Ngày Khoa học Công nghệ với chủ đề “Đổi mới sáng tạo để kiến tạo tương lai”

GIÁO SƯ VŨ HÀ VĂN: “KHOA HỌC CẦN SỰ CHIA SẺ”.

Giáo sư Vũ Hà Văn (Giáo sư Đại học Yale và Giám đốc Khoa học Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata) đã có những chia sẻ hết sức gần gũi trong lễ khai mạc Ngày Khoa học Công nghệ. Theo Giáo sư Vũ Hà Văn, chương trình Ngày Khoa học Công nghệ là dịp để trao đổi, chia sẻ tri thức, lan toả và truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học công nghệ tới những người trẻ, và cùng nhau tìm ra lời giải cho bài toán cấp bách ngay lúc này: Làm thế nào để khoa học – công nghệ phát huy tối đa vai trò dẫn dắt, đưa xã hội vượt qua đại dịch và ổn định trong giai đoạn bình thường mới.


Bên cạnh đó, Giáo sư Vũ Hà Văn đã chia sẻ quan điểm về đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản: “Việc đầu tư cho khoa học cơ bản là hướng đi bền vững nhất, song song phát triển các sản phẩm công nghệ có tính ứng dụng cao”. Với khoa học cơ bản, có thể chưa có thành tựu ngay lập tức, song đây sẽ là tiền đề quan trọng để tạo nên những đột phá trong tương lai. Chẳng hạn, mọi kết quả đạt được hiện nay: từ việc đẩy nhanh quá trình xét nghiệm virus đến rút ngắn thời gian phát triển vaccine từ vài năm xuống còn hơn một năm, tất cả đều kế thừa từ những nghiên cứu về khoa học phân tử cơ bản. Đối với công nghệ ứng dụng, bên cạnh các sản phẩm, giải pháp giúp con người thích ứng nhanh, linh hoạt và kịp thời trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thì cũng có những sản phẩm thể hiện tầm nhìn xa, nhằm cải thiện đời sống xã hội. Một số ví dụ như ứng dụng AI trong chẩn đoán ảnh y tế, hướng tới sàng lọc sức khỏe dân số trên diện rộng hay những giải pháp của các doanh nghiệp đang hướng tới nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh (như trợ lý ảo, tổng đài tự động).


“Chúng ta đều nhận thức rõ hai hướng đi trên, tuy nhiên, khó khăn lúc này của cộng đồng khoa học – công nghệ Việt Nam là làm sao kết nối nguồn lực, thúc đẩy trao đổi dữ liệu và tri thức, cộng hưởng để cùng nhau kiến tạo những giải pháp hữu ích cho xã hội. Bởi lẽ, chỉ có chia sẻ mới là cách tốt nhất giúp chúng ta khai thác và tận dụng được tối đa nguồn dữ liệu khổng lồ sản sinh từ những hoạt động số hóa. Không có chia sẻ dữ liệu, không có sự hợp lực, con người khó có thể tạo nên bứt phá, đặc biệt đối với những lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng chất xám cao như khoa học – công nghệ. Đây vốn là bài toán lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua, và ngay tại thời điểm này, càng cấp thiết hơn bao giờ hết.” – Giáo sư Vũ Hà Văn khẳng định.


Để khoa học Việt Nam đi được đường dài, Giáo sư Vũ Hà Văn cho biết nhiệm vụ hàng đầu là phải xây dựng được một mạng lưới bền vững kết nối những nhà nghiên cứu, những kỹ sư công nghệ, những bộ óc khoa học tiềm năng. Để đạt được mục tiêu này sẽ cần sự đầu tư bài bản, nghiêm túc, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà nghiên cứu. Song song, cần đẩy mạnh các hoạt động lan tỏa tri thức, truyền cảm hứng cho những người trẻ phát huy năng lực đổi mới sáng tạo. Đây cũng chính là sứ mệnh, phương châm của Quỹ VINIF, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata kể từ khi thành lập, điều này được thực hiện thông qua các dự án đào tạo, tài trợ, kết nối mạng lưới trí thức Việt Nam và thế giới trong gần 3 năm vừa qua.


Giáo sư Vũ Hà Văn tin tưởng rằng, chương trình Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2021 sẽ là một trong những hoạt động ý nghĩa trong công cuộc lan tỏa tri thức, xây dựng văn hóa, tác phong nghiên cứu chuyên nghiệp tại Việt Nam. Đây cũng chính là sức mạnh để thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ Việt – vì một tương lai Việt Nam giàu mạnh, hùng cường.

GS. Vũ Hà Văn phát biểu tại Lễ khai mạc Ngày Khoa học Công nghệ.

Chương trình Ngày Khoa học Công nghệ với chủ đề “Đổi mới sáng tạo để kiến tạo tương lai” được Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đồng tổ chức vào ngày 12/6 vừa qua.


? Để xem lại lễ khai mạc và chuỗi 06 bài giảng đại chúng của chương trình, các bạn truy cập tại các đường Link:


? Lễ khai mạc: https://www.youtube.com/watch?v=axEC9zi1ZpQ


? Bài giảng 1: “Từ khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo: Trường hợp Chùa Một Cột thời Lý năm 1105” của PGS.TS. Trần Trọng Dương: https://www.youtube.com/watch?v=9XRrtVvdSAo


? Bài giảng 2: “Một số bài toán hình học và giản đồ cây trong virus” của PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn: https://www.youtube.com/watch?v=wUolsoguTgA


? Bài giảng 3: “Công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19: Bối cảnh Việt Nam – Thế giới trong sản xuất vắc xin và những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin COVID–19 tại Việt Nam” của TS.BS. Phạm Quang Thái: https://www.youtube.com/watch?v=c8xISa_cFUk


? Bài giảng 4: “Giải mã gen Việt trong kỷ nguyên Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo” của TS. Võ Sỹ Nam: https://www.youtube.com/watch?v=H_MvCrCN_LY


? Bài giảng 5: “Linked Data cho dữ liệu mở trong nông nghiệp nông thôn” của PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh: https://www.youtube.com/watch?v=VXaE2Z2Rswk


? Bài giảng 6: “Thống kê – Chiếc cầu kết nối Toán học với các Khoa học thực nghiệm” của PGS.TS. Hồ Đăng Phúc: https://www.youtube.com/watch?v=znR5r7S6kCw

? Ngoài ra các bạn có thể xem tại các trang mạng xã hội sau:

Fanpage của Viện Toán học: https://www.facebook.com/vientoanhoc

Fanpage của Quỹ VINIF: https://www.facebook.com/vinif.org

Fanpage của Trung tâm Thông tin – Tư liệu (VAST): https://www.facebook.com/bantin.khcn

Youtube Nhà báo Phan Đăng: https://www.youtube.com/watch?v=poQm92nvJMs

Tags:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Có thể bạn quan tâm

Chúc mừng trường đại học VinUni với lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên

​ 8h30 phút ngày 29/6/2024, Lễ tốt nghiệp đầu tiên của Trường Đại học VinUni đã

Hai dự án Khoa học Công nghệ VINIF tài trợ được cấp bằng sáng chế tại Mỹ

1. Dự án của GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng, Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh