Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản chạm khắc đá cổ Miền núi Phía Bắc Việt Nam

Chủ nhiệm dự án
TS. Hà Hữu Nga
Tổ chức chủ trì
Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch – Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Chạm khắc đá cổ là một trong những loại hình di sản sớm nhất, đặc biệt nhất và là loại hình di sản lưu giữ ký ức lịch sử – văn hóa vô giá trong quá trình phát triển của loài người. Trên phạm vi toàn cầu, đã có không ít địa điểm di sản thuộc loại này được UNESCO công nhận và ghi vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới. Tại miền núi Phía Bắc Việt Nam lần đầu tiên di sản chạm khắc đá cổ được người Pháp phát hiện vào năm 1924 tại thung lũng Mường Hoa, Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Trải qua gần 100 năm tìm kiếm, phát hiện, và nghiên cứu, cho đến nay ngoài khu vực Sa Pa, di sản chạm khắc đá cổ còn được phát hiện tại 12 địa điểm khác (và chắc chắn con số này sẽ còn tăng lên theo thời gian) thuộc miền núi Phía Bắc Việt Nam.

Một vấn đề hệ trọng có tác động bất lợi, thậm chí gây thiệt hại hoặc phá hủy các địa điểm di sản nói chung và di sản chạm khắc đá nói riêng, đó là tỷ lệ đô thị hóa lớn ở các tỉnh miền núi Phía Bắc. Thực tế đó cho thấy tăng trưởng kinh tế, đôi khi có cả tăng trưởng bằng mọi giá, thường không đồng nghĩa với lợi ích bảo tồn các di sản văn hóa nói chung, và di sản chạm khắc đá cổ của khu vực miền núi Phía Bắc nói riêng.

Ngày nay, vốn tri thức và phương pháp luận đã cho phép phải có một nghiên cứu tổng thể hơn và cũng sâu sắc hơn, góp phần trả lời các câu hỏi còn bỏ ngỏ và các đề xuất bảo tồn, phát huy đối với di sản chạm khắc đá cổ Miền núi Phía Bắc. Trong đó có những kiến nghị liên quan đến lĩnh vực kinh tế du lịch, kinh tế học di sản, đặc biệt là đối với sự phát triển của cộng đồng các Dân tộc thiểu số ở những khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh như Sapa (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái), Xín Mần, Đồng Văn (Hà Giang).

Chủ nhiệm dự án
TS. Hà Hữu Nga
Tổ chức chủ trì
Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch – Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tags

Tiến độ dự kiến
01/11/2023
30/06/2024
Giai đoạn 1
31/03/2025
Giai đoạn 2
31/10/2025
Giai đoạn 3

Tags