vỏ thanh long (II.1); bột giàu chất xơ dinh dưỡng và các chất có hoạt tính sinh học từ vỏ thanh long (II.2); vật liệu da thay thế/ leather alternatives từ vỏ quả thanh long (II.3)
Nội dung 5 (WP5) Phát triển Mô đun Carbon Footprint Monitoring (CFM) thuộc hệ thống giám sát và điều khiển SCADA dựa trên số liệu vận hành của hệ thống thiết bị để thu thập số liệu, tính toán và tối thiểu hoá dấu chân carbon của các sản phẩm chế biến từ quả thanh long theo thời gian thực.
Nội dung 6 (WP6) Hoàn thiện giải pháp chế biến sâu và bền vững quả thanh long ở quy mô công nghiệp
Nội dung 7 (WP7) Phát triển gói dịch vụ chuyển giao công nghệ chế biến sâu – theo hướng không chất thải (zero-waste) và bền vững quả thanh long (Hylocereus) thành đồng thời nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Châu Âu thích hợp áp dụng cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam
Tác động:
– Tác động đến phát triển KH&CN:
Dự án được thực hiện sẽ góp phần không nhỏ đến trình độ phát triển công nghệ sau thu hoạch tại Việt Nam. Tạo nên nền tảng quan trọng cho việc phát triển các công nghệ và quy trình chế biến không chất thải đối với các loại rau quả khác. Đồng thời, phát triển được công nghệ tổng hợp vật liệu từ phế thải chế biến rau quả.
– Tác động đến phát triển kinh tế xã hội và nông nghiệp:
Dự án cung cấp công cụ hiệu quả tạo lập gía trị gia tăng cho quả thanh long, góp phần tạo sinh kế ổn định cho người nông dân trồng thanh long trong cả nước.
– Tác động bảo vệ môi trường:
Dự án tạo ra quá trình chế biến không chất thải góp phần tăng cường hiệu suất sản xuất và không tạo ra chất thải, nước thải. Tạo ra hoạt động kinh tế hiệu quả trong khi vẫn duy trì được môi trường trong sạch.