Phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế – loại hình nghệ thuật Truyền thống đang có nguy cơ thất truyền cao

Chủ nhiệm dự án
TS. Nguyễn Phước Hải Trung
Tổ chức chủ trì
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Là mảnh đất văn hoá, bao đời lưu giữ hào khí đế vương, Huế cũng là nơi sản sinh ra những giá trị văn hoá đặc hữu. Ngoài Nhã Nhạc được UNESSCO công nhận là Kiệt tác Di sản Truyền khẩu và Phi vật thể của nhân loại, thì Tuồng Cung đình Huế là di sản văn hoá nghệ thuật sáng giá của dân tộc Việt Nam.

Tuồng là thể loại sân khấu kịch hát truyền thống có lịch sử lâu đời. Thời Nhà Nguyễn (thế kỷ XVII-XIX) Tuồng được xem là “quốc kịch”, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân. Trong nghệ thuật tuồng, nghệ thuật kẻ mặt nạ là một trong những yếu tố đặc sắc, điển hình. Sự độc đáo của ngôn ngữ mặt nạ cũng chính là một trong những yếu tố cốt lõi làm nên giá trị của nghệ thuật tuồng Huế.

Khi triều đình nhà Nguyễn cáo chung, những giá trị văn hoá phi vật thể – từng một thời là biểu tượng cho vương quyền và sự hưng thịnh của triều đại – cũng theo đó thất truyền, mai một.

Nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là nghệ thuật Tuồng Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VNCDLL) tài trợ, thực hiện dự án: “Phục hồi, truyền dạy và xây dựng không gian trưng bày nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế – loại hình nghệ thuật Truyền thống đang có nguy cơ thất truyền cao”. Dự án nhằm tổ chức đào tạo và truyền dạy cho nghệ sỹ, diễn viên nắm bắt, kế thừa trình tự kỹ thuật và cách thức kẻ mặt nạ Tuồng Huế. Khóa truyền dạy sẽ giúp học viên nâng cao kinh nghiệm, tay nghề, bổ sung kiến thức về ý nghĩa đặc trưng của từng họa tiết hoa văn, từng mặt nạ để thể hiện đúng bản chất, thần thái của nhân vật. Sản phẩm của học viên sau khi hoàn thành, sẽ xây dựng thành một không gian trưng bày. Đây vừa là điểm tham quan, vừa là không gian giới thiệu quảng bá nghệ thuật Tuồng, đưa Tuồng đến gần hơn với công chúng, qua đó, tiếp lửa tình yêu nghệ thuật truyền thống cho các thế hệ, tiếp nối gìn giữ và lan tỏa văn hóa Việt Nam nói chung và nghệ thuật Tuồng Huế nói riêng.

Chủ nhiệm dự án
TS. Nguyễn Phước Hải Trung
Tổ chức chủ trì
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Tags

Tiến độ dự kiến
01/11/2023
31/01/2024
Giai đoạn 1

– Đảm bảo sự phân bổ hợp lý về giới tính (đầy đủ nhân vật nam và nữ), độ tuổi (Từ thiếu niên đến trung niên và các vai lão) và sự đa dạng của thể loại nhân vật
– Đảm bảo phương án truyền dạy hợp lý về thời gian và khả năng lĩnh hội của học sinh một cách tốt nhất
– Không gian phù hợp với môi trường diễn xướng của loại hình nghệ thuật vừa mang tính quảng bá cao đến với du khách

Tags